11 tuổi mọc răng khôn có sao không và có nguy hiểm khi trẻ ở độ tuổi dậy thì? Trên thực tế, tình trạng mọc răng khôn sớm xuất hiện khá nhiều, điều này sẽ khiến cho nhiều phụ huynh lo lắng về sức khỏe răng miệng, nhất là giai đoạn thay răng. Hãy cùng nha khoa My Auris tìm hiểu rõ hơn về những trường hợp này trong bài viết dưới đây!
Mục Lục
Răng khôn thường mọc ở độ tuổi nào?
Răng khôn là chiếc răng cuối cùng và thường mọc ở cuối mỗi bên hàm. Răng khôn thường sẽ là chiếc răng cuối cùng trên cung hàm ở độ tuổi từ 16 – 20 tuổi. Tuy nhiên, thời điểm mọc răng khôn của mỗi người sẽ khác nhau, nhiều người đã ngoài 30 – 40 tuổi mới bắt đầu mọc răng khôn.
Đáng chú ý hơn là hiện nay thời điểm mọc răng khôn ngày càng sớm hơn 16 tuổi. Hơn nữa, nhiều trẻ có mầm mống răng khôn từ 10 -1 3 tuổi, khi mà răng hàm số 7 còn chưa mọc hoàn thiện. Đây cũng được xem là tình trạng bất thường mọc răng khôn cần được phát hiện sớm. Do đó, cha mẹ cần phải lưu ý trong giai đoạn thay răng của trẻ, lúc này hãy đưa trẻ đi khám định kỳ và thăm khám với bác sĩ chỉnh nha để theo dõi tình trạng sát sao.
11 tuổi mọc răng khôn có sao không?
Mọc răng khôn ở 11 tuổi ở trẻ rất bình thường, chúng thường gây ra tình trạng đau nhức, và gây khó chịu trong quá trình sinh hoạt và vui chơi của trẻ hằng ngày.
Khi răng khôn bắt đầu mọc lên, sẽ có dấu hiệu sưng tấy, vùng nướu bị sưng lây lan sang má, đôi khi kèm theo tình trạng sốt nhẹ. Điều này sẽ khiến trẻ biếng ăn và suy nhược cơ thể. Trong trường hợp, các bố mẹ nên đưa con đến phòng khám nha khoa uy tín để gặp bác sĩ, chụp X – quang để xem tình trạng răng khôn có mọc khôn có mọc lệch hay không và đưa ra hướng điều trị phù hợp. Răng khôn thường sẽ không mọc một lần mà sẽ phải mất vài tháng thậm chí là vài năm sẽ phụ thuộc vào cơ địa cũng như thể trạng của con người.
Trong những trường hợp nặng hơn như răng khôn mọc lệch, mọc chen chúc, mọc ngầm có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng và nguy hiểm như:
- Khi răng khôn mọc lệch hay mọc ngầm sẽ làm ảnh hưởng đến răng số 7 (nằm ở vị trí bên cạnh). Ngoài ra, việc này có thể khiến thức ăn thừa bị mắc kẹt ở giữa kẽ răng, đồng thời tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và bám vào các răng kế cận. Điều này, dẫn đến tình trạng sâu răng, đau nhức răng.
- U nang hàm phát triển ở một số bệnh nhân. Trường hợp u nang có thể làm hỏng răng, nặng hơn sẽ làm tổn thương xương hàm và làm ảnh hưởng đến dây thần kinh. Ngoài ra, sẽ xuất hiện tình trạng nướu bị sưng đỏ gây ra viêm nhiễm, đau nhức, khó chịu làm cản trở trong quá trình giao tiếp và ăn uống của bệnh nhân.
Bị đau răng khôn có cần phải giảm đau không?
Đối với trường hợp răng khôn mọc không đúng vị trí nhưng vẫn cảm thấy đau thì điều sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe. Lúc này, trẻ có cảm giác đau nhức nhè nhẹ, mỗi khi răng khôn mọc lệch. Để giảm cảm giác đau khi mọc răng khôn mà bạn có thể áp dụng các cách dưới đây:
Lấy đá lạnh để chườm
Chườm đá lên vùng răng khôn bị đau cũng có thể giảm sưng và đau rát hiệu quả. Bằng cách bạn hãy cho 2 – 3 viên đá nhỏ bỏ vào khăn mềm và chườm lên bề mặt má, tại vị trí răng mọc và sưng tấy, sau đó chườm nhiều lần vào vị trí đó. Hãy lặp lại động tác này ít nhất 2 – 3 lần mỗi ngày, mỗi lần 15 – 20 phút.
