Vải cũng là một trong những loại trái cây nhiệt đới có hương thơm dịu và vị ngọt đặc trưng. Vì thế, loại quả này rất được yêu thích dù người lớn hay trẻ nhỏ. Vậy ăn vải nhiều có tốt không? Để hiểu hơn về loại quả này cũng như giải đáp thắc mắc, hãy cùng My Auris theo dõi bài viết sau đây nhé.
Mục Lục
Hiểu hơn về quả vải
Quả vải còn được biết đến với các tên gọi như vải thiều, Lệ Chi, quả tu hú. Loại quả này được trồng và tìm thấy nhiều ở tỉnh Bắc Giang của Việt Nam. Mùa vải thường kéo dài trong hơn 1 tháng, thường bắt đầu vào giữa tháng 5 đến giữa tháng hay đầu tháng 7. Và từ giữa tháng 6 đến đầu tháng 7 chính là thời điểm thu hoạch vải.
Quả vải có màu đỏ, lớp vỏ sần sùi bên ngoài và dễ bóc tách. Bên trong là lớp thịt trắng, vị ngọt đậm, hương thơm dịu và thịt quả rất giòn, mọng nước. Tách hết lớp thịt quả thì đến hạ vải có màu nâu đen, kích thước vừa và nhỏ.
Quả vải được sử dụng làm thực phẩm rất nhiều, có thể ăn tươi hay dùng thịt quả nấu chè, làm bánh, làm kem, pha nước uống,… Bên cạnh đó, quả vải còn được sấy khô hay làm vải đóng hộp. Có thể nói đây là loại quả rất được yêu thích và mang đến giá trị kinh tế cao.
Ăn vải nhiều có tốt không?
Như đã đề cập, quả vải thơm dịu, ngọt đậm, thịt giòn mọng nước rất được ưa chuộng dù ở người lớn hay trẻ nhỏ. Vì thế, khi ăn loại quả này, người ta ăn rất nhiều có thể nói là “nghiện” ăn vải. Song, có không ít ý kiến, lời khuyên về việc không nên ăn vải quá nhiều.
Vậy ăn vải nhiều có tốt không?
Theo các bác sĩ cả hiện đại và Đông y cho biết, quả vải giàu chất dinh dưỡng nhưng không nên ăn quá nhiều. Bởi loại quả này thuộc tính dương (nóng), nếu ăn quá nhiều sẽ khiến cơ thể bị nóng trong. Từ đó, có thể làm khô môi, mụn nhọt, đau họng, lở loét miệng, thậm chí gây chảy máu cam ở một số người.
Bên cạnh đó, việc ăn quá nhiều vải cũng tạo áp lực, gánh nặng cho dạ dày, tiêu hóa. Lúc này, có thể bị chướng bụng, đầy hơi, buồn nôn,…
Dinh dưỡng và lợi ích của quả vải
Quả vải chủ yếu là nước với 82% và carbs là 16.5%. Trong 100g vải thiều tươi giàu các chất dinh dưỡng Calo: 66; Carbs: 16.5 gam; Chất đạm: 0.8 gam; Đường: 15.2 gam; Chất béo: 0.4 gam; Chất xơ: 1.3 gam.
Không những vậy, trong vải còn chứa nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể, bao gồm:
- Vitamin C: đây là loại vitamin dồi dào nhất trong quả vải. Ước tính, trong 1 quả vải sẽ cung cấp khoảng 9% lượng khuyến nghị hàng ngày (RDI) cho vitamin C.
- Kali: lượng kali trong vải cũng dồi dào mang đến hiệu quả cho sức khỏe tim mạch.
- Đồng: Vải cũng cung cấp nguồn đồng tuyệt vời cho cơ thể.
Ngoài ra, quả vải còn cung cấp vitamin nhóm B, C, E, K, beta carotene, chất chống oxy hóa epicatechin và rutin. Các chất chống oxy hóa này góp phần bảo vệ cơ thể khỏi sự tấn công của các gốc tự do, kháng viêm, tăng cường sức đề kháng, hệ miễn dịch. Hơn nữa, các chất trong quả vải còn kiểm soát huyết áp, cải thiện chức năng gan và giảm nguy cơ đột quỵ.
Các chất chống oxy hóa trong quả vải khác nhau. Thực tế cho thấy, hàm lượng polyphenol trong quả vải có tỷ lệ cao hơn so với một số trái cây thông thường khác.
