[Tư vấn nha khoa] Niềng răng có ăn được không?

[Tư vấn nha khoa] Niềng răng có ăn được không?

Hầu hết tất cả những người mới thực hiện niềng răng đều có chung một cảm giác lo lắng, không biết niềng răng có ăn được không? Liệu ăn gì để duy trì sức khỏe ổn định phục vụ quá trình chỉnh nha. Để có lời giải đáp cho các vấn đề thắc mắc này, mời bạn tham khảo qua các chia sẻ đến từ bác sĩ chuyên môn của nha khoa My Auris. Từ đó hy vọng bạn sẽ an tâm hơn trong suốt quá trình chỉnh nha của mình.

Niềng răng có ăn được không? Thực phẩm có tầm quan trọng gì đến quá trình chỉnh nha?

Khi niềng răng có ăn được không thì theo chia sẻ từ bác sĩ, quá trình niềng không làm ảnh hưởng nhiều đến quá trình ăn uống của bạn. Do đó bạn vẫn ăn nhai như bình thường, nếu bạn giữ được thói quen ăn uống phù hợp, đúng cách sẽ hạn chế được việc bung, gãy các mắc cài đã xảy ra. Điều này có thể giúp bạn rút ngắn được nhiều thời gian niềng, mang lại hiệu quả chỉnh nha an toàn nhất.

Niềng răng có ăn được không? Thực phẩm có tầm quan trọng gì đến quá trình chỉnh nha?
Niềng răng có ăn được không? Thực phẩm có tầm quan trọng gì đến quá trình chỉnh nha?

Cụ thể có một số lưu ý giải thích cho tầm quan trọng của việc ăn uống trong chỉnh nha:

  • Người niềng nên chú ý việc nên ăn gì, uống gì, kiêng gì để giúp hạn chế tình trạng bung tuột mắc cài, dây cung. Bởi nếu bạn ăn phải các đồ dai, cứng hay uống nhiều loại nước chứa nhiều axit sẽ làm mắc cài bị oxi hóa, dẫn đến tình trạng hư hỏng mắc cài, dây cung. Điều này không những ảnh hưởng đến hiệu quả chỉnh nha mà còn làm tổn thương nướu, mô mềm trong khoang miệng.
  • Việc ăn uống cẩn thận trong khi niềng sẽ giúp bạn giảm bớt tình trạng ê răng, đau nhức một cách hiệu quả. Bởi trong quá trình niềng, răng sẽ dịch chuyển về đúng vị trí trên cung hàm do đó nó sẽ yếu và nhạy cảm hơn so với bình thường.
  • Ăn uống hợp lý khi niềng cũng giúp tăng cường sức khỏe răng miệng, đảm bảo cung cấp đủ các chất dinh dưỡng cho cơ thể mà vẫn mang lại hiệu quả chỉnh nha tối ưu. Đặc biệt, bạn có thể hạn chế được tình trạng sụt cân, hóp má khi niềng.

Người niềng răng nên ăn gì?

Khi niềng răng, các bác sĩ luôn có các yêu cầu cần người bệnh thực hiện – Chính là xây dựng chế độ ăn hợp lý, niềng răng có ăn được không thì chỉ nên ăn các món được chỉ định từ bác sĩ. Điều này sẽ giúp giảm bớt các tác động của khí cụ, mắc cài lên môi má. Nếu bạn không tuân thủ, chúng có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và kết quả chỉnh nha.

Người niềng răng nên ăn gì?
Người niềng răng nên ăn gì?

Dưới đây có một số thực phẩm tham khảo cho bạn khi không biết niềng răng nên ăn gì.

Sữa, thực phẩm làm từ sữa

Để giải đáp cho những câu hỏi niềng răng bổ sung gì thì thực phẩm mà bác sĩ gợi ý đầu tiên đó chính là sữa, thực phẩm làm từ sữa. Trong khoảng thời gian đầu thường có cảm giác ê buốt và có thể dẫn đến tình trạng chán ăn. Do đó, việc bổ sung các món như sữa chua, phô mai, bơ mêm,… sẽ cung cấp đủ các chất béo cho cơ thể nhằm tránh tình trạng sụt cân hay hóp má.