Dùng quả chanh tươi
Do có tính axit cao nên chanh có thể giảm đau khi mọc răng khôn. Chữa răng khôn bằng chanh rất đơn giản, bằng cách vắt nước cốt chanh, nhúng bông gòn vào nước cốt chanh và đắp lên chỗ răng ít bị đau. Đây sẽ là cách giảm đau khi mọc răng khôn rất dễ làm nhiều người áp dụng đã thấy được hiệu quả nhất định.
Dùng tép tỏi
Tỏi chứa hợp chất ajoene có khả năng kháng khuẩn cao và có khả năng tiêu diệt, giảm mức độ đau nhức do mọc răng khôn. Cách giảm đau khi mọc răng khôn bằng tỏi, bằng cách là bóc vỏ 2 nhánh tỏi sau đó giã nát rồi chà xát lên chỗ răng đau, mỗi ngày 2 – 3 viên/ lần.
Mọc răng khôn ở trẻ 11 tuổi có cần nhổ bỏ không?
Do vị trí răng khôn nằm quá sâu trên cung hàm khiến cho việc vệ sinh răng miệng trở nên khó khăn hơn so với những chiếc răng khác. Điều này cũng là nguyên nhân gây ra các bệnh lý liên quan như sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu, viêm lợi,..Vì thế, nhiều trường hợp thường được chỉ định nhổ bỏ cụ thể dưới đây:
Răng mọc sai vị trí
Răng khôn thường mọc sau cùng nên khó tránh khỏi việc thiếu chỗ trống nên răng mọc thẳng khó tránh khỏi. Lúc này răng thường có xu hướng mọc đâm ngang vào răng bên cạnh hoặc đâm thẳng vào má gây sưng viêm, đau nhức nghiêm trọng.
Răng số 8 mọc lệch thường dễ gây ra tình trạng viêm nhiễm, cộm cứng hay lở loét nhiễm trùng, chảy mủ tại vùng niêm mạc má. Điều này khiến cho các răng bị xô đẩy, làm ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ hàm sau này của trẻ.
Hơn nữa, tình trạng viêm nhiễm kéo dài mà không đưa trẻ đi thăm khám kịp thời, đôi khi còn tác động tới xương hàm, vùng viêm lan rộng và gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
Răng khôn bị sâu
Răng khôn mọc trong độ tuổi từ 10 – 15 tuổi có thể bị sâu vì răng mọc trong cùng, thông thường trẻ thường thích ăn nhiều đồ ngọt, vệ sinh răng miệng không sạch sẽ, khiến cho các mảng bám lâu ngày hình thành vết sâu lớn, phải nhổ đi để chúng không lây lan sang chiếc răng hàm số 7.
Chụp X – quang thấy kết quả răng khôn có biến chứng cao
Răng khôn ở hàm dưới hoặc hàm trên mọc bình thường, tuy nhiên răng đối diện không mọc sẽ khiến chúng trồi dài và dễ nhồi nhét thức ăn, làm viêm nhiễm thì cũng cần nhổ bỏ.
Răng có hình dạng bất thường, không giống như các răng khác, nguy cơ cao gây sâu răng, viêm nha chu, viêm lợi phải nhổ bỏ để tránh không ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng.
Tóm lại, khi thấy trẻ có những dấu hiệu đau nhức do tình trạng răng khôn trước khi độ tuổi trưởng thành. Lúc này hãy các bậc phụ huynh hãy đưa trẻ đến cơ sở nha khoa phòng khám uy tín để tiến hành thăm khám và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.
Trên đây là những giải đáp thắc mắc của các bác sĩ tại nha khoa My Auris về chủ đề 11 tuổi mọc răng khôn có sao không. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp bạn hiểu thêm về sức khỏe răng miệng hiện tại. Đừng quên theo dõi bài viết tiếp theo của chúng tôi để cập nhật nhiều kiến thức hữu ích về sức khỏe răng miệng nhé.
Kim Dung