Nghẹt mũi là tình trạng thường gặp, nhất là khi thời tiết thay đổi hay mắc bệnh cảm. Triệu chứng này khiến nhiều người khó chịu bởi nghẹt cứng mũi, khó thở. Vì thế, việc tìm cách trị nghẹt mũi, thuyên giảm tình trạng vô cùng cần thiết. Hãy cùng My Auris bỏ túi ngay các cách trị nghẹt mũi, phòng khi thời tiết thay đổi nhé.
Tổng quan về nghẹt mũi
Tình trạng nghẹt mũi do các niêm mạc trong đường mũi hay xoang bị kích thích, tăng tiết chất nhờn để đào thải những chất lạ gây dị ứng hoặc vi sinh vật gây bệnh. Sự tăng tiết chất nhầy ngăn cản sự lưu thông không khí và khiến cho người bệnh khó thở, nghẹt cứng mũi.
Thông thường, triệu chứng nghẹt mũi có thể đi kèm với các triệu chứng khác như đau họng, ù tai, sổ mũi, đau đầu, nước mũi chảy thường xuyên,…
Tình trạng nghẹt mũi do nhiều nguyên nhân gây nên, việc biết được nguyên nhân sẽ giúp mọi người tìm cách trị nghẹt mũi hiệu quả và phù hợp hơn.
- Nghẹt mũi do bệnh cảm lạnh, cảm cúm: khi bị cảm lạnh, cảm cúm, lớp niêm mạc trong đường mũi phù nề, vi khuẩn hoặc virus gây bệnh là nguyên nhân gây kích ứng. Dịch mũi lúc này sẽ được tiết ra nhiều hơn để làm sạch các tác nhân gây bệnh cùng với kháng thể chết do chống lại tác nhân gây nên dẫn đến nghẹt mũi.
- Do không khí kém: không khí ô nhiễm, mùi nặng hay quá nhiều bụi bẩn cũng khiến cho sổ mũi liên tục và gây nghẹt mũi. Ngoài ra, không khí quá ẩm hay quá khô cũng khiến cho các cơn dị ứng đột nhiên xuất hiện gây nên tình trạng nghẹt mũi nặng hơn.
- Người bị dị ứng:một số người có cơ địa dị ứng với dị vật như phấn hoa, thuốc, lông động vật,… cũng có thể gặp phải tình trạng nghẹt mũi, khó chịu, thậm chí khó thở.
- Thời tiết thay đổi đột ngột nhất là từ nóng chuyển sang lạnh khiến cơ thể chưa kịp thích nghi, niêm mạc mũi bị kích ứng, có thể dẫn đến nghẹt mũi, sổ mũi.
Các cách trị nghẹt mũi tại nhà hiệu quả
Mặc dù nghẹt mũi là tình trạng thường gặp, nhưng sẽ gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, sinh hoạt, công việc của người bệnh. Bởi nghẹt mũi sẽ gây khó thở vô cùng khó chịu. Do đó, việc áp dụng các cách trị nghẹt mũi giúp người bệnh dễ chịu hơn, thuyên giảm triệu chứng nhanh hơn:
Cách trị nghẹt mũi bằng liệu pháp massage
Massage trị nghẹt mũi đơn giản, an toàn và đem đến hiệu quả cao:
- Massage điểm giữa 2 cung lông mày: thực hiện massage nhẹ nhàng bằng ngón tay ở điểm giữa 2 cung lông mày trong khoảng 1 phút. Lúc này, áp lực trong xoang trán sẽ được điều chỉnh và nghẹt mũi được cải thiện. Cách này cũng được áp dụng cho tình trạng khô niêm mạc mũi.
- Massage 2 bên cánh mũi: hãy xoa tròn 2 bên cánh mũi từ 1-3 phút khi nghẹt mũi. Cách này giúp khai thông mũi, giúp dịch mũi thoát ra ngoài dễ dàng hơn, hạn chế cản trở lưu thông đường thở.
- Massage điểm giữa mũi và môi: thực hiện massage nhẹ nhàng giữa môi và mũi trong 2-3 phút sẽ có tác dụng làm giảm sưng mao mạch trong mũi hiệu quả. Lúc này, đường thở được thông thoáng hơn, giảm nghẹt mũi.
Dùng nước muối sinh lý
Sử dụng nước muối sinh lý trị nghẹt mũi phổ biến và được nhiều người áp dụng. Nước muối có khả năng kháng khuẩn, vệ sinh mũi tốt, từ đó kháng khuẩn, kháng viêm, tăng độ ẩm xoang mũi và làm loãng dịch nhầy. Để an toàn, mọi người nên mua nước muối sinh lý nhỏ mũi tại các hiệu thuốc uy tín.