Vì thế, bổ sung vải đúng cách, không chỉ thỏa mãn sở thích ăn uống mà còn cung cấp dưỡng chất và đem đến nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Các đối tượng hạn chế ăn vải
Song song với vấn đề ăn vải nhiều có tốt không thì không chỉ người có sức khỏe tốt mà những người có cơ địa sau đây cũng nên hạn chế để tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
Người mắc bệnh tiểu đường
Trong cùi quả vải có chứa nhiều đường glucoza, nếu ăn vải tươi lượng lớn cùng lúc có thể khiến lượng đường glucoza vào máu vượt quá khả năng hấp thu và chuyển hóa của gan. Lúc này, đường huyết trong cơ thể người tiểu đường có thể tăng nhanh và đột biến, không tốt cho sức khỏe. Thậm chí, có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm.
Người có cơ địa dị ứng
Vải có thể gây dị ứng, vì vậy nếu ăn quá nhiều vải có thể gây rối loạn chuyển hóa đường trong cơ thể và phát sinh các triệu chứng dị ứng như phù nề da, suy hô hấp, đau đầu, khó thở, chóng mặt, tiêu chảy, buồn nôn.
Người bị sốt hay đang có nhiều mụn nhọt
Như đã đề cập, vải là loại quả có tính nóng nên khi ăn nhiều sẽ gây ra tình trạng nóng trong dẫn đến khô môi, nhiệt miệng, mụn nhọt,… Không những vậy, lượng đường trong quả vải cao khi đi vào cơ thể cũng khiến gia tăng rôm sảy, mụn nhọt, thậm chí gây ra tiêu chảy, đau đầu, chóng mặt,…
Ngoài ra, những người có các bệnh dễ nhiễm cảm, người mắc bệnh có đờm, thủy đậu, lẹo mắt,… cũng nên hạn chế ăn vải.
Phụ nữ có thai
Phụ nữ có thai có nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ cao nếu có chế độ ăn uống không khoa học, đặc biệt là những người có tiền sử đái tháo đường hay thừa cân, béo phì. Lượng đường trong vải khá cao nên các mẹ mang thai cần chú ý và hạn chế bổ sung.
Phụ nữ trước và trong chu kỳ kinh nguyệt
Trong một vài ngày trước khi diễn ra chu kỳ kinh nguyệt, các chị em nên hạn chế ăn vải.
Trẻ em
Hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ còn yếu nên khi cho trẻ ăn trái cây nên ăn với số lượng vừa phải. Đặc biệt các quả ngọt như vải, trẻ con thường rất thích nên cha mẹ cần kiểm soát số lượng trẻ em.
Trẻ em ăn quá nhiều vải sẽ gây rối loạn trong quá trình chuyển hóa đường, gây nóng trong, khó tiêu, nổi nhiều rôm sảy và thậm chí là sốt cao.
Những lưu ý khi ăn vải
Để ăn vải tốt cho sức khỏe, không gây nóng trong, mọi người cần chú ý một số điều sau đây:
- Người bình thường chỉ nên ăn 5-10 quả vải/ ngày.
- Đối với phụ nữ có thai, trẻ em chỉ nên ăn 3-4 quả/lần.
- Chỉ ăn quả vải đã chín đủ, không ăn vải còn xanh hoặc nhai, cắn hạt vải khi ăn.
- Lớp màng trắng của quả vải không chứa bất cứ chất dinh dưỡng nào. Và lớp màng này thường được bóc vỏ chừa lại cho vui chứ không mang đến công dụng nào. Tuy nhiên, nếu sau khi bóc, lớp màng này vẫn sót lại, và lỡ ăn phải chúng thì không gây ảnh hưởng sức khỏe, chỉ phần nào làm mất vị thơm ngon của quả vải với vị chát, ngang.
- Nên ăn vải tươi hơn vải đóng hộp, ép vải vì các thực phẩm này thiếu chất xơ, nhiều đường và calo hơn vải tươi.
- Chọn vải tươi, nên ăn đúng mùa vải không ăn vải dập thối hay nhúng thuốc
- Trước khi ăn nên rửa sạch quả vải bằng nước muối loãng
- Không nên ăn vải khi đang đói
- Không nên ăn lượng lớn quả vải cùng lúc
Hy vọng với những thông tin trong bài viết về ăn vải nhiều có tốt không giúp mọi người hiểu hơn về loại quả này cũng như có thêm nhiều kiến thức và kinh nghiệm. Từ đó, lựa chọn vải ngon và có chế độ bổ sung phù hợp đảm bảo sức khỏe.
Anh Thy