Niềng răng bị lở miệng là một trong những tình trạng thường gặp, nhất là niềng răng mắc cài. Bởi các cạnh của mắc cài thường cọ xát vào mô mềm khiến mô mềm bị tổn thương. Bên cạnh đó cũng còn nhiều nguyên nhân khác gây lở miệng khi niềng răng. Để hiểu hơn về tình trạng cũng như cách giảm lở miệng, hãy cùng My Auris tìm hiểu qua bài viết sau đây.
Mục Lục
Vì sao niềng răng bị lở miệng?
Mặc dù có nhiều nguyên nhân có thể gây ra tình trạng loét miệng nhưng khả năng cao là các khí cụ niềng răng gây ra tình trạng này, đặc biệt là vào thời gian đầu mới điều trị, chưa thích nghi. Khi niềng răng, khí cụ như mắc cài, khay niềng,… được đeo vào răng để tác động lực giúp kéo chỉnh răng di chuyển về đúng vị trí trên cung hàm và chuẩn khớp cắn sinh lý. Các khí cụ này có thể cọ xát vào phần má, môi, mô mềm bên trong, đặc biệt là lúc ăn nhai, hoạt động nhiều như nói, cười,…
Tình trạng cọ xát này nếu không được khắc phục, sẽ làm tổn thương đến vùng niêm mạc miệng tạo ra các vết lở loét nhỏ trên miệng. Các vết loét nà sẽ tiếp tục lan rộng và là nơi trú ngụ của vi khuẩn gây hại. Khi bị lở loét, sẽ không chỉ gây ra tình trạng đau đớn, khó chịu mà còn cản trở ăn nhai, nhất là ăn các thực phẩm có vị mặn, chua, cay,…
Ngoài ra, một số nguyên nhân khác dẫn đến tình trạng lở miệng khi niềng răng nữa là:
- Lở miệng do thay đổi nội tiết tố trong thời gian có kinh nguyệt
- Lở miệng do căng thẳng, stress, thiếu ngủ
- Lở miệng do chấn thương, va đập
- Lở miệng do thiếu vitamin C, vitamin nhóm B
- Lở miệng do đánh răng không đúng cách
Như vậy, lở miệng khi niềng răng do nhiều nguyên nhân gây ra. Trong đó, chủ yếu do mắc cài, khay niềng cọ xát vào mô mềm gây tổn thương và lở loét.
Biểu hiện, dấu hiệu của niềng răng bị lở miệng
Lở miệng có thể dễ dàng nhận biết qua quan sát những vết loét nông, nhỏ ở niêm mạc miệng. Các vết loét ban đầu có màu trắng, sau đó chuyển sang đỏ và vàng. Vùng da xung quanh vết loét thường sưng đỏ.
Bên cạnh đó, lở miệng còn được nhận biết bởi một số dấu hiệu như:
- Trong khoang miệng xuất hiện một hoặc nhiều vết đau, đốm đỏ hoặc sưng phát triển thành những vết lở, loét bên trong má, nướu, môi và lưỡi.
- Khu vực vết loét có màu trắng đục hoặc màu vàng
- Cảm giác đau rát, khó chịu nhất là khi ăn uống, cười nói.
Việc nhận biết sớm các dấu hiệu của lở miệng sẽ giúp mọi người tìm cách khắc phục sớm để thuyên giảm đau rát nhanh chóng, không làm ảnh hưởng đến sinh hoạt và cuộc sống.
Niềng răng bị lở miệng phải làm sao?
Để giảm lở miệng khi niềng răng, cũng có khá nhiều cách. Mọi người xem xét cách khắc phục phù hợp để áp dụng ngay cho mình nhé.
Sử dụng sáp chỉnh nha
Sáp chỉnh nha thường được bác sĩ khuyên dùng khi thực hiện chỉnh nha để thuyên giảm vết loét. Sáp chỉnh nha giúp làm dịu và bảo vệ mô mềm trong khoang miệng khỏi sự cọ xát của khí cụ chỉnh nha. Từ đó, hạn chế ma sát và giảm đi các vết loét, đau rát khi lở loét miệng.
Sáp chỉnh nha có thể mua tại các hiệu thuốc hoặc các cơ sở chỉnh nha. Cách sử dụng dễ dàng, chỉ cần làm theo hướng dẫn của nhà sản xuất là thoa một lớp sáp lên vết loét và sáp sẽ hoạt động như hàng rào bảo vệ giúp ngăn ngừa va chạm và kích ứng.
Việc sử dụng sáp nha khoa rất an toàn, do đó, không cần lo lắng khi bôi sáp lên vết thương hở như vùng niêm mạc đang bị loét.
Giảm lở miệng bằng thuốc
Để giảm các vết loét nhanh chóng, người chỉnh nha có thể đến các hiệu thuốc để được bác sĩ, dược sĩ tư vấn về các loại thuốc đặc trị phù hợp. Các loại thuốc này thường không kê đơn, có thể làm ngưng quá trình lở loét, làm khô miệng vết thương và vết loét nhanh lành.
