Vấn đề sức khỏe răng miệng vô cùng quan trọng ngay từ khi còn nhỏ. Nếu không chăm sóc và bảo vệ răng miệng đúng cách sẽ ảnh hưởng đến răng sau này. Đặc biệt, là ở trẻ em rất dễ bị sâu răng do nhiều thói quen ăn uống không tốt và vệ sinh răng không hợp lý. Một trong số đó răng hàm sữa bị sâu là vấn đề thường xảy ra và ảnh hưởng đến mọc răng vĩnh viễn. Do đó, bé bị sâu răng hàm sữa phải làm sao?
Mục Lục
Nguyên nhân bé bị sâu răng hàm sữa
Trong bộ răng sữa của trẻ nhỏ thì răng hàm là răng cứng nhất và nằm sâu bên trong. Đặc biệt là phụ huynh cho rằng răng sữa của trẻ sẽ được thay nên thường chủ quan mà không kiểm tra và quan sát thường xuyên.
Trẻ bị sâu răng hàm sữa bị sâu rất khó phát hiện, phải có những dụng cụ nha khoa và tay nghề của bác sĩ mới có thể phát hiện được sâu ở răng này. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến trẻ bị sâu răng hàm sữa, nhưng chủ yếu do đồ ngọt và chế độ vệ sinh răng miệng ở trẻ.
Đồ ngọt luôn là vị ưa thích của đa số các trẻ nhỏ. Nhưng nếu người lớn không kiểm soát để trẻ tiêu thụ quá nhiều đồ ngọt sẽ không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn tăng nguy cơ sâu răng, kể cả răng hàm.
Lượng đường trong thực phẩm cũng như các phẩm màu sẽ bao bọc lấy răng tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công. Vi khuẩn tiết acid làm mòn men răng dẫn đến hình thành các lỗ sâu màu đen. Khi ăn thức ăn hằng ngày, thức ăn vụn mắc vào càng tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển vì có nguồn dinh dưỡng để sống. Từ đó, có thể làm trẻ thêm đau nhức, khó chịu.
Vì thế phụ huynh nên kiểm soát lượng đồ ngọt cũng như sau khi ăn nên tập cho trẻ thói quen uống nước để súc miệng. Đồng thời, hướng dẫn trẻ đánh răng nhẹ nhàng và đúng cách không chỉ đẩy lùi sâu răng hàm sữa mà còn ngăn ngừa các bệnh lý khác, hạn chế mảng bám trên răng.
Những tác hại khi răng hàm sữa bị sâu ở trẻ
Răng hàm chịu lực nhai, nghiền, cắn thức ăn lớn hơn các răng khác. Nhờ vào răng hàm mà thức ăn mới được nhuyễn trước khi xuống dạ dày để thực hiện chức năng tiêu hóa. Trẻ bị sâu răng hàm sữa sẽ khó khăn trong việc nhai và nghiền thức ăn. Do đó, thức ăn không được nhai kỹ sẽ ảnh hưởng đến tiêu hóa, dễ dẫn đến các bệnh về dạ dày, tiêu hóa, khó tiêu.
Hơn nữa, trẻ bị đau nhức khó chịu thường bỏ bữa, chán ăn, thậm chí sự đau dai dẳng còn ảnh hưởng đến giấc ngủ. Chính vì thế, làm trẻ dễ mắc bệnh, thiếu chất, mệt mỏi,…
Răng sữa mang tính định hướng cho răng vĩnh viễn sau này. Nếu bé bị sâu răng hàm sữa sớm, vi khuẩn phá hoại từ bên trong và kéo dài đến lúc mọc răng vĩnh viễn. Nếu bị sâu nặng và phải nhổ sớm khi chưa đến tuổi thay răng thì nướu ở vị trí đó sẽ bị khô lại, răng hàm vĩnh viễn khó mọc lên được. Trường hợp này xảy ra, răng hàm mới mọc lên có thể chèn lên các răng ở phía trước gây ảnh hưởng tới cấu trúc của cả hàm. Từ đó, dẫn đến răng mọc lệch không chỉ ảnh hưởng đến răng miệng mà còn thẩm mỹ.
Sâu răng nếu không được chữa trị kịp thời, sẽ gây biến chứng viêm tủy, viêm nha chu, hình thành các túi mủ và áp xe răng. Điều này gây viêm nhiễm, nhiễm trùng ảnh hưởng nghiêm trọng với sức khỏe răng miệng.
Điều trị cho bé bị sâu răng hàm sữa
Tùy vào giai đoạn và tình trạng bé sâu răng mà bác sĩ sẽ kiểm tra và đưa ra phương pháp điều trị khác nhau.
Nếu trên răng chỉ mới chớm sâu, chỉ xuất hiện các rãnh màu đen và tình trạng chưa nặng thì bác sĩ sẽ vệ sinh răng sạch sẽ rồi thực hiện trám răng. Phương pháp này giúp ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn tiếp tục phá hủy răng.
Nếu bé bị sâu răng hàm sữa bị sâu nghiêm trọng buộc phải nhổ bỏ răng để điều trị triệt để nhưng ảnh hưởng đến răng mọc vĩnh viễn sau này. Chính vì thế, cha mẹ nên theo dõi và kiểm tra sức khỏe răng miệng của trẻ để có cách ngăn chặn và xử lý khắc phục sớm nhất.
Chăm sóc và vệ sinh răng miệng cho trẻ
Cha mẹ nên quan tâm đến tình trạng răng ở trẻ, hướng dẫn cách trẻ chăm sóc và bảo vệ răng cũng như có dinh dưỡng lành mạnh.
- Hạn chế cho trẻ ăn thức ăn nhiều đường, đồ ngọt, bánh kẹo thường xuyên
- Đánh răng ít nhất 2 lần/ ngày, nhất là buổi tối trước khi ngủ và sáng sau khi thức dậy
- Tập thói quen cho trẻ uống nước sau khi ăn
- Tập thói quen cho trẻ dùng nước muối loãng súc miệng để ngăn ngừa mảng bám, loại bỏ vi khuẩn, nhất là sau khi ăn
- Cho trẻ sử dụng nước hay kem đánh răng có chứa fluoride để dự phòng và hạn chế sâu răng phát triển.
- Bổ sung dinh dưỡng hợp lý cho trẻ, đặc biệt là các thực phẩm giàu canxi giúp răng chắc khỏe.
- Cha mẹ cũng nên đưa trẻ đến bác sĩ để được khám răng định kỳ để kiểm tra và phát hiện sớm nhất nếu có sâu răng hay các vấn đề khác.
Bé bị sâu răng hàm sữa phổ biến, do đó, bài viết giúp các bậc phụ huynh nắm được các thông tin về vấn đề này để có cách khắc phục tốt nhất. Phụ huynh nên kiểm tra và quan sát răng, đặc biệt là cho trẻ đi khám định kỳ để bảo vệ răng miệng tốt nhất, hạn chế các vấn đề, kể cả sâu răng xảy ra ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai và răng vĩnh viễn sau này để trẻ có được hàm răng chắc khỏe, đều đẹp.
Nếu vẫn còn thắc mắc và lo lắng, hãy liên hệ nha khoa My Auris qua hotline để được tư vấn và giải đáp chi tiết nhé.
Anh Thy
Có thể bạn quan tâm:
? Em bé bị sâu răng và những điều cần biết