Hôi miệng không phải bệnh lý gây nguy hiểm đến sức khỏe nhưng khiến nhiều người mất tự tin khi giao tiếp với mọi người xung quanh. Hơn nữa, bệnh hôi miệng để lâu không điều trị có thể trở thành mạn tính và rất khó điều trị. Vậy có cách chữa hôi miệng nào an toàn không và mang đến hiệu quả ra sao, cùng đọc bài viết dưới đây nhé!
Mục Lục
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng hôi miệng
Hôi miệng gây ra ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động giao tiếp, và làm cản trở công việc và hoạt động thường ngày của bạn. Hơn nữa, việc tìm hiểu và nắm được nguyên nhân khiến cho hơi thở có mùi sẽ giúp bạn phòng tránh và điều trị hiệu quả với những trường hợp bị hôi miệng.
Tuy vậy, các nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng hôi miệng bao gồm:
Hơi thở có mùi do khô miệng
Hôi miệng có liên quan trực tiếp đến tình trạng giảm tiết bọt trong miệng. Trường hợp, nếu bạn thiếu nước do ăn uống hoặc sử dụng các loại thuốc điều trị sẽ gây ra tình trạng mất nước sẽ khiến miệng bị khô và xuất hiện mùi hôi tạm thời.
Khô miệng khi ngủ
Khi vừa mới ngủ dậy, hầu hết chúng ta đều gặp các tình trạng hôi miệng ở các mức độ khác nhau. Đây biểu hiện bình thường do khoang miệng bị khô sau vài giờ.
Hôi miệng do các thực phẩm có mùi
Khi ăn các thực phẩm có mùi như hành, tỏi hoặc đồ uống có cồn, món ăn cay,.. thì hơi thở sẽ xuất hiện mùi hôi.
Hút thuốc lá thường xuyên
Việc hút thuốc lá thường xuyên sẽ khiến cho hơi thở của bạn có mùi hôi khó chịu. Ngoài ra, việc hút thuốc lá thường xuyên cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng viêm nướu và ố vàng răng.
Do bệnh lý
Các bệnh lý như viêm chân răng, viêm ổ răng khô, áp xe răng, viêm nướu, viêm nha chu,.. đều là những nguyên nhân gây ra mùi hôi trong khoang miệng.
Bên cạnh đó, những khách hàng mắc phải những căn bệnh về dạ dày, gan, thận,.. cũng có thể dẫn đến tình trạng hôi miệng.
5 cách chữa hôi miệng an toàn và hiệu quả
Trị hôi miệng bằng baking soda
Baking soda là một chất có tính kiềm nên khi sử dụng có khả năng làm giảm nồng độ axit của môi trường khoang miệng. Nhờ đó, giúp cải thiện tình trạng hôi miệng hiệu quả và nhanh chóng. Dưới đây là 2 cách sử dụng baking soda có thể giúp bạn làm sạch miệng, cụ thể như:
- Súc miệng với baking soda: Pha với 1 muỗng nhỏ baking soda với 500ml nước ấm. Sau đó, hãy súc miệng với hỗn hợp trong khoảng 5 phút sau khi đánh răng sạch. Thực hiện liên tục mỗi ngày trong vòng 2 tuần để thấy sự hiệu quả.
- Đánh răng với baking soda: Nhỏ khoảng 2 – 3 giọt tinh dầu bạc hà hoặc nước cốt lá bạc hà vào muỗng baking soda. Sau đó, trộn đều và sử dụng hỗn hợp này để chải răng nhẹ nhàng và súc miệng bằng nước sạch.
Kết hợp mật ong với bột quế
Mật ong có tác dụng kháng khuẩn, ức chế và ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn – đây cũng là nguyên nhân gây ra hôi miệng. Bên cạnh đó, quế là hương liệu được sử dụng trong đông y có mùi thơm dễ chịu, thư giãn và giữ mùi hương lâu.
Với sự kết hợp của mật ong và bột quế là phương pháp điều trị hiệu quả, chúng không chỉ giúp hơi thở thơm mát mà còn giúp cho tinh thần thư giãn hơn.
Cách bước thực hiện, pha hỗn hợp hợp mật ong – quế và trộn đều với tỷ lệ 1:1 vào ly nước nóng, khuấy đều. Sau đó, để nguội hỗn hợp rồi dùng để súc miệng 2 lần/ngày giúp tiêu diệt vi khuẩn hôi miệng và cải thiện hơi thở đáng kể.
