Viêm nướu lợi là một trong những vấn đề răng miệng thường gặp, nướu bị biêm nhiễm, kích ứng bỏi mảng bám tại đường viền nướu quá lâu gây đau nhức, khó chịu. Viêm nướu còn là giai đoạn đầu của bệnh viêm nha chu
Nếu mắc phải viêm nướu mà không điều trị kịp thời sẽ dễ mắc phải những bệnh lý nguy hiểm hơn như: viêm nha chu, áp xe răng, mất răng, … viêm nướu còn là nguyên nhân tăng nguy cơ mắc phải các bệnh về tim mạch, tiểu đường, đột quỵ, … Viêm nướu lợi là gì? Làm sao để phòng bệnh hiệu quả, khi bị viêm nướu răng thì phải làm sao?
Mục Lục
1. Viêm nướu răng (lợi) là gì?
Bệnh viêm nướu răng (hay viêm nướu lợi) là tình trạng trong khoang miệng xuất hiện những nốt sưng đỏ, có mảng bám, dễ chảy máu ở nướu.
Viêm nướu có 2 loại là: viêm nướu răng và viêm nha chu.
Viêm nướu răng là tình trạng viêm răng nhẹ, có thể coi là giai đoạn đầu của viêm nha chu. Khi bệnh chuyển sang giai đoạn nặng hơn, do răng miệng không được chăm sóc cẩn thận thì gọi là viêm nha chu.
Viêm nướu (lợi) không phải là bệnh nguy hiểm, nếu mới mắc bệnh ở giai đoạn đầu, có thể dễ dàng điều trị. Tuy nhiên, bệnh nhân không được chủ quan, vì rất dễ gây ra các bệnh lý răng miệng nguy hiểm về sau.
2. Đối tượng nào có nguy cơ cao mắc bệnh viêm nướu?
Đây là bệnh lý phổ biến, bất kì ai cũng có nguy cơ mắc phải căn bệnh này. Tuy nhiên, một số đối tượng nguy cơ bị viêm nướu cao hơn là:
- Người không có thói quen vệ sinh răng miệng
- Người hay hút thuốc lá, uống nhiều bia rượu
- Phụ nữ đang mang thai, sau sinh vì nội tiết tố thay đổi
- Những người lớn tuổi, người mắc bệnh tiểu đường, các loại nấm, nhiễm virus HIV..
- Phụ nữ mang thai hoặc sau khi sinh có sự thay đổi nội tiết tố…
Viêm nướu lợi ở trẻ em (thường là viêm nướu răng cấp tính) là một trong những bệnh lý về răng miệng phổ biến ở trẻ, chỉ xuất hiện tại phần nướu răng, còn các bộ phận khác như: dây chằng, gốc răng thì không bị ảnh hưởng.
Tỷ lệ phụ nữ bị viêm răng khi mang thai chiếm đến 50%, với nhiều triệu chứng như: sưng nướu ở răng trong cùng, chân răng bị chảy máu, viêm lợi trùm … nếu không điều trị sớm sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ của người mẹ và thai nhi. Người mẹ dễ bị sinh non, trẻ em sinh ra nhẹ cân, suy dinh dưỡng.
Trường hợp viêm nướu răng khôn xảy ra khi mọc răng khôn, phần lợi quanh răng bị sưng và đỏ lên, gây cảm giác đau đớn, vì răng khôn mọc nhiều góc cạnh khác nhau, chèn lên các răng khác, làm tổn thương đến nướu.
3. Dấu hiệu nhận biết viêm nướu lợi
Viêm nướu lợi được nhận biết qua những biểu hiệu như:
- Nướu răng đỏ, kèm theo những dấu hiệu đau nhức
- Nướu răng bị chảy máu do tổn thương khi chải răng quá mạnh, ăn các loại thực phẩm quá cứng.
- Mảng bám thức ăn bám trên cổ răng, xung quanh nướu răng, hình thành cao răng chứa nhiều vi khuẩn, khó vệ sinh, làm hơi thở có mùi hôi.
- Viêm nướu làm lộ chân răng, nhìn răng dài hơn, cấu trúc hàm thay đổi, tăng khoảng cách giữa các răng, khiến răng ngả ra các phía.
- Viêm nướu lợi làm răng dễ bị vi khuẩn sâu răng tấn công, răng sẽ nhạy cảm và dễ lung lay hơn, xuất hiện các triệu chứng: sốt cao, mất ngủ, chán ăn…
4. Nguyên nhân sưng nướu răng
Những nguyên nhân gây viêm nướu lợi thường gặp là:
- Vệ sinh răng miệng không đúng cách, không làm sạch hết mảng bám ở kẽ răng sẽ khiến chúng tích tụ lại…gây viêm nhiễm.
- Hút thuốc lá, ăn đồ ngọt, không vệ sinh tốt cũng rất dễ bị viêm nướu.
- Người mắc bệnh: bạch cầu, tiểu đường, …cũng có nguy cơ mắc bệnh rất cao.
