Ăn không tiêu phải làm sao? Cách phòng ngừa hiệu quả

ăn không tiêu phải làm sao

Ăn không tiêu hay còn gọi là chứng khó tiêu (dyspepsia) là một trong những triệu chứng thường gặp của nhiều bệnh lý và có cơ chế phức tạp. Tuy vậy, triệu chứng gặp phải trường hợp này ở mỗi người không giống nhau. Để cải thiện tình trạng này, người bệnh cần phải thay đổi lối sống và dùng thuốc. Vậy ăn không tiêu phải làm sao cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây nhé!

Nguyên nhân xuất hiện triệu chứng ăn không tiêu 

Triệu chứng khó tiêu là khi tình trạng đau và khó chịu ở vùng bụng, thường xảy ra sau khi ăn, do quá trình tiêu hóa ở dạ dày gặp vấn đề. Trong một số trường hợp nghiêm trọng, tình trạng này có thể là dấu hiệu cảnh báo về bệnh lý tiêu hóa tiềm ẩn và cần phải điều trị kịp thời.

Hơn thế nữa, triệu chứng khó tiêu thường xuất hiện trong vài phút đến vài giờ sau khi ăn. Thực tế, dạ dày cần khoảng 3 – 5 giờ để tiêu hóa hoàn toàn thực phẩm tiêu thụ, sau đó mới di chuyển xuống ruột. Trong khi đó, tuyến tụy và túi mật sẽ gửi dịch và enzym đến dạ dày để hỗ trợ hoạt động này. Đây là nơi thường xuyên xảy ra các triệu chứng khó tiêu.

ăn không tiêu phải làm sao
Dấu hiệu ăn không tiêu là cảm giác đau và tức vùng bụng

Theo khảo sát đánh giá về ăn không tiêu, khoảng 20 -25% bệnh nhân mắc chứng khó tiêu có nguyên nhân thực tế. Trong khi đó, 75 – 80% bệnh nhân mắc chứng khó tiêu chức năng. Cụ thể các nguyên nhân gây ra tình trạng khó tiêu như: loét dạ dày tá tràng, bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD); viêm dạ dày do Helicobacter pylori (H.pylori – HP); đau do mật;….

Và một số nguyên nhân khác có thể dẫn đến tình trạng khó tiêu bao gồm:

  • Ăn quá nhiều hoặc quá nhanh: Đây là một trong những thói quen xấu làm tăng áp lực cho dạ dày, khiến axit dễ thoát ra ngoài hơn.
  • Dung nạp quá nhiều chất béo: Hàm lượng chất béo cao sẽ kích thích sản sinh axit và enzym, đồng thời gây kích ứng các mô trong đường tiêu hóa;
  • Không dung nạp thực phẩm: Triệu chứng khó tiêu có thể khi ăn nhầm một số loại thực phẩm mà cơ thể khó dung nạp;
  • Hút thuốc và uống rượu: Các chất có hại trong thuốc lá và rượu sẽ gây kích ứng viêm mạc đường tiêu hóa, dẫn đến viêm.
  • Căng thẳng và lo lắng kéo dài: Đường tiêu hóa có liên hệ mật thiết với bộ não thông qua các dây thần kinh, do đó có tâm lý căng thẳng và lo lắng cũng dẫn đến chứng ăn không tiêu.

Phương pháp chẩn đoán ăn không tiêu 

Khi xuất hiện triệu chứng ăn không tiêu, điều đầu tiên bệnh nhân cần phải tập trung vào việc cải thiện và ổn định chức năng của hệ tiêu hóa bằng các thực phẩm giàu dinh dưỡng. Trường hợp này thường được áp dụng cho những trường hợp nhẹ và người bệnh không có triệu chứng nghiêm trọng.

Ngược lại, nếu triệu chứng kéo dài hơn 3 ngày và không có dấu hiệu thuyên giảm, bệnh nhân cần phải đến bác sĩ thăm khám và tìm phương pháp điều trị phù hợp. Hơn nữa, tùy vào đối tượng của bệnh nhân, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị dựa trên bệnh lý.

ăn không tiêu phải làm sao
Những trường hợp ăn không tiêu do bệnh lý sẽ được điều trị bằng thuốc

Bệnh nhân từ 60 tuổi trở lên 

Lúc này, bác sĩ sẽ chỉ định nội soi dạ dày để đánh giá tình trạng khó tiêu, trong quá trình nội soi có thể làm test nhanh Urease để tìm vi khuẩn H.pylori. H.pylori (HP) là xoắn khuẩn có roi gram – âm, được tìm thấy trong và bên dưới lớp niêm mạc của thượng bì dạ dày và có thể tồn tại tại môi trường acid dạ dày. Trường hợp nếu bệnh nhân bị nhiễm H.pylori, thường được chỉ định điều trị diệt vi khuẩn này. Ngược lại, nếu kết quả soi dạ dày và các xét nghiệm bình thường, có thể kết luận chứng khó tiêu do chức năng.