Khi nhỏ mũi cần thực hiện đúng kỹ thuật tránh gây viêm nhiễm hay dịch nhỏ mũi chảy vào vòi tay, các xoang khác.
Thuốc xịt thông mũi
Thuốc xịt thông mũi thường dùng nhất trong trị nghẹt mũi tại nhà. Khi xịt thuốc, niêm mạc mũi giảm sưng, viêm, giảm áp lực xoang và giảm tiết chất nhầy, từ đó giảm nghẹt mũi. Lưu ý, nên sử dụng thuốc xịt uy tín, chất lượng, thành phần an toàn.
Sử dụng nguyên liệu tự nhiên
Có khá nhiều nguyên liệu tự nhiên hỗ trợ giảm nghẹt mũi, ấm người hiệu quả.
- Trà gừng: sử dụng gừng tươi đập dập rồi pha với nước ấm, có thể thêm chút mật ong rồi thưởng thức. Trà gừng giúp giải cảm, làm ấm cơ thể, giảm nghẹt mũi hiệu quả.
- Uống lá tía tô: tía tô là là có tính kháng viêm, giàu chất chống oxy hóa, chống dị ứng, giải cảm. Lá tía tô sau khi rửa sạch cho vào nước nấu sôi. Khi nước ấm, cho thêm ít lát chanh vào và uống khi còn nóng.
- Ăn tỏi: chất allicin và scordinin có hàm lượng cao trong tỏi. Các chất này có tính kháng viêm, kháng khuẩn tốt. Có thể dùng tỏi trong nấu ăn hay ăn tỏi sống trực tiếp.
- Nước chanh ấm: nước chanh ấm kết hợp cùng mật ong giúp làm ấm cơ thể, giảm nghẹt mũi, nhanh chóng thuyên giảm cảm lạnh, cảm cúm. Chanh có hàm lượng vitamin C cùng các chất chống oxy hóa cao giúp tăng cường sức đề kháng, chống lại các tác nhân gây bệnh.
Xông hơi giảm nghẹt mũi
Xông hơi là cách trị nghẹt mũi cũng khá phổ biến. Có thể sử dụng hơi nóng để xông hay xông hơi từ tinh dầu tự nhiên.
- Chuẩn bị thau nước nhỏ đựng nước nóng, có thể thêm tinh dầu xả hay tinh dầu chanh, tinh dầu oải hương để tăng hiệu quả xông hơi.
- Dùng khăn to trùm kín đầu để hơi nước bốc lên, tránh để mặt và mũi quá sát bỏng da.
Nên thực hiện xông hơi từ 2-3 lần/ tuần nếu bị viêm mũi kéo dài hay nghẹt mũi thường xuyên. Sau khi xông hơi, nên dùng nước ấm để tắm để làm ấm cơ thể. Đồng thời, độ ẩm nhà tắm cũng giúp làm loãng dịch nhầy trong xoang mũi, giảm viêm. Có thể sử dụng hơi nóng từ nước vòi sen hay ngâm trong bồn.
Bên cạnh các cách trị nghẹt mũi tại nhà, mọi người cũng cần theo dõi dấu hiệu, triệu chứng và tình trạng sức khỏe. Bởi tất cả các phương pháp kể trên chỉ có tác dụng hỗ trợ, có thể hiệu quả trong trường hợp nhẹ, cảm thông thường,… Nếu như tình trạng kéo dài và có dấu hiệu trở nặng cần thăm khám ngay và thực hiện theo chỉ định của bác sĩ Tai – Mũi- Họng.
Ngoài ra, khi áp dụng các phương pháp giúp làm loãng dịch tiết, dịch mũi chảy ra nhiều cần chú ý lau và hỉ mũi nhẹ nhàng. Điều này tránh tổn thương vùng mũi, niêm mạc, xoang mũi, đồng thời, hạn chế bị sặc hoặc làm dịch mũi chảy vào tai.
Hy vọng với những thông tin trong bài viết về các cách trị nghẹt mũi tại nhà giúp mọi người có thêm kinh nghiệm. Song, để an toàn cho sức khỏe, mọi người cần thực hiện đúng cách và cần thăm khám sớm. Việc thăm khám sẽ chẩn đoán bệnh và điều trị bệnh theo chỉ định bác sĩ đem đến hiệu quả tốt nhất.
Anh Thy