Tham gia nghĩa vụ quân sự để bảo vệ, đóng góp phần xây dựng quốc phòng toàn dân – Đây là trách nhiệm cao quý cũng như là nghĩa vụ thiêng liêng của mỗi công dân Việt Nam. Hiện nay, một số quy định đi nghĩa vụ quân sự đã được thay đổi nên có không ít bạn trẻ quan tâm và tìm hiểu. Đặc biệt đối với vấn đề trồng răng giả có đi nghĩa vụ không? Để có được câu trả lời, mời bạn tham khảo bài viết sau đến từ nha khoa My Auris nhé!
Mục Lục
Các quy định liên quan đến sức khỏe răng miệng trong nghĩa vụ quân sự
Những tiêu chí và quy định sức khỏe cho người tham gia nghĩa vụ quân sự được đề cập chi tiết trong Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP thuộc khoản 2 điều 4 của thông quy định cách tính điểm và cách ghi phiếu sức khỏe nghĩa vụ. Trồng răng giả có đi nghĩa vụ không thì theo khoảng 2, 3, 4, 5 điều 9 cùng thông tư có chỉ dẫn cách phân loại sức khỏe.
Một số chỉ tiêu chấm điểm được đề cập mà bạn cần chú ý:
- Loại 1: 8 chỉ tiêu đạt điểm 1, có thể tham gia phục vụ ở hầu hết các quân và binh chủng.
- Loại 2: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 2, có thể tham gia phục vụ trong phần lớn các quân và binh chủng.
- Loại 3: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 3, có thể tham gia phục vụ ở một số quân và binh chủng.
- Loại 4: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 4, có thể tham gia phục vụ hạn chế ở một số quân và binh chủng.
- Loại 5: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 5, có thể tham gia vào làm một số công việc hành chính sự vụ (khi có lệnh từ tổng động viên).
- Loại 6: Có ít nhất 1 chỉ tiêu có điểm 6, đây là loại sức khỏe được chỉ định miễn tham gia nghĩa vụ quân sự.
Hầu hết hiện nay mọi người đều biết sức khỏe răng miệng chính là một trong những tiêu chí đánh giá trong phiếu sức khỏe nghĩa vụ quân sự. Việc mất răng hay các vấn đề răng miệng được nhiều người quan tâm trước khi đăng ký nghĩa vụ quân hoặc tham gia thi tuyển vào các trường quân đội.
Đồng thời, trồng răng giả có đi nghĩa vụ không sẽ được xếp loại, đánh giá theo từng trường hợp mất răng được quy định tại số 21 mục II (phụ lục 01) – Được ban hành kèm với thông tư 45/2019/TT-BCA:
- Người còn đủ 28 răng – không tính răng khôn: Xếp loại 1
- Mất ≤ 3 răng, trong đó có 1 răng hàm lớn hay răng cửa, sức ăn nhai còn lại 85% trở lên: Xếp vào loại 2
- Mất 4 răng, trong đó ≤ 2 răng hàm lớn hay răng cửa, khả năng ăn nhai còn 70% trở lên: Xếp vào loại 3
- Người mất từ 5 đến 7 răng, trong đó có ≤ 3 răng hàm lớn hay răng cửa, khả năng ăn nhai còn từ 50% trở lên: Xếp vào loại 4
- Người mất trên 7 chiếc răng, trong đó > 3 răng hàm lớn hay răng cửa, khả năng ăn nhai còn dưới 50%: Xếp loại 5
Giải đáp trồng răng giả có đi nghĩa vụ không?
Theo các quy định lẫn tiêu chí xét tuyển nêu trên, tùy vào mỗi trường hợp và tình trạng mất răng thì việc xếp loại sức khỏe từ loại 2 đến 5. Do đó, nếu thuộc bất kỳ trường hợp mất răng được nêu trên phục lục, việc trồng răng giả có đi nghĩa vụ không thì bạn vẫn đảm bảo đủ điều kiện sức khỏe răng miệng để tham gia.
