Đau răng do rất nhiều nguyên nhân gây ra. Tùy vào nguyên nhân mà cơn đau răng có những mức độ khác nhau. Đau răng sẽ gây nhiều khó chịu và ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống, công việc, sinh hoạt hàng ngày. Do đó, hãy thử ngay một số cách đỡ đau răng qua bài viết sau đây nhé.
Mục Lục
Nguyên nhân gây đau răng
Đau răng do nhiều nguyên nhân gây ra, gây nên nhiều ảnh hưởng cho cuộc sống, công việc hàng ngày.
- Đau răng do mắc bệnh lý răng miệng, có thể là sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu,…
- Đau răng do mọc răng khôn. Trong quá trình răng khôn mọc lên dù là mọc thẳng hay mọc lệch đều gây đau nhức, khó chịu. Và tình trạng đau nhức càng trở nên dữ dội hơn khi mà răng khôn mọc nghiêng, mọc ngầm, đâm ngang răng số 7,…
- Chấn thương răng: tai nạn, té ngã hay va đập khiến răng bị tác động, đôi khi vỡ nứt làm cho răng yếu đi.
- Mòn men răng: lớp men răng bên ngoài bị mòn có thể do vệ sinh răng miệng sai cách hay vì nguyên nhân nào đó. Khi lớp men răng mòn khiến cho cấu trúc bên trong của răng lộ ra dễ bị tác động từ bên ngoài gây đau nhức, ê buốt.
Dù là nguyên nhân nào thì cũng gây nên đau nhức răng khó chịu. Để điều trị triệt để, bạn nên đến nha khoa/ phòng khám gặp bác sĩ thăm khám và tìm ra nguyên nhân. Song, nếu vẫn chưa có thời gian, bạn có thể áp dụng một số cách đỡ đau răng tại nhà.
Các cách đỡ đau răng tại nhà
Trong thời gian chờ đợi, sắp xếp công việc để đến thăm khám bác sĩ, bạn có thể áp dụng các cách đỡ đau răng tại nhà. Các cách này giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn, vẫn đảm bảo năng suất công việc.
Sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn
Có rất nhiều loại thuốc giảm đau không kê đơn, bạn có thể đến hiệu thuốc nhờ sự tư vấn từ dược sĩ để mua thuốc phù hợp. Tuy nhiên, đây chỉ là cách giảm đau tạm thời, không nên lạm dụng thuốc giảm đau trong thời dài bởi gây ảnh hưởng đến sức khỏe cơ thể.
Ngậm và súc miệng bằng nước muối
Muối có tính sát trùng, diệt khuẩn, chống viêm giúp làm sạch khoang miệng, tiêu diệt vi khuẩn gây hại. Bạn có thể sử dụng nước muối sinh lý tại hiệu thuốc hoặc tự pha muối tại nhà ngậm và súc miệng mỗi ngày.
Hòa tan 1 thìa cà phê muối với 200ml nước ấm dùng để súc miệng trong 30 giây. Thực hiện 2-3 lần/ ngày trong 1-2 tuần để hiệu quả.
Túi trà – Cách đỡ đau răng
Trong trà có chứa những thành phần chống viêm, kháng khuẩn, chống oxy hóa mang đến hiệu quả cho giảm đau răng. Bạn pha trà, sau đó khi túi trà nguội, sử dụng túi trà này đặt vào vị trí răng đau.
Lá bạc hà
Bạc hà là nguyên liệu được sử dụng nhiều trong các sản phẩm chăm sóc răng miệng. Tinh dầu bạc hà không chỉ thơm mà còn có thể gây tê, giảm đau răng hiệu quả.
Bạn có thể nấu trà bạc hà từ lá bạc hà khô để uống hàng ngày. Hoặc sử dụng tăm bông thấm tinh dầu bạc hà rồi chấm lên vùng răng đau nhức. Thực hiện 2-3 lần/ ngày và kiên trì để thấy hiệu quả.
Tỏi – Cách đỡ đau răng
Tỏi là gia vị quen thuộc trong chế biến món ăn và đặc biệt là nguyên liệu thường dùng chữa cảm. Trong tỏi có các hợp chất kháng viêm, kháng khuẩn, chống viêm mạnh giúp tiêu diệt vi khuẩn gây hại.
Tỏi tươi đem đi giã và sử dụng bã tỏi đắp lên vùng răng đau nhức để thuyên giảm cơn đau nhanh chóng.
