Bị nhiệt miệng nên làm gì? Bỏ túi 8 cách cải thiện

Bị nhiệt miệng nên làm gì? Bỏ túi 8 cách cải thiện

Nhiệt miệng là một loại bệnh tự miễn, chưa xác định được nguyên nhân chính xác và có biểu hiện là các vết loét và viêm đỏ trong khoang miệng. Nhiệt miệng sẽ gây đau đớn và khó chịu nghiêm trọng, nhiều trường hợp kéo dài vài tuần khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt. Do đó, bị nhiệt nhiệt nên làm gì thì bạn có thể tham khảo bài viết sau đây. My Auris sẽ giúp bạn biết cách điều trị hiệu quả ngay tại nhà nhé!

Bị nhiệt miệng nên làm gì? Tham khảo các cách thực hiện tại nhà

Thông thường sau khoảng 1 đến 2 tuần, các vết loét do nhiệt miệng sẽ nhanh chóng tự khỏi và không để lại sẹo. Trường hợp nhiệt miệng kéo dài gây khó chịu thì bạn có thể tham khảo và áp dụng cách chữa bị nhiệt miệng nên làm gì dưới đây nhé!

Bị nhiệt miệng nên làm gì? Tham khảo các cách thực hiện tại nhà
Bị nhiệt miệng nên làm gì? Tham khảo các cách thực hiện tại nhà

Sử dụng nước muối

Nước muối tuy không phải cách trị nhiệt miệng trong 1 ngày sẽ thấy được hiệu quả, nhưng nó là cách an toàn và dễ thực hiện, không tốn nhiều chi phí. Nước muối có tính sát khuẩn, an toàn và lành tính. Việc súc miệng với nước muối mỗi ngày sẽ giúp giảm đau rát ở vị trí đang lở miệng, nhanh lành vết loét.

Bạn có thể tự pha nước muối súc miệng ngay tại nhà, bằng cách dùng 5g muối tinh với 230ml nước ấm, sau đó súc miệng trong khoảng 15 đến 30 giây và nhổ ra. Bạn nên súc miệng với nước muối và để nó trôi sâu trong cổ họng nhưng không được nuốt. Nên thực hiện 3 lần mỗi ngày để thấy được hiệu quả cao. 

Sử dụng mật ong 

Mật ong với khả năng kháng khuẩn, chống viêm, chống nhiễm trùng thứ cấp, hỗ trợ các vết nhiệt miệng không còn sưng đỏ hay đau rát. Cụ thể, bạn có thể bôi trực tiếp mật ong lên vết loét miệng với tần suất 4 lần mỗi ngày. Hoặc bạn pha trà nóng, thêm mật ong để uống mỗi ngày, chú ý nên uống từ từ nhé!

Sử dụng sữa chua 

Sử dụng sữa chua 
Sử dụng sữa chua hỗ trợ trị nhiệt miệng

Theo các nghiên cứu, sữa chua có men vi sinh sống lactobacillus- hỗ trợ cân bằng hệ vi khuẩn đường tiêu hóa. Đôi khi tình trạng nhiệt miệng xuất hiện do vi khuẩn HP hay bệnh viêm ruột. Do đó, bạn có thể ăn sữa chua mỗi ngày sau bữa ăn nhằm hỗ trợ cân bằng hệ vi sinh đường ruột, hỗ trợ chữa khỏi nhiệt miệng, bảo vệ dạ dày/

Sử dụng baking soda

Bị nhiệt miệng nên làm gì thì một trong những cách điều trị nhanh khỏi, an toàn chính là súc miệng cùng baking soda. Loại muối này nở ra giúp cân bằng độ pH trong khoang miệng, giúp giảm viêm để vết lở có thể nhanh lành.

Bạn có thể hòa tan khoảng 5g baking soda với 230ml nước. Tiếp đến, súc miệng với dung dịch trên khoảng 15 đến 30 giây và nhổ ra. Mỗi ngày nên thực hiện khoảng 2 đến 3 lần cho đến khi hết tình trạng nhiệt miệng.

Sử dụng dầu dừa 

Dầu dừa với đặc tính kháng khuẩn cao, bởi nó chứa acid lauric tự nhiên. Với các vết lở miệng, bạn có thể dùng dầu dừa để giảm đau, rút ngắn được thời gian lành vết thương. Để thực hiện, bạn nên lấy một lượng dầu dừa nguyên chất vừa đủ, bôi lên vết nhiệt miệng vài lần trong ngày. Cần hạn chế nuốt nước bọt sau khi bôi dầu dừa để nó có thể bao phủ lên vị trí nhiệt miệng.

