Bệnh nha chu là gì – 5 điều cần biết về bệnh

Bệnh nha chu là gì

Bệnh nha chu là bệnh lý răng miệng thường gặp, tuy nhiên có nhiều người chủ quan và không điều trị sớm. Hơn nữa, nhiều người còn nhầm lẫn với bệnh viêm nướu. Bệnh nha chu gây nên nhiều ảnh hưởng cho sức khỏe răng miệng, thậm chí là mất răng vĩnh viễn nếu không điều trị kịp thời. Vậy bệnh nha chu là gì, cùng My Auris tìm hiểu chi tiết hơn về bệnh này qua bài viết sau nhé. 

Bệnh nha chu là gì? 

Nha chu là tổ chức xung quanh răng làm nhiệm vụ chống đỡ và lưu giữ cho chân răng ở trong xương. Sở dĩ răng khỏe mạnh, được giữ trong xương hàm là nhờ vào dây chằng, nướu và xương ổ răng. Phần nướu ôm sát lấy răng có tác dụng che chắn ở mô nhạy cảm bên dưới khỏi vi khuẩn xâm nhập và gây hại. 

Bệnh nha chu là tình trạng viêm nhiễm nha chu, ảnh hưởng trực tiếp đến các mô nâng đỡ răng. Từ đó, khiến răng mất liên kết với các tổ chức nâng đỡ này. Vi khuẩn ban đầu xâm nhập vào túi nha chu làm tụt nướu, lộ hẳn chân răng ra ngoài. Theo thời gian, nhiễm trùng ngày càng trở nên nghiêm trọng và mô nướu sẽ bị tổn thương nhiều, răng lung lay, mất răng và ảnh hưởng cả xương ổ răng. 

Bệnh nha chu là gì?
Bệnh nha chu là gì?

Bệnh nha chu mặc dù là bệnh lý răng miệng thường gặp nhưng nhiều người thường chủ quan để tình trạng bệnh kéo dài, tiến triển mà không can thiệp điều trị sớm. Một khi bắt đầu điều trị, bệnh đã nặng và khó kiểm soát, khiến răng yếu đi và dẫn đến mất răng toàn hàm. 

Nguyên nhân gây bệnh nha chu 

Nguyên nhân chính gây ra viêm nha chu là do vệ sinh răng miệng không sạch khiến mảng bám tồn đọng trên răng ngày càng nhiều. Mảng bám răng là những màng sinh học cứng chắc có chứa nhiều vi khuẩn gây hại, gây nên nhiều bệnh lý viêm nhiễm cho sức khỏe răng miệng. Các mảng bám này không được loại bỏ định kỳ sẽ dần dần bị vôi hóa thành cao răng khiến nướu bị viêm nặng rồi chuyển sang viêm nha chu. 

Bên cạnh mảng bám, cao răng là nguyên nhân chính, một số yếu tố nguy cơ cũng khiến tình trạng bệnh viêm nha chu gia tăng: 

  • Thay đổi nội tiết tố khiến nướu bị nhạy cảm, tăng nguy cơ viêm nha chu
  • Một số loại bệnh: ung thư, suy giảm miễn dịch, tiểu đường,… tăng nguy cơ viêm nhiễm, nhất là viêm nha chu
  • Hút thuốc lá 
  • Tác dụng phụ của một số loại thuốc 
  • Tiền sử gia đình mắc bệnh răng miệng. 
bệnh nha chu
Nguyên nhân gây bệnh nha chu

Khi nắm được nguyên nhân gây bệnh, mọi người sẽ biết cách vệ sinh răng miệng tốt hơn, đi lấy cao răng định kỳ để phòng ngừa. Bên cạnh đó, cũng cần thay đổi lối sống, chế độ sinh hoạt lành mạnh để vừa tốt cho sức khỏe cơ thể vừa nâng cao sức khỏe răng miệng.

Dấu hiệu của bệnh nha chu

Bệnh có những dấu hiệu tương tự như những bệnh lý răng miệng khác, nên đôi khi gây nhầm lẫn. Tuy nhiên, ngay khi phát hiện sức khỏe răng miệng có vấn đề, xuất hiện các dấu hiệu sau đây nên đến bác sĩ kiểm tra và thăm khám sớm nhất:  

  • Lợi bị sưng đỏ, thường xuyên chảy máu, thường gặp nhất là khi đánh răng
  • Hơi thở có mùi hôi.
  • Dùng tay ấn vào nướu thấy có mủ chảy ra.
  • Cảm giác bất thường khi ăn nhai 
  • Răng nhạy cảm nhất là khi tiếp xúc với thực phẩm nóng, lạnh
  • Răng bị lung lay nhiều và di lệch ngày càng thưa.
 bệnh nha chu là gì
Dấu hiệu của bệnh nha chu

Bệnh sẽ được chia thành 2 giai đoạn: viêm lợi và viêm nha chu. Ở giai đoạn viêm lợi sẽ dễ điều trị, dễ kiểm soát hơn so với viêm nha chu. Khi bệnh tiến triển viêm nha chu thì vi khuẩn ăn sâu bên dưới lợi như xương, dây chằng nha chu khiến nguy cơ mất răng vĩnh viễn cao. 