Chườm lạnh
Chườm lạnh cũng là cách đỡ đau răng được nhiều người áp dụng. Hơi lạnh từ đá giúp lượng máu lưu thông đến chỗ đau sẽ bị hạn chế, từ đó làm giảm sưng và viêm. Chuẩn bị vài viên đá bọc vào khăn hoặc túi chườm rồi áp lên vùng má có răng đau.
Dùng gel nha đam
Nha đam còn được biết đến là lô hội – nguyên liệu có khả năng giảm viêm, xoa dịu vết thương hiệu quả được sử dụng nhiều trong mỹ phẩm. Bạn cũng có thể dùng gel nha đam giảm đau nhức răng bằng cách lấy gel nha đam đắp lên vùng răng đau nhức.
Kê cao gối khi ngủ
Khi ngủ, để tránh cơn đau răng làm phiền hay ảnh hưởng chất lượng giấc ngủ, bạn nên kê cao gối. Có thể dùng 1-2 chiếc gối mềm kê cao đầu khi nằm. Cách này giúp hạn chế tình trạng máu tụ ở chân răng, làm giảm bớt cơn đau nhức.
Sử dụng tinh dầu lá chanh – Cách đỡ đau răng
Tinh dầu được chiết xuất từ lá chanh có công dụng kháng viêm, diệt khuẩn, giảm ê buốt, đau nhức răng. Để có tinh dầu lá chanh, bạn sử dụng lá chanh rửa sạch đun cùng 1 lít nước sôi cùng 1 thìa muối. Trong quá trình đun, nhớ để lửa nhỏ, sau 10-15 phút, thì tắt bếp và để nước nguội. Sau đó, bảo quản trong chai và dùng dần. Mỗi lần vệ sinh răng miệng xong, bạn dùng tăm bông thấm tinh dầu và chấm lên vùng răng bị đau nhức.
Sử dụng nước gừng tươi
Trong gừng có chứa các hoạt chất như tecpen, oleoresin và men zingibain có khả năng giảm đau, kháng viêm và kháng khuẩn. Do đó, sử dụng gừng có thể giảm đau, xoa dịu cơn đau, giảm hôi miệng.
Bạn chỉ cần cạo sạch vỏ gừng, đem đi giã nhẹ, và dùng bã này đắp lên răng đau nhức 10-15 phút.
Ngậm mật ong
Mật ong có chứa các chất kháng viêm, kháng khuẩn có thể đẩy lùi tình trạng sưng lợi và đau răng. Bạn lấy 1 thìa mật ong ngậm trong miệng khoảng 5 phút. Thực hiện 2-3 lần mỗi ngày để khắc phục cơn đau.
Những lưu ý khi giảm đau răng tại nhà
Đau nhức răng là tình trạng gặp phổ biến ở hầu hết mọi lứa tuổi. Khi thực hiện giảm đau răng tại nhà, cũng cần chú ý một số điều sau:
- Hạn chế sử dụng các loại thực phẩm quá nóng, quá lạnh hoặc quá cay, có tính kích thích. Bởi kích thích răng đau khiến tình trạng đau thêm nghiêm trọng.
- Hạn chế sử dụng thực phẩm giàu tinh bột, đường vì chúng bám dính trên răng và tích tụ mảng bám nhiều. Nếu vệ sinh răng miệng không kỹ có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi.
- Vệ sinh răng miệng đều đặn 2 lần/ ngày. Bên cạnh đó, sử dụng kết hợp chỉ nha khoa, tăm nước hay nước súc miệng sau mỗi ngày, nhất là sau mỗi bữa ăn để làm sạch khoang miệng, diệt khuẩn.
- Khi đánh răng nên sử dụng bàn chải mềm, đánh răng đúng kỹ thuật để tránh chà xát mạnh lên răng, làm mòn men răng.
- Áp dụng các biện pháp giảm đau tại nhà chỉ là tạm thời, vẫn phải sắp xếp thời gian đến gặp bác sĩ nha khoa thăm khám, điều trị triệt để.
- Trong quá trình sử dụng các nguyên liệu tự nhiên giảm đau răng, hạn chế nuốt vào. Mặc dù nguyên liệu tự nhiên lành tính, an toàn nhưng vẫn chứa độc tính tự nhiên có thể gây ảnh hưởng sức khỏe răng miệng.
Hy vọng với những thông tin trong bài viết về cách đỡ đau răng giúp mọi người có thêm kinh nghiệm và cách chăm sóc răng miệng. Song, quan trọng nhất vẫn phải đến nha khoa kiểm tra và điều trị triệt để. Hãy liên hệ ngay nha khoa My Auris để được tư vấn và đặt lịch thăm khám sớm nhất nhé.
Anh Thy