- Do lượng nước bọt tiết ra bị giảm, miệng bị khô, làm vi khuẩn có điều kiện phát triển.
- Mọc răng khôn làm cho nướu sưng và đau nhức
- Người có sức đề kháng yếu, làm vi khuẩn dễ tấn công: người già, phụ nữ đang mang thai,…
Viêm nướu răng xuất hiện ở nhiều dạng, mỗi dạng có một biểu hiện khác nhau, chúng ta cần để ý để có phương pháp điều trị phù hợp.
5. Viêm nướu hoại tử lở loét
Là một dạng nhiễm trùng nướu răng bởi sự tấn công của virus hoặc vi khuẩn.
Biểu hiện của viêm nướu hoại tử lở loét là:
- Nướu sưng, có màu đỏ thẫm hoặc tím thẫm, xuất hiện vết loét ở nướu hoặc bên trong má.
- Nướu đau, miệng có mùi hôi, chảy nước dãi (ở trẻ nhỏ)
- Nướu chảy máu, tụt nướu, hạch huyết sưng, sốt, mệt mỏi, khó chịu…
Bình thường, nướu răng sẽ có màu hồng, bám chắc vào răng. Nếu có những biểu hiện không bình thường như: sưng đỏ, mềm, bị chảy máu khi đánh răng, ăn uống,… bạn nên đến gặp bác sĩ Nha khoa, để thăm khám và kịp thời điều trị, tránh để bệnh chuyển sang mức độ nặng hơn, gây ảnh hưởng đến tim mạch và các cơ quan hô hấp.
Viêm nhiễm kéo dài, sẽ ảnh hưởng đến xương ổ răng, dây chằng bị tiêu dần, làm răng lung lay. Nếu không điều trị, răng sẽ nhạy cảm hơn, dễ bị chảy máu khi đánh răng, thậm chí là mất răng…
Muốn điều trị viêm nướu răng hoại tử lở loét cần phối hợp nhiều phương pháp điều trị khác nhau, để loại bỏ các tác nhân gây bệnh:
Bác sĩ sẽ loại bỏ các tác nhân gây bệnh và các yếu tố có thể gây khó khăn cho quá trình điều trị bằng cách:
- Chỉnh sửa hoặc thay thế các phục hình, miếng trám không đúng kỹ thuật nếu người bệnh đã trám, niềng, làm răng sứ…
- Nhổ các răng bị tổn thương quá nặng.
- Cố định các răng đang bị lung lay.
- Cạo vôi răng trước khi điều trị vì nguyên nhân gây bệnh viêm nướu là do vi khuẩn trong mảng bám và cao răng. Vì thế, khi điều trị viêm nướu răng, bác sĩ sẽ cạo vôi răng cho bệnh nhân để dọn sạch vi khuẩn.
Nếu nướu bị viêm quá nặng, giữa răng và nướu có mủ, sẽ phải nạo sạch mủ rồi làm sạch răng. Nếu bị áp xe răng, sẽ phải rạch áp xe. Nếu nướu tổn thương quá nặng, bị tụt về phía chân răng, sẽ ghép thêm nướu.
Khi nướu và các mô quanh răng mất đi khả năng giữ răng thì phải nhổ bỏ răng.
Sau khi loại bỏ vi khuẩn, nướu răng sẽ lành lại dần, các vết loét trên nướu sẽ dần biến mất.
6. Viêm nướu triển dưỡng
Là một thuật ngữ để nói về tình trạng của bệnh nha chu, dạng bệnh lý của viêm lợi vì biểu hiện của bệnh này có liên quan đến nướu, lợi… Triển dưỡng tức là sưng phồng lên.
Dấu hiệu của viêm nướu triển dưỡng được biểu hiện như sau:
- Dễ chảy máu nướu khi đánh răng, có trường hợp không có tác động nhưng vẫn bị chảy máu răng.
- Vôi răng quá nhiều, dày từ 2mm trở lên, phủ lên lợi và bắc cầu từ răng này qua răng khác.
- Trường hợp nướu viêm lan rộng ra giữa răng, với những răng bị sâu, có lỗ, không được trám hoặc vết trám bị bong, nướu răng phồng lên, cảm giác có một cục thịt ở giữa răng.
Tuy không nguy hiểm đến tính mạng, nhưng viêm nướu triển dưỡng ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe răng miệng. Đây là giai đoạn phát triển nặng của viêm lợi. Trường hợp này không thể giữ lại răng, vì chân răng đã bị hủy hoại do viêm nhiễm quá nặng, không thể phục hồi được.
Chính thế, khi phát hiện có những dấu hiệu trên, bạn hãy nhanh chóng đến gặp bác sĩ, để được điều trị càng sớm càng tốt.
Để điều trị bệnh này, cần kết hợp điều trị tại nha khoa với các biện pháp hỗ trợ tại nhà.