Sử dụng trà hoa cúc 

Sử dụng trà hoa cúc 
Sử dụng trà hoa cúc – hỗ trợ người dùng thư giãn, giảm đau và lành vết thương hiệu quả

Trà hoa cúc với mùi thơm dễ chịu, có vị ngon, giúp người dùng thư giãn và giảm đau, làm lành vết thương an toàn. Trong loại trà này, nó có chứa levomenol và azulene – hai hoạt chất có khả năng sát trùng và chống viêm một cách hiệu quả.

Bị nhiệt miệng nên làm gì, bạn có thể dùng túi trà hoa cúc để đắp lên vị trí nhiệt miệng trong vài phút. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể pha trà hoa cúc với nước ấm, dùng để súc miệng 3 đến 4 lần mỗi ngày cho đến khi khỏi.

Sử dụng bã chè khô

Hoạt chất tanin có trong lá chè với khả năng điều trị nhiệt miệng được nhanh chóng. Mỗi lần uống trà, bạn có thể giữ lại túi lọc chè để đắp trực tiếp lên vết loét trong khoang miệng. Đây là cách điều trị an toàn, hỗ trợ giảm đau và giảm sưng tấy hiệu quả.

Sử dụng các loại nước súc miệng chuyên dụng 

Dùng nước súc miệng trong nha khoa để hỗ trợ kiểm soát và giảm nhẹ tình trạng viêm, nhiễm trong khoang miệng. Các loại nước súc miệng chuyên dụng sẽ hỗ trợ đẩy nhanh quá trình lành vết thương, ngăn ngừa nhiệt miệng tái phát.

Bạn nên dùng nước súc miệng theo hướng dẫn, dùng 2 đến 3 lần mỗi ngày cho đến khi có thể kiểm soát được tình trạng nhiệt miệng. Bạn cũng cần chú ý không nên dùng nước súc miệng trị lở miệng kéo dài, cần chú ý tuân thủ hướng dẫn từ các bác sĩ.

Cách phòng ngừa tình trạng nhiệt miệng được hiệu quả 

Nhiệt miệng đa phần là lành tính, nó không lây lan và gây sưng viêm kéo dài trong khoang miệng. Tuy nhiên, nếu tình trạng lại kéo dài và tái phát lại nhiều lần, người bệnh sẽ không thể tránh khỏi việc gặp đau đớn và phiền toái trong cuộc sống. Bị nhiệt miệng nên làm gì và để kiểm soát tốt, các chuyên gia cũng gợi ý đến bạn một số cách phòng ngừa được hiệu quả cao.

Cách phòng ngừa tình trạng nhiệt miệng được hiệu quả 
Cách phòng ngừa tình trạng nhiệt miệng hiệu quả được bác sĩ khuyên thực hiện
  • Giảm tổn thương trong khoang miệng bằng cách chọn bàn chải đánh răng có lông mềm, nên ăn chậm nhai kỹ với các loại thức ăn thường ngày, giảm thiểu nguy cơ bạn cắn vào mô mềm trong khoang miệng.
  • Nên bổ sung đủ hàm lượng vitamin và khoáng chất cho cơ thể, đặc biệt là vitamin B, kẽm và sắt,…
  • Hạn chế các thực phẩm gây nóng trong cơ thể như các loại trái cây nóng, đồ ăn nóng, bia, rượu,…
  • Vệ sinh răng miệng thường xuyên hơn bằng cách đánh răng và sử dụng nước súc miệng.
  • Giảm tình trạng căng thẳng, tránh thức khuya,…

Hầu hết tình trạng nhiệt miệng sẽ nhanh chóng tự khỏi và không để lại biến chứng gì. Những mẹo đơn giản trên sẽ hỗ trợ rút ngắn thời gian tự lành thương.; Tuy nhiên, cần chú ý với trường hợp bất thường sẽ cần thăm khám với bác sĩ chuyên môn: Vết loét ngày một lớn, bắt đầu lan rộng hay xuất hiện thêm nhiều vết loét khác trong khoang miệng, sốt, đau đầu, tiêu chảy, phát ban, đau nghiêm trọng,…

Hy vọng với những thông tin này có thể giúp bạn hiểu được bị nhiệt miệng nên làm gì? Các tình trạng có thể áp dụng qua các cách dân gian kể trên. Tuy nhiên, nếu không thuyên giảm, tốt nhất bạn nên thăm khám với bác sĩ chuyên môn để được hỗ trợ. Mục đích giúp bạn tránh các biến chứng không mong muốn và tránh làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bạn vào những lúc nhiệt miệng này.

Yến Nhi

chat zalo
messenger