Ho là bệnh lý thường gặp khi phản ứng của cơ thể đang đẩy vi khuẩn và virus bệnh ra khỏi đường hô hấp. Điều này, sẽ khiến bạn khó chịu và khàn tiếng thậm chí cơn ho kéo dài khó ngắt quãng. Tuy nhiên, may mắn là bạn không nên quá lo lắng về bệnh lý này nếu biết cách điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý. Đó là những gì bạn sẽ được hướng dẫn cách chữa ho tại nhà dưới đây. Cụ thể là, bạn sẽ nhận được các cách chữa ho hoàn toàn tự nhiên.và hướng dẫn dùng bài thuốc dân gian một cách an toàn và hiệu quả.
6 cách chữa ho tại nhà hoàn toàn tự nhiên
Ho là biểu hiện thường gặp ở mọi đối tượng, hơn nữa đây không phải bệnh lý mà là triệu chứng của bệnh lý thực tế nào đó hoặc có thể xuất phát từ nguyên nhân dị ứng. Ngoài các phương pháp điều trị bằng thuốc thì bạn có thể áp dụng một số cách chữa bệnh ho khan tại nhà cũng như mang đến những công dụng hiệu quả nhất định.
Sử dụng mật ong
Theo các nghiên cứu và được công bố bởi Hiệp hội Y khoa Mỹ, mật ong có thể xoa dịu cơn ho ở người trưởng thành và đối tượng là trẻ em trên 2 tuổi.
Sử dụng gừng tươi
Gừng là gia vị tự nhiên mà bạn có thể tìm kiếm trong mỗi góc bếp của gia đình Việt. Hơn nữa, gừng có tác dụng làm dịu chứng ho khan và cơn suyễn nhờ vào đặc tính chống viêm cao. Theo Báo cáo nghiên cứu trên thư viện Y tế Quốc gia (Mỹ) cho thấy, một số hợp chất chống viêm có trong gừng có thể giúp thư giãn đường hô hấp và giảm ho hiệu quả.
Bằng cách, bạn có thể pha 2 – 4 miếng lát gừng tươi với nước nóng có tác dụng giữ ấm cho cổ họng và làm dịu các cơn đau họng. Tuy nhiên, nếu bạn uống nhiều trà gừng có thể gây đau bụng hoặc ợ chua.
Uống đủ nước
Giữ cho cơ thể luôn đủ nước bằng cách uống các thức uống ở nhiệt độ phòng để giảm các cơn ho và giảm sổ mũi hiệu quả. Ngoài ra, bạn có thể uống trà thảo mộc, nước ấm, nước ép trái cây ấm.
Việc uống đầy đủ nước sẽ giúp làm loãng các chất nhầy ở đường hô hấp, dễ dàng đẩy các dịch thừa ra khỏi cơ thể hơn.
Ăn dứa (quả thơm)
Bromelain là một enzyme có từ dứa đã được chứng minh có đặc tính chống viêm cao và phân giải chất nhầy tốt. Ngoài ra, bạn có thể ăn hoặc uống nước ép dừa với mục đích giảm dần dịch nhầy trong bụng, đồng thời giảm ho hiệu quả.
Bên cạnh đó, bạn cũng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để biết thêm về lương bromelain cần nạp trong những ngày bệnh trước khi sử dụng. Hơn nữa, với một số tác dụng phụ đối với người đang dùng thuốc có thể dẫn đến tình trạng loãng máu hoặc các thuốc kháng sinh. Ngoài ra, thuốc bổ sung bromelain có thể mang lại hiệu quả giảm ho với liều lượng được định sẵn trên thông tin sản phẩm của thuốc.
Sử dụng rễ cam thảo
Rễ cây cam thảo – có tên khoa học Glycyrrhiza, thường áp dụng để chữa ho. Bạn có thể sử dụng trực tiếp rễ tươi, viên nén, kẹo trị ho hay chiết xuất tinh dầu dạng siro ho.
Tuy nhiên, theo Bộ Y tế và dịch vụ Nhân sinh (Mỹ) cho biết, cam thảo tuy có tác dụng long đờm, làm dịu màng nhày và giúp làm dịu phổi, nên được khuyến khích sử dụng theo chỉ định và định lượng của bác sĩ.
