Thời gian mang thai khá nhạy cảm bởi sức khỏe mẹ bầu không như người bình thường. Chỉ cần những ảnh hưởng dù nhỏ nhất cũng có thể ảnh hưởng đến thai nhi. Do đó, một số mẹ bầu bị tiêu chảy khi mang thai vô cùng lo lắng. Để hiểu hơn về tình trạng bà bầu bị tiêu chảy, hãy cùng My Auris tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé.
Mục Lục
Nguyên nhân bà bầu bị tiêu chảy
Tiêu chảy khi mang thai nghĩa là bà bầu có dấu hiệu đi ngoài phân lỏng 3 lần trở lên/ ngày. Tiêu chảy có thể xảy ra ở bất kỳ giai đoạn nào của thai kỳ và có nhiều nguyên nhân khiến bà bầu bị tiêu chảy.
Nguyên nhân phổ biến nhất là do chế độ ăn uống hằng ngày không đảm bảo vệ sinh. Ở giai đoạn thai kỳ, sức đề kháng và hệ miễn dịch của người phụ nữ thường yếu hơn bình thường, do đó khi ăn uống không hợp vệ sinh rất dễ khiến cho vi khuẩn, virus tấn công hệ tiêu hóa dẫn đến tiêu chảy.
Không chỉ vậy, bà bầu bị tiêu chảy còn do một số nguyên nhân khác như:
- Dị ứng, nhạy cảm với thức ăn khi ăn phải thức ăn gây kích ứng đường ruột, thức ăn lạ. Tình trạng này khiến mẹ bầu bị đầy hơi, chướng bụng, tiêu chảy.
- Do thay đổi khẩu phần ăn khiến hệ tiêu hóa của bà bầu không kịp thích nghi.
- Thay đổi hormone trong thai kỳ cũng ảnh hưởng đến hoạt động của hệ tiêu hóa, thường gặp nhất là bà bầu bị tiêu chảy hoặc táo bón.
- Bà bầu sử dụng quá nhiều thực phẩm chức năng, bổ sung quá nhiều vitamin và khoáng chất,… khiến cho hệ tiêu hóa bị quá tải và rối loạn gây nên tiêu chảy.
- Một số mẹ bầu cũng có khả năng mắc các bệnh lý đường tiêu hóa trước đó như: hội chứng ruột kích thích, bệnh crohn, celiac, viêm loét đại trực tràng chảy máu,…
- Một số mẹ bầu thường bị tiêu chảy ở 3 tháng cuối thai kỳ do việc cơ thể có những thay đổi chuẩn bị cho sinh nở.
Bà bầu bị tiêu chảy có ảnh hưởng sức khỏe không?
Mang thai bị tiêu chảy diễn ra vài ngày, có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé từ cấp độ nhẹ đến nặng. Và cùng tùy vào nguyên nhân mà tiêu chảy khi mang thai sẽ có những biểu hiện khác nhau.
- Mẹ bầu tiêu chảy nặng, bị đau bụng quanh rốn, âm ỉ. Đôi khi cơn đau dữ dội, kéo dài và kèm nôn mửa. Với tình trạng này sẽ gây kích thích tử cung co bóp làm ảnh hưởng đến thai nhi. Bên cạnh đó, sức khỏe của mẹ cũng giảm sút.
- Nôn mửa: thường gặp trong các trường hợp bị tiêu chảy do tả hoặc Rotavirus. Bà bầu bị nôn nhiều kèm với đi ngoài phân lỏng nhiều lần. Điều này khiến cho thai phụ mệt mỏi nhiều, mất sức, mất nước và điện giải. Nếu như không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến tình trạng sốc, mất nước, gây nguy hiểm cho cả mẹ và em bé trong bụng.
Vậy nên, bà bầu bị tiêu chảy không những ảnh hưởng sức khỏe của mẹ mà còn có những tác động xấu đến sự phát triển của thai nhi. Nếu như mẹ mệt mỏi, ăn uống kém, mất nước, suy kiệt,… khiến thai nhi bị suy dinh dưỡng, chậm phát triển, nguy hiểm hơn là thai chết lưu trong bụng mẹ.
Vì vậy, khi mẹ bầu bị tiêu chảy cần phải đến bệnh viện để được bác sĩ xem xét tình trạng mà có biện pháp xử lý kịp thời. Nếu cấp cứu càng muộn, phải sử dụng nhiều thuốc, có thể phải sử dụng kháng sinh đặc trị sẽ không tốt cho sức khỏe thai nhi. Do đó, các mẹ bầu không nên chủ quan.