Bác sĩ sẽ tiến hành điều trị viêm nướu triển dưỡng theo các bước sau:
- Khám và lên phác đồ điều trị.
- Xét nghiệm máu để xác định bệnh nhân viêm nướu có mắc các bệnh mãn tính: máu khó đông, tiểu đường, huyết áp không.
- Vệ sinh răng miệng, đảm bảo môi trường khoang miệng sạch khuẩn.
- Cạo vôi răng, chú ý không làm ảnh hưởng đến nướu và men răng.
- Cắt bỏ mô nướu bị viêm, tái tạo viền nướu.
- Vệ sinh sạch lại khoang miệng và vị trí nướu vừa tái tạo bằng cách rửa bằng nước muối.
- Đắp bột băng nha chu để nướu phục hồi. Thời gian lành thương sẽ mất khoảng 1 tuần.
- Kết hợp với phác đồ điều trị, bác sĩ sẽ kê thêm một đơn thuốc (kháng sinh và kháng viêm) để hỗ trợ quá trình điều trị, giúp hồi phục nhanh hơn.
7. Viêm nướu lợi và cách điều trị
Khi bị sưng nướu răng nhẹ, có thể sử dụng phương pháp dân gian là dùng mật ong để trị viêm nướu lợi, vì mật ong có thể tăng sức đề kháng cho cơ thể và trị các bệnh lý răng miệng rất tốt.
Sử dụng mật ong cùng với chanh, muối…cũng có thể chữa viêm nướu răng rất hiệu quả. Kiên trì thực hiện hàng ngày, sẽ cho bạn kết quả khả quan.
Nếu chữa bằng mật ong chưa được hiệu quả, bạn nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và tư vấn. Tùy từng trường hợp viêm nhiễm, bạn sẽ được bác sĩ điều trị như sau:
- Nếu nướu răng bị sưng, nhức… ở mức độ nhẹ, bác sĩ sẽ cạo sạch vôi răng để ngăn vi khuẩn từ vôi răng, tấn công vùng nướu răng, làm tăng mức độ viêm nhiễm.
- Nướu răng có mủ, Bác sĩ sẽ lấy vôi răng, làm sạch túi mủ chứa vi khuẩn dưới nướu răng, kê thêm một số loại thuốc kháng sinh, chống viêm cho bệnh nhân.
- Khi nướu răng bị sưng vì mọc răng khôn, bạn sẽ phải nhổ răng khôn để không làm ảnh hưởng đến răng kế cận.
- Trường hợp nướu sưng quá nặng, răng lung lay, ảnh hưởng đến mô mềm. Bạn sẽ phải phẫu thuật để loại bỏ phần nha chu bị tổn thương, để tránh những hậu quả về sau.
Hiệu quả điều trị viêm nướu sẽ phụ thuộc vào chế độ chăm sóc và vệ sinh răng miệng của bệnh nhân.
8. Cách phòng ngừa viêm nướu lợi hiệu quả
Để ngăn ngừa và hạn chế tình trạng sưng, viêm nướu lợi, tránh những bệnh lý về sau. Cách phòng ngừa tốt nhất là có một chế độ chăm sóc răng miệng tích cực:
- Thường xuyên dùng chỉ nha khoa để làm sạch thức ăn ở kẽ và chân răng, tránh kéo chỉ mạnh tay vì sẽ gây chảy máu nướu.
- Chải răng ít nhất 2 lần/ ngày, sau khi ăn 30 phút và trước khi đi ngủ, mỗi lần chải răng trung bình từ 2 đến 3 phút bằng bàn chải lông mềm, chải răng nhẹ nhàng, tránh làm tổn thương nướu răng.
- Thường xuyên súc miệng bằng nước muối hoặc nước trà xanh để sát khuẩn và giảm tình trạng sưng, viêm
- Bổ sung Vitamin A, C như: súp lơ xanh, đu đủ, khoai lang, cam, chanh, bưởi…
- Uống ít nhất 2 lít nước/ ngày để hạn chế tình trạng khô miệng. Nhai kẹo cao su không đường để tăng cường tiết nước bọt nếu miệng quá khô.
- Không hút thuốc lá, không uống rượu, bia, nước ngọt…Hạn chế ăn các thực phẩm nhiều đường như bánh, kẹo,
- Cạo vôi răng định kỳ 2 lần/ năm.
- Massage nướu để tăng cường lưu thông máu, giúp nướu răng khỏe mạnh
Hy vọng bài viết có thể cung cấp đến bạn những thông tin cần thiết về vấn đề viêm nướu lợi. Để tránh những tổn thương liên quan đến nướu, lợi…Bạn nên chú ý nhận biết những dấu hiệu viêm nướu càng sớm càng tốt, để có cách điều trị kịp thời. Khi nướu răng có những biểu hiện sưng, nhức ở mức độ nặng, bạn nên đến phòng khám Nha khoa uy tín để bác sĩ khám, tìm ra nguyên nhân và điều trị sớm, tránh gây ra những biến chứng về sau.