Thuốc giảm lở miệng có nhiều loại như nước súc miệng, gel, chất lỏng và thuốc xịt. Tùy vào nhu cầu, tình trạng mà bác sĩ tư vấn sử dụng loại phù hợp.
Sử dụng nước muối
Vi khuẩn có thể khiến cho vết loét lan nhanh chóng và gây đau đớn nhiều hơn. Lúc này, người chỉnh nha có thể sử dụng nước muối loãng hoặc nước muối sinh lý súc miệng để diệt khuẩn, khử trùng vết thương và làm sạch khoang miệng.
Sử dụng nước muối súc miệng 2-3 lần/ ngày để gia tăng hiệu quả, làm sạch răng miệng, tiêu diệt vi khuẩn gây hại.
Đánh răng đúng cách và thường xuyên
Với những người chọn khí cụ tháo lắp thì không có gì đáng nói nhưng với khí cụ mắc cài thì khó vệ sinh răng miệng và nếu đánh răng không đúng cách sẽ gây đau nhức và tổn thương mô mềm.
Do đó, người chỉnh nha cần thường xuyên vệ sinh răng miệng nhưng cần đánh răng đúng kỹ thuật, nhẹ nhàng để loại bỏ mảng bám, vi khuẩn và vụn thức ăn. Đồng thời, việc đánh răng đúng cách còn hạn chế bung tuột mắc cài.
Điều chỉnh các khí cụ chỉnh nha không chắc chắn
Khí cụ chỉnh nha có thể lỏng lẻo do tác động va chạm khi ăn uống hoặc ngoại lực. Điều này có thể dẫn đến việc niềng răng bị lở miệng. Vì vậy, khi có vấn đề phát sinh, người chỉnh nha nên đến nha khoa lập tức điều chỉnh kịp thời.
Dùng trà túi lọc giảm lở miệng
Hãy ngâm trà túi lọc trong một cốc nước ấm và đặt trực tiếp lên phần lở loét miệng. Túi trà sẽ giúp giảm viêm và có khả năng khử khuẩn khiến cảm giác đau loét giảm đi nhanh chóng.
Sử dụng lớp phủ silicon chỉnh nha
Những lớp phủ này có tác dụng tương tự như sáp chỉnh nha. Các nắp silicon chỉnh nha giúp ngăn che sự tiếp xúc của môi, má trong, từ đó giảm sự cọ xát với khí cụ niềng răng. Hơn nữa, silicon không bị phân hủy như sáp nên giúp chúng bảo vệ được lâu, giảm cảm giác đau rát đáng kể.
Giữ độ ẩm trong khoang miệng
Nước bọt có tác dụng sát trùng hiệu quả, giúp giảm viêm loét miệng khi niềng răng. Tuy nhiên, đôi khi miệng bị khô, ít nước bọt dẫn đến nhiều nguy cơ như sâu răng, viêm nướu, hôi miệng và khiến các vết loét trở nên nặng hơn. Do vậy, khi niềng răng, người niềng răng hãy uống nhiều nước, đôi khi không cần uống 1 lần quá nhiều mà nhấp từng ngậm nhỏ thường xuyên cũng giúp miệng giữ được độ ẩm cần thiết, giảm nguy cơ lở miệng và đau rát do lở miệng.
Các thực phẩm cần tránh khi lở miệng
Khi lở miệng, bên cạnh việc uống nhiều nước, người chỉnh nha còn nên bổ sung nhiều vitamin và khoáng chất cho cơ thể để tăng cường miễn dịch và giúp vết lở mau lành. Ngoài ra, người niềng răng bị lở miệng còn cần hạn chế một số thực phẩm sau:
- Tránh thực phẩm cay, thực phẩm chứa nhiều acid bởi các thực phẩm này khiến vết loét có thể bị kích ứng nặng hơn.
- Hạn chế uống đồ uống có ga như soda, nước ngọt,…
- Tránh ăn mặn, thực phẩm có nhiều gia vị
- Nên chế biến thức ăn lỏng, mềm, dễ ăn, nguội để tránh kích ứng vết loét
- Niềng răng cũng nên hạn chế thực phẩm, đồ ăn quá cứng, quá dai hoặc dễ giắt mắc cài
- Hạn chế đồ ăn, thức uống nhiều đường
Hy vọng với những thông tin trong bài viết về niềng răng bị lở miệng giúp mọi người nắm được nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng. Trong thời gian niềng răng, nếu như có vấn đề xảy ra nên đến nha khoa thăm khám và khắc phục kịp thời, kể cả lở loét miệng. Nếu vẫn còn băn khoăn, hãy liên hệ ngay nha khoa My Auris để được tư vấn và giải đáp chi tiết hơn nhé.
Anh Thy