Sử dụng vỏ bưởi
Vỏ bưởi chứa nhiều tinh dầu thơm và có khả năng khử mùi rất tốt với đặc tính cay nên có khả năng giúp loại bỏ vi khuẩn trong khoang miệng cực kỳ hiệu quả.
Cách làm vỏ bưởi để trị hôi miệng hiệu quả bằng cách rửa sạch vỏ bưởi tươi, cắt thành từng miếng nhỏ, sau đó nhai trực tiếp sau mỗi bữa ăn để giúp làm sạch khoang miệng. Bạn hãy nhai vỏ bưởi trong khoảng 5 phút và súc miệng lại bằng nước ấm.
Ngoài ra, bạn có thể sử dụng vỏ bưởi bằng cách nấu trà vỏ bưởi. Sau đó, để nước nguội và dùng nước súc miệng 2 lần mỗi ngày để cải thiện tình trạng này nhanh chóng.
Sử dụng trái chanh tươi
Chanh có tính sát khuẩn và có vị thanh, mùi thơm nên có thể khử mùi rất tốt. Sau đó khi vào khoang miệng để cải thiện mùi hôi trong khoang miệng. Bạn có thể lựa chọn một trong hai cách dưới đây để thực hiện hiệu quả:
- Cắt lấy phần vỏ của quả chanh xanh, hạn chế lấy cùi trắng để tránh bị đắng, nhai thật kỹ và nuốt. Hãy thực hiện 1 – 2 lần/ngày sẽ giúp bạn có hơi thở thơm mát.
- Vắt chanh lấy nước cốt và cho thêm vài muối hạt. Hãy sử dụng hỗn hợp này để ngậm hoặc dùng để chải răng 2 lần mỗi ngày.
Trị hôi miệng bằng lá bạc hà
Lá bạc hà có tính mát và mùi thơm đặc trưng, thường được sử dụng thường xuyên trong các sản phẩm khử mùi hôi miệng. Do vậy, bạn có thể dùng lá bạc hà tươi.
Bằng cách giã lá bạc hà tươi và vắt lấy nước cốt. Hãy hòa nước cốt lá bạc hà với nước lọc với tỷ lệ 1 : 3 và dùng để súc miệng hằng ngày. Ngoài ra, bạn có thể ăn sống bạc hà sẽ tăng hiệu quả gấp đôi.
Với những cách chữa hôi miệng có thể giúp bạn cải thiện hơi thở của mình và phòng ngừa hôi miệng, nhờ đó đem lại sự tự tin khi giao tiếp. Tuy nhiên, những phương pháp trên chỉ giúp cải thiện hôi miệng do nguyên nhân không phải bệnh lý. Trường hợp hôi miệng xảy ra do nguyên nhân bệnh lý, bạn cần phải đến nha sĩ để được điều trị triệt để.
Một số biện pháp ngăn ngừa hôi miệng hiệu quả
Đảm bảo làm sạch khoang miệng kỹ lưỡng ngay sau khi ăn là một trong những biện pháp ngăn ngừa tình trạng hôi miệng rất hiệu quả và đơn giản. Bên cạnh đó, việc vệ sinh răng miệng sẽ khiến cho vi khuẩn có cơ hội phát triển và loại bỏ các thức ăn còn tồn đọng trên bề mặt răng, kẽ răng. Do vậy, bạn hãy đảm bảo những điều dưới đây để có hàm răng sạch và khỏe:
- Đánh răng 2 lần mỗi ngày vào sáng và tối trước khi đi ngủ sau mỗi bữa ăn 30 phút. Đặc biệt lưu ý, nên thay bàn chải đánh răng ít nhất 3 tháng/lần để tránh tích tụ vi khuẩn;
- Dùng sử dụng cạo lưỡi vì bộ phận này có chứa rất nhiều vi khuẩn và cặn thức ăn bám vào;
- Sử dụng chỉ nha khoa để loại bỏ dễ dàng thức ăn còn kẹt lại ở kẽ răng;
- Đi khám bác sĩ để lấy cao răng định kỳ mỗi tháng 6 tháng/lần nhằm loại bỏ tác nhân có thể gây mùi trong hơi thở.
Hy vọng những chia sẻ chi tiết ở trên về cách chữa hôi miệng. Lúc này, bạn sẽ có quyết định phù hợp cho bản thân để sở hữu một hàm răng khỏe mạnh, đều đẹp. Đừng quên theo dõi bài viết tiếp theo của chúng tôi để cập nhật nhiều kiến thức hữu ích và trò chuyện cùng bác sĩ tại website nha khoa My Auris cũng như sức khỏe răng miệng nhé.
Kim Dung