Điều trị bệnh nha chu như thế nào?

Bệnh nha chu nếu không được điều trị kịp thời sẽ khiến cho mất răng toàn hàm. Tiếp đến, vi khuẩn tiếp tục xâm nhập vào sâu bên trong các tổ chức khác gây ảnh hưởng đến sức khỏe cơ thể. Do đó, ngay khi xuất hiện triệu chứng, người bệnh nên đến gặp bác sĩ nha khoa thăm khám sớm. 

Tùy vào mức độ của bệnh mà bác sĩ đưa ra các phương pháp điều trị khác nhau: 

Các trường hợp điều trị khẩn cấp 

  • Những trường hợp bị áp xe niêm mạc hoặc nướu sẽ có chỉ định điều trị khẩn cấp. 
  • Những trường hợp có biểu hiện niêm mạc sưng đỏ, đau nhiều, sờ thấy phập phều. Ổ mủ có thể tạm thời khỏi khi bệnh nhân tự dùng kháng sinh chống viêm nhưng bệnh vẫn tồn tại và đi vào trạng thái mạn tính, sau đó vẫn bộc phát cấp tính, tái diễn theo chu kỳ và ngày càng nghiêm trọng. 

Điều trị không phẫu thuật 

  • Chỉnh sửa hay thay thế tất cả những miếng trám và phục hình không đúng kỹ thuật. 
  • Đánh giá và chỉ định các răng cần nhổ. Các răng này không thể giữ được. 
  • Cố định răng nếu như có răng lung lay. 
  • Thực hiện phục hình tạm thời nếu cần
  • Cạo cao răng và xử lý mặt gốc răng 
  • Chấm vào răng các loại thuốc sát khuẩn, chống viêm. 
bệnh nha chu
Điều trị bệnh nha chu như thế nào?

Điều trị phẫu thuật 

Phẫu thuật chỉ được áp dụng khi mà các biện pháp thông thường không mang đến hiệu quả:

  • Phẫu thuật cắt bỏ túi nha chu: làm giảm độ sâu túi nha chu, thuận lợi cho việc vệ sinh, làm sạch mảng bám, vi khuẩn trên răng. 
  • Phẫu thuật tái tạo: xương và mô nha chu bị phá hủy tạo thành túi nha chu xung quanh răng. Các túi này ngày càng sâu và càng chứa nhiều vi khuẩn ảnh hưởng nhiều đến xương và mô nha chu. Điều này khiến răng bị lung lay nhiều. Sau phẫu thuật, một phần xương và mô nha chu có thể tái tạo trở lại. 
  • Phẫu thuật ghép mô mềm: tụt nướu khiến chân răng bị lộ ra ngoài. Phương pháp phẫu thuật này sẽ phục hồi những hư hại và ngăn chặn sự tụt lợi tiếp tục diễn ra. Phẫu thuật có thể tiến hành ở 1 hoặc nhiều răng đem đến sự hài hòa của đường viền lợi và cải thiện tình trạng răng nhạy cảm, ê buốt. 

Điều trị duy trì 

Sau khi áp dụng các phương pháp điều trị và bệnh đã ổn định, người bệnh cần được theo dõi, thăm khám định kỳ và tuân thủ các biện pháp điều trị duy trì để kiểm soát triệu chứng, ngăn ngừa bệnh tái phát. 

Phòng ngừa bệnh nha chu 

Như đã đề cập, việc nắm được nguyên nhân gây bệnh sẽ giúp mọi người tìm được cách phòng ngừa bệnh hiệu quả: 

  • Vệ sinh răng miệng đúng cách, cẩn thận: đánh răng ít nhất 2 lần/ ngày vào buổi sáng và tối. Đánh răng đúng cách, đúng kỹ thuật tránh dùng lực quá mạnh hay sử dụng bàn chải kích thước lớn, lông chải cứng làm tổn thương nướu. Đánh răng kỹ để loại bỏ mảng bám, vụn thức ăn, và vi khuẩn. 
  • Kết hợp sử dụng chỉ nha khoa, nước súc miệng và nước muối để tăng hiệu quả làm sạch khoang miệng, diệt khuẩn, loại bỏ vụn thức ăn, mảng bám ở những nơi mà lông chải không tiếp cận được. 
  • Thăm khám nha khoa, cạo vôi răng định kỳ 
  • Tránh hút thuốc 
  • Nếu có bệnh lý toàn thân, người bệnh nên theo dõi sức khỏe và điều trị bệnh theo phác đồ của bác sĩ để kiểm soát triệu chứng, sự tiến triển ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng. 
bệnh nha chu
Phòng ngừa bệnh nha chu

Hy vọng với những thông tin trong bài viết về bệnh nha chu là gì giúp mọi người hiểu hơn về bệnh này. Từ đó, biết cách chăm sóc, bảo vệ sức khỏe răng miệng ngăn các bệnh lý, biến chứng nguy hiểm xảy ra. Nếu vẫn còn lo lắng, hãy liên hệ ngay nha khoa My Auris để được tư vấn và giải đáp chi tiết hơn nhé.

Anh Thy 

chat zalo
messenger