Đồng thời, việc miễn tham gia nghĩa vụ quân sự không chỉ dựa vào mỗi việc bị mất răng, mà nó còn phụ thuộc vào việc đánh giá sức khỏe ăn nhai và các tiêu chí sức khỏe tổng thể khác. Chỉ trừ trường hợp tình trạng sức khỏe có 1 chỉ tiêu thuộc loại 6 thì mới không đủ điều kiện tham gia xét tuyển vào nghĩa vụ quân sự.
Các phương pháp hỗ trợ phục hình răng mất trên cung hàm
Trồng răng giả có đi nghĩa vụ không thì đây là tình trạng bạn vẫn đáp ứng đủ tiêu chí để tham gia, đồng thời không được miễn nghĩa vụ quân sự nếu chỉ dựa vào điểm mất răng. Do đó, khi mất răng sẽ cần khắc phục càng sớm càng tốt. Cụ thể, có 3 phương pháp phổ biến hỗ trợ phục hình răng đã mất đang được nhiều người lựa chọn.
Trồng răng Implant
Cắm Implant chính là biện pháp phục hình răng đã mất tiên tiến nhất và có tuổi thọ sử dụng cao nhất hiện nay. Răng Implant có cấu trúc bao gồm trụ Implant, khớp nối Abutment, mão răng sứ. Tất cả sẽ liên kết với nhau và được gắn tích hợp với xương hàm.
Trồng Implant có nhiều điểm nổi bật, hỗ trợ khôi phục khả năng ăn nhai và mang lại tính thẩm mỹ cao. Đồng thời, kỹ thuật Implant còn giúp hạn chế được tình trạng tiêu xương khi mất răng. Cấy ghép Implant có thể phục hình răng bị mất tại nhiều vị trí khác nhau, thậm chí là cấy ghép toàn hàm.
Cầu răng sứ
Cầu răng sứ cũng là kỹ thuật được đông đảo người mất răng áp dụng. Bác sĩ cần tiến hành mài hai răng bên cạnh để làm trụ nâng đỡ. Tiếp đến cầu răng sứ được gắn lên thay thế cho răng đã mất.
Biện pháp này có nhiều ưu điểm, giúp cố định và đảm bảo khả năng ăn nhai tốt, mang lại tính thẩm mỹ cao cho gương mặt. Tuy nhiên, sử dụng cầu răng sứ thì thời gian về sau có thể dễ xảy ra hiện tượng xương hàm bị tiêu biến, gây nên nhiều biến chứng nghiêm trọng. Đồng thời, cầu răng sứ cũng không có tuổi thọ sử dụng lâu bền như các răng trồng Implant.
Hàm tháo lắp
Hàm tháo lắp là phương pháp đã được sử dụng từ rất lâu và đến nay vẫn được nhiều người lựa chọn. Biện pháp hàm giả tháo lắp được ưa chuộng bởi có giá thành rẻ, phục hình răng bị mất nhanh chóng và có thể thuận tiện trong việc tháo lắp. Tuy nhiên, hiện biện pháp này chủ yếu được sử dụng cho người lớn tuổi, không yêu cầu cao về khả năng ăn nhai và tính thẩm mỹ. Còn đối với người trẻ, bạn cần cân nhắc trước khi quyết định chọn phục hình với phương pháp này.
Hàm tháo lắp hiện được chế tạo gồm răng giả được lắp ở trên phần nướu giả, bộ phận móc nối để móc vào các răng thật. Vì phương pháp khắc phục răng mất hình thành từ lâu nên hàm tháo lắp còn nhiều mặt hạn chế. Khả năng ăn nhai không được hồi phục chắc chắn và cũng chưa ngăn được tình trạng tiêu xương hàm.
Tóm lại, trồng răng giả có đi nghĩa vụ được không thì bạn vẫn hoàn toàn tham gia phục vụ Đất Nước, chỉ chỉ khi trường hợp của bạn rơi vào loại 6 như đã thông tin về quy trình trên. Các bác sĩ nha khoa My Auris cũng khuyên bạn, nếu không may bị mất răng hãy thăm khám ngay với chúng tôi để được hỗ trợ kiểm tra, lên phác đồ điều trị an toàn. Điều này sẽ tránh các biến chứng và ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của bạn về sau.
Yến Nhi