Đối với bệnh nhân dưới 60 tuổi 

Các bệnh nhân khó tiêu cần phải tìm và diệt H.pylori. Trường hợp, người bệnh có chứng khó tiêu mà H.pylori âm tính hoặc vẫn còn nhiều triệu chứng khó tiêu sau khi đã diệt trừ H.pylori thì sẽ điều trị bằng thuốc PPI (ức chế bơm proton). Sau khoảng 8 tuần điều trị PPI, nếu tình trạng bệnh không cải thiện, sẽ có phác đồ điều trị khác phù hợp tình trạng bệnh hiện tại. Hơn nữa, ở độ tuổi này sẽ được chỉ định nội soi dạ dày khi có một trong những dấu hiệu dưới đây:

  • Giảm cân rõ rệt và bất thường 
  • Khó nuốt, nuốt đau hoặc tình trạng nôn kéo dài;
  • Cảm nhận khi sờ thấy khối hoặc hạch 
  • Thiếu máu mà không rõ nguyên nhân;
  • ….

Ăn không tiêu phải làm sao? Cách phòng ngừa hiệu quả 

Sử dụng thuốc để điều trị 

  • Thuốc kháng axit không kê đơn (OTC): Thuốc kháng axit có tác dụng trung hòa axit trong dạ dày và tránh gây kích ứng các mô. Tuy nhiên, người bệnh không nên dùng thường xuyên.
  • Thuốc chẹn H2: Nhóm thuốc này có tác dụng làm giảm axit bằng cách ức chế cơ thể sản xuất histamine. Ngoài ra có thể dùng thường xuyên hơn thuốc kháng axit không kê đơn nhưng tác dụng không kéo dài;
  • Thuốc ức chế bơm proton (PPI): Thuốc ức chế bơm proton có khả năng ngăn chặn sản xuất axit mạnh hơn đồng thời thúc đẩy quá trình chữa lành các mô một cách hiệu quả. Loại thuốc này thường được kê toa khi triệu chứng khó tiêu tương đối nghiêm trọng, và có dấu hiệu tổn thương mô hoặc viêm loét trong đường tiêu hóa.
ăn không tiêu phải làm sao
Ăn uống lành mạnh và nghỉ ngơi hợp lý

Thay đổi chế độ sinh hoạt lành mạnh hơn

Những thói quen sinh hoạt lành mạnh sẽ giúp cho cơ thể bảo vệ một cách toàn diện, bao gồm hệ tiêu hóa. Nên tập thể dục hằng ngày để tăng sức đề kháng và kết hợp chế độ ăn uống điều độ. Ngoài ra, bạn cần phải xây dựng chế độ ngủ nghỉ hợp lý sẽ giúp bạn có một sức khỏe tốt và hạn chế tối đa mắc bệnh.

Song, để duy trì hệ tiêu hóa tốt, cũng như điều trị ăn không tiêu mức độ nhẹ, bạn có thể thay đổi thói quen ăn uống có lợi cho tiêu hóa, đồng thời tăng khả năng hấp thụ dinh dưỡng. Bao gồm:

  • Chi nhỏ các bữa ăn, không nên ăn quá no;
  • Hạn chế ăn các thực phẩm đóng hộp hoặc chế biến sẵn;
  • Không sử dụng quá nhiều nước ngọt có gas;
  • Hạn chế hút thuốc lá và lạm dụng rượu bia quá nhiều;
  • Tránh vận động mạnh sau khi vừa ăn no xong.

Chế độ dinh dưỡng khoa học 

Một chế độ dinh dưỡng là chế độ dinh dưỡng tham gia đầy đủ các nhóm chất đa lượng gồm tinh bột, chất béo và đạm. Bên cạnh đó, ngoài việc bổ sung các chất vi lượng như vitamin và khoáng chất trong mỗi bữa ăn cũng giúp nâng cao chất dinh dưỡng, đồng thời làm khỏe tiêu hóa. 

Song, chất xơ cũng là một chất quan trọng trong việc cải thiện và ổn định tiêu hóa, đặc biệt phòng ngừa tình trạng ăn không tiêu. Ngoài ra, chất xơ có khả năng điều hòa vệ vi khuẩn đường ruột, bảo vệ hệ tiêu hóa một cách tối ưu.

Ăn không tiêu phải làm sao? Đây cũng không phải tình trạng bệnh nghiệm trọng, bệnh nhân có thể điều trị tại nhà bằng cách uống nhiều nước, hoặc dùng thuốc hỗ trợ tiêu hóa. Là triệu chứng thường gặp hầu hết các bệnh rối loạn tiêu hóa với  chứng chướng bụng đầy hơi, và kèm theo cơn đau, căng tức ở vùng bụng. Tuy nhiên, My Auris khuyến khích bệnh nhân nên khám sức khỏe định kỳ để phòng bệnh lý hiệu quả hơn.

Kim Dung

chat zalo
messenger