Tuy nhiên, đối với bệnh nhân bị tim mạch, bệnh gan và phụ nữ mang thai sẽ được các bác sĩ cân nhắc trước khi sử dụng rễ cam thảo để trị ho nhằm tránh các tác dụng phụ.
Sử dụng tinh dầu cỏ xạ hương (thyme)
Cỏ xạ hương được ưa chuộng để sử dụng trong ẩm thực và y học, đây là vị thuốc được sử dụng phổ biến để chữa ho, viêm họng, viêm phế quản và các vấn đề tiêu hóa.
Theo kết quả nghiên cứu tại Đức, trên gần 400 bệnh nhân viêm phế quản cấp tính và viêm đường hô hấp cho thấy, họ đã giảm triệu chứng đáng kể khi uống siro ho cỏ xạ hương và thường xuyên.
Cách sử dụng đơn giản, bạn chỉ cần pha trà cỏ xạ hương uống trị ho. Bạn cho 2 thìa cà phê cỏ xạ hương khô vào một cốc nuocs nóng, hãm trà trong khoảng 10 phút, lọc và uống nước ấm ở nhiệt độ dưới 70 độ C.
Các bài thuốc trị ho theo phương pháp dân gian
Hiện nay có rất nhiều phương pháp trị ho theo dân gian đơn giản và dễ làm. Do vậy, bạn có thể tham khảo một số cách bài thuốc dưới đây để có thể thực hiện tại nhà với mục đích giảm ho và chăm sóc sức khỏe cho bé.
Tắc chưng đường phèn trị ho
Trị ho bằng tắc chưng với đường phèn là một trong những bài thuốc trị ho an toàn, cực kỳ đơn giản và được sử dụng phổ biến. Tắc có vị chua, chứa nhiều vitamin và khoáng chất, đặc biệt là tinh dầu có trong vỏ tắc có tác dụng làm giảm ho, tiêu đàm, thông phổi, và đồng thời hỗ trợ chăm sóc sức khỏe hệ hô hấp. Do vậy, việc kết hợp tắc với đường phèn sẽ có vị ngọt dịu tự nhiên giúp giảm cơn ho hiệu quả.
Bạn hãy sử dụng tắc chưng với đường phèn đều đặn 2 – 3 lần mỗi ngày, bạn sẽ thấy triệu chứng ho giảm dần. Hơn nữa, bài thuốc này được áp dụng dành cho tất cả đối tượng.
Cách thực hiện đơn giản, cắt đôi quả tắc và bỏ hạt. Sau đó, cho đường phèn vào chén và hấp cách thủy hoặc hấp cùng với nồi cơm khoảng 15 – 20 phút. Ngoài ra bạn có thể kết hợp thêm với mật ong để tăng hiệu quả trị ho được tốt hơn.
Chữa ho bằng cam nướng
Cam chứa nhiều vitamin và dưỡng chất rất tốt cho sức khỏe với nguyên liệu đơn nguyên liệu đơn giản và dễ tìm. Hơn nữa, cam có công dụng thanh nhiệt, giải độc và được sử dụng phổ biến để chữa bệnh liên quan đến vấn đề hô hấp, đặc biệt các triệu chứng ho.
Về cách thực hiện, hãy lựa chọn cam ngọt, nhiều nước và làm sạch quả cam với nước muối pha loãng để loại bỏ các chất bẩn. Sau đó, đem cam đi nướng trực tiếp trên bếp lửa trong khoảng thời gian 10 phút và liên tục trở đều cam. Tiếp theo, hãy lột cam ăn trực tiếp hoặc ép lấy phần nước cam để uống. Bìa thuốc dân gian này rất hiệu quả dành cho mọi đối tượng khi có triệu chứng ho.
Phương pháp điều trị ho bằng phương pháp dân gian sẽ giúp bạn giảm ho hiệu quả. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ là tạm thời, nếu bạn muốn điều trị dứt điểm cần phải đến cơ sở y tế để thăm khám, kiểm tra thật kỹ để xác định nguyên nhân dẫn đến tình trạng ho. Hy vọng toàn bộ trên đây là những thông tin hữu ích về cách chữa ho tại nhà.
Kim Dung