Chăm sóc bà bầu bị tiêu chảy như thế nào?
Khi bà bầu bị tiêu chảy, cần theo dõi và điều trị sớm là điều cực kỳ quan trọng nhằm tránh các biến chứng đáng tiếc xảy ra. Phần lớn các trường hợp tiêu chảy khi mang thai phần lớn là tự khỏi. Tuy nhiên, với một số trường hợp bị tiêu chảy do nhiễm khuẩn, nhiễm virus hay ký sinh trùng,… thì mẹ bầu cần bổ sung đầy đủ nước và điện giải để sớm khắc phục tình trạng.
Các mẹ nên thăm khám để được bác sĩ tìm ra nguyên nhân và có phương pháp điều trị phù hợp. Bởi đôi khi sử dụng các phương pháp điều trị thông thường không hiệu quả. Hơn nữa, thời gian mang thai cũng hạn chế tự ý dùng thuốc nên cần đến bác sĩ.
Bên cạnh việc điều trị của bác sĩ, các mẹ cũng nên điều chỉnh chế độ ăn uống, nghỉ ngơi để chấm dứt tình trạng, khôi phục sức khỏe tốt nhất. Cụ thể như sau:
Mẹ bầu bị tiêu chảy nên ăn gì?
Dinh dưỡng cho bà bầu quan trọng bởi còn ảnh hưởng đến thai nhi. Do đó, các mẹ nên chú ý bổ sung:
- Uống đủ nước: khi bị tiêu chảy sẽ khiến cơ thể bị mất nước rất nhanh. Do đó, bên cạnh nước lọc, các mẹ còn nên bổ sung chất điện giải, nước ép trái cây để nhanh chóng bù lại năng lượng đã mất. Các mẹ ưu tiên dùng hoa quả tươi và uống liền sau khi ép, tránh dùng nước đóng chai, nước ngọt có gas,…
- Thực hiện ăn chín, uống sôi: các thực phẩm cho bà bầu nên lựa chọn các nguyên liệu tươi, chất lượng và đảm bảo sơ chế kỹ, nấu chín, đảm bảo vệ sinh. Không nên cho các mẹ ăn các loại thức ăn sống như gỏi, thịt tái, tiết canh. Trong thời gian tiêu chảy và cả quá trình mang thai, các mẹ cũng nên hạn chế ăn hàng quán bên ngoài để hạn chế tối đa nhiễm khuẩn, virus.
- Các mẹ nên tránh các thực phẩm dễ gây dị ứng, tiêu chảy; thực phẩm béo, cay, sữa (đặc biệt là những người không dung nạp lactose).
- Nên bổ sung các thực phẩm dễ tiêu hóa: cháp, súp, bánh mì nướng, bột yến mạch, các loại rau củ quả nấu chín. Bên cạnh đó, các mẹ nên bổ sung sữa chua để cung cấp lợi khuẩn cho hệ tiêu hóa.
Tiêu chảy khi mang thai uống thuốc gì?
Nếu như bị tiêu chảy ở cấp độ nhẹ, mẹ bầu có thể tự khỏi mà không cần dùng đến thuốc. Tuy nhiên, nếu nặng hơn, kèm đau bụng nhiều, các mẹ cần tham khảo ý kiến bác sĩ để sử dụng thuốc đúng cách. Thời gian mang thai, các mẹ không nên tự ý uống thuốc bởi có thể gây nguy hiểm cho mẹ và em bé trong bụng.
Bà bầu bị tiêu chảy nên làm gì?
Khi bị tiêu chảy, các mẹ bầu thường mất sức và mệt mỏi. Chưa kể, nhiều mẹ bị mất ngủ, thiếu ngủ do đau bụng và đi tiêu nhiều lần vào ban đêm. Do đó, các mẹ nên dành thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn, tránh đi lại nhiều. Các mẹ nên thư giãn bằng việc đọc sách, nghe nhạc, hạn chế sử dụng các thiết bị điện tử như điện thoại, máy tính,…
Mong rằng với những thông tin trong bài viết về bà bầu bị tiêu chảy giúp mọi người hơn về tình trạng này. Sức khỏe của bà bầu nhạy cảm, yếu hơn bình thường, do đó, dù bất cứ tình trạng này cũng nên theo dõi và cảnh giác. Từ đó, có những biện pháp xử lý và can thiệp kịp thời để không ảnh hưởng sức khỏe mẹ và bé.
Anh Thy