Món ăn mềm 

Sau khi niềng, tuyệt đối không được ăn các thực phẩm quá dai hay quá cứng. Mà thay vào đó bạn chỉ nên ăn các loại đồ mềm, đồ hầm dễ nhai như phở, cơm nấu mềm, cháo, soup,… Những món như cá, tôm, thịt sẽ cần đảm bảo được nấu chín kỹ và xé nhỏ ra trước khi ăn.

Đồng thời, những món ăn như bánh bông lan, bánh mì mềm, đậu hũ cũng là các món thích hợp cho người đang niềng răng. Chúng sẽ giúp người bệnh kích thích vị khác, xóa bỏ cảm giác chán ăn một cách nhanh chóng.

Trứng hay các món được làm từ trứng

Ngoài sữa, trứng cũng được coi là món ăn quốc dân của nhiều người niềng răng. Bởi lẽ nó có thể được chế biến thành khá nhiều món khác nhau, cung cấp nhiều chất dinh dưỡng giúp cơ thể hoạt động một ngày dài.

Tuy nhiên, niềng răng có ăn được không đối với trứng, bạn không nên quá lạm dụng nó. Nhằm đảm bảo sức khỏe toàn diện, bạn chỉ nên ăn tối đa là 4 quả trong một tuần và không quá 2 quả trong một ngày nhé!

Tăng cường bổ sung vitamin từ các loại rau, củ, quả

Những loại rau củ quả tươi chính là thực phẩm phù hợp nhất cho những ai đang tìm hiểu về vấn đề niềng răng nên bổ sung gì. Ăn nhiều rau củ quả có thể giúp bạn cung cấp chất xơ, vitamin cần thiết đối với sự phát triển của cơ thể.

Niềng răng nên hạn chế ăn thực phẩm nào?

Niềng răng nên hạn chế ăn thực phẩm nào?
Niềng răng nên hạn chế ăn thực phẩm nào?

Để biết niềng răng có ăn được không, song hành với nhóm thực phẩm được khuyến khích bổ sung sẽ có các thực phẩm cần bạn hạn chế. Bởi khi niềng, chế độ ăn sẽ bị đảo lộn khá nhiều. Nếu bạn loại bỏ các loại thực phẩm sau đây thì thời gian niềng sẽ được diễn ra nhanh chóng và có được tính hiệu quả cao nhất.

  • Đồ ăn quá cứng, dai, dẻo như bánh nếp, bánh dày, sườn nướng, bạch tuộc nướng,…
  • Những món ăn cần lực nhai nhiều như kẹo cứng, đá viên,…
  • Tránh ăn các món quá nóng như lẩu, hay quá lạnh như đá bào, kem,…
  • Không nên ăn sụn gà, gặm xương, chân gà, nấm kinh châm,…
  • Nếu bạn đang thực hiện niềng răng với mắc cài sứ thì sẽ cần hạn chế các thực phẩm sẫm màu, dễ làm ố vàng các mắc cài.

Lưu ý vệ sinh răng miệng trong quá trình niềng 

Lưu ý vệ sinh răng miệng trong quá trình niềng 
Lưu ý vệ sinh răng miệng trong quá trình niềng

Vệ sinh răng miệng là điều vô cùng quan trọng mà bạn cần phải thực hiện thường xuyên ngay cả khi không niềng răng. Nhằm giúp loại bỏ các vi khuẩn sinh sôi gây nhiều ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe răng miệng – Đây cũng là điểm mà bác sĩ lưu ý đến bạn bên cạnh những giải đáp niềng răng có ăn được không khi thăm khám.

Theo đó, bạn nên sử dụng các loại bàn chải có lông mềm để không gây tình trạng chảy máu, đồng thời sử dụng loại kem đánh răng có chứa flour nhằm giúp răng được chắc khỏe hơn, giảm tình trạng ố vàng và ngăn ngừa tình trạng sâu răng được hiệu quả nhất.

Nếu thức ăn đang bám sâu vào kẽ răng, bạn nên dùng bàn chải kẽ nha khoa, máy tăm nước để giúp loại bỏ