Bé 8 tháng chưa mọc răng có đáng lo ngại?

Bé 8 tháng chưa mọc răng có đáng lo ngại?

Các bé được cho là đang mọc răng hay gọi là mọc răng sữa khi có dấu hiệu xuất hiện một hay một vài chiếc răng đầu tiên. Thông thường, khi bé được 6 tháng tuổi sẽ bắt đầu mọc những chiếc răng đầu tiên. Do đó, nhiều cha mẹ lo lắng khi con mình là bé 8 tháng chưa mọc răng liệu có sao không. Vậy nguyên nhân nào khiến bé mọc răng muộn, việc này có ảnh hưởng đến sự phát triển của con hay không? Hãy cùng My Auris tìm hiểu các thông tin cần thiết nhé!

Nguyên nhân khiến cho các bé 8 tháng chưa mọc răng 

Những chiếc răng đầu tiên sẽ có vai trò quan trọng không kém gì răng vĩnh viễn. Chúng có khả năng hỗ trợ các bé cắn, nghiền nát đồ ăn. Quá đó các bé sẽ tiêu hóa, hấp thụ dinh dưỡng từ thức ăn được dễ dàng hơn. Đặc biệt, răng sữa còn giúp cho răng vĩnh viễn mọc đúng vị trí và hỗ trợ bé học nói, phát âm. Từ những lợi ích này, nhiều phụ huynh thấy con mình là bé 8 tháng chưa mọc răng và phát sinh nhiều suy nghĩ lo lắng.

Nguyên nhân khiến cho các bé 8 tháng chưa mọc răng 
Nguyên nhân khiến cho các bé 8 tháng chưa mọc răng

Chậm mọc răng là tình trạng mọc răng sữa chậm hơn cột mốc trung bình của các bé. Thông thường, bé 6 tháng tuổi sẽ bắt đầu độ tuổi mọc những chiếc răng đầu tiên. Do đó, sẽ có một số yếu tố khiến bé đã 8 tháng tuổi chưa mọc răng:

  • Trong gia đình có người thân mọc răng chậm, em bé cũng có thể thừa hưởng gen này.
  • Bé bị nhiễm khuẩn khoang miệng – Nguyên nhân làm cho răng sữa mọc chậm.
  • Bé bị còi xương, suy dinh dưỡng và chậm lớn, thiếu vitamin D và canxi cùng với những dưỡng chất thiết yếu khác.
  • Bé được bổ sung dinh dưỡng với chế độ chưa hợp lý, dẫn đến thiếu chất.
  • Bé ăn dặm muộn nên phản xạ nhai nuốt không được kích thích.

8 tháng chưa mọc răng thì có sao không?

Thực tế, những chiếc răng đã hình thành ngay từ giai đoạn phôi thai, chúng sẽ nằm trong xương hàm của các bé. Sau khi chào đời được một khoảng thời gian, răng sữa mới chính thức lộ diện. Trung bình, các bé thường cần từ 2 đến 3 năm để mọc đầy đủ 20 chiếc răng sữa. Thời điểm bé 8 tháng chưa mọc răng, việc này được xác định là sớm hay muộn sẽ được tuân theo một trình tự sau:

8 tháng chưa mọc răng thì có sao không?
8 tháng chưa mọc răng thì có sao không?
Thời điểm mọc răng  Số lượng
6 đến 10 tháng tuổi  2 răng cửa
8 đến 12 tháng tuổi 2 chiếc răng cửa tiếp theo 
9 đến 13 tháng tuổi 2 chiếc răng cửa bên hàm trên 
10 đến 16 tháng tuổi 2 chiếc răng cửa bên hàm dưới
13 đến 19 tháng tuổi 2 chiếc răng hàm 
14 đến 18 tháng tuổi 2 răng hàm dưới
16 đến 22 tháng tuổi  2 răng nanh hàm trên
17 đến 23 tháng tuổi 2 răng nanh hàm dưới
25 đến 33 tháng tuổi  2 chiếc răng hàm trên cuối cùng 

Như vậy, theo trình tự, bé 8 tháng tuổi chưa mọc răng không được xác định là quá muộn. Một số bé mọc răng từ sớm, khoảng 4 đến 5 tháng tuổi. Các bé có thể mọc răng muộn hơn so với dự kiến, từ khoảng 8 đến 9 tháng tuổi. Thậm chí, bé 1 tuổi mới mọc chiếc răng đầu tiên.

Về cơ bản, răng mọc sớm hay muộn không phải vấn đề đáng lo, miễn bé vẫn trong trạng thái phát triển tốt về thể chất lẫn tinh thần. Điều quan trọng là cha mẹ phải có sự theo dõi đến các biểu hiện bất thường khác đi kèm. Khi đó mới xác định chính xác bé mọc răng lúc 8 tháng thì có sao không.

Khi nào nên cho bé mọc răng muộn đến thăm khám bác sĩ?

Khi nào nên cho bé mọc răng muộn đến thăm khám bác sĩ?
Khi nào nên cho bé mọc răng muộn đến thăm khám bác sĩ?

Trước kết, cha mẹ cần xác định bé 8 tháng chưa mọc răng hay các bé lớn tháng hơn có phải do di truyền hay không. Nếu không ai trong nhà bị chậm mọc răng, cha mẹ nên theo dõi một số dấu hiệu khác như mức độ tăng cân, ăn uống, giấc ngủ của bé có bị ảnh hưởng gì không.

Nhiều cha mẹ coi việc mọc răng chậm của con là biểu hiện của sự thông minh. Nhưng thực tế chưa có bằng chứng khoa học nào chứng minh. Hơn nữa, nếu bé 8 tháng tuổi chưa mọc răng có thể đi kèm với biểu hiện phát triển không bình thường như chậm phát triển chiều cao, cân nặng không răng, lười ăn, suy dinh dưỡng, quấy khóc, còi xương,… ;thì bạn cần cho chon thăm khám bác sĩ sớm.

Lúc này, bé được bác sĩ thăm khám và xác định chính xác nguyên nhân, điển hình như thiếu chất, suy giảm,… từ đó bé được điều trị kịp thời.

Bé 8 tháng chưa mọc răng nên bổ sung chất gì?

Tuy là bé 8 tháng chưa mọc răng không phải vấn đề quá nguy hiểm, nhưng không vì vậy mà cha mẹ lơ là. Để hỗ trợ tốt cho các bé trong giai đoạn mọc răng, vấn đề dinh dưỡng cần được cha mẹ đặt lên hàng đầu. Dưới đây sẽ có một số chất cần được bổ sung cho bé trong giai đoạn mọc răng.

Bé 8 tháng chưa mọc răng nên bổ sung chất gì?
Bé 8 tháng chưa mọc răng nên bổ sung chất gì?
  • Thực phẩm giàu canxi: Đây là dưỡng chất có vai trò quan trọng đối với việc hình thành cấu trúc xương, răng cho bé. Bé 8 tháng đã ăn dặm, nhưng mẹ vẫn cần duy trì cho bé bú sữa. Đồng thời bổ sung thêm các thực phẩm như sữa chua, váng sữa, cá, tôm, cua, rau màu xanh đậm,…
  • Thực phẩm có hàm lượng vitamin D: Đây là chất vận chuyển giúp đưa canxi, photpho đến vị trí “đích”. Do đó, khi bổ sung canxi, mẹ đừng quên bổ sung thêm vitamin D. Tốt nhất mẹ nên chọn những sản phẩm bổ sung đồng thời cả hai dưỡng chất, giúp bé hấp thụ tốt hơn. 
  • Thực phẩm giàu photpho: Ngoài canxi, photpho cũng là dinh dưỡng cần cho xương và răng. Nó có nhiều trong các thực phẩm tự nhiên, do đó cha mẹ cũng cần đảm bảo thực đơn mỗi ngày của bé phong phú, đa dạng và có thể cung cấp được lượng photpho cần thiết.
  • Thực phẩm giàu magie: Magie giúp cơ thể hấp thu vitamin D và trao đổi canxi. Do đó, ở những bé 8 tháng chưa mọc răng, cha mẹ nên cho con bổ sung thực phẩm giàu magie như các loại hạt, đậu đỗ, ghẹ, cua, bề bề, rau xanh,…
  • Thực phẩm giàu vitamin C: Nếu thiếu vitamin C các bé có nguy cơ mắc bệnh về răng, viêm loét nướu, chảy máu chân răng, sún răng,… Do đó, bé đang trong độ tuổi mọc răng nên ăn nhiều thực phẩm có chứa vitamin C như bưởi, chanh, cam, cà chua, súp lơ,…

Tóm lại, các bé 8 tháng chưa mọc răng không phải là vấn đề quá lo ngại. Do đó cha mẹ không nên quá lo lắng, nhưng cũng đừng chủ quan. Bạn cần chú ý nhiều hơn đến vấn đề dinh dưỡng của con trong độ tuổi này, giúp bé phát triển khỏe mạnh, toàn diện, hạn chế ốm vặt. Tham khảo thêm ý kiến với bác sĩ để được hỗ trợ tư vấn dinh dưỡng, thiết kế thực đơn dinh dưỡng phù hợp với thể trạng của bé nhé!

Yến Nhi

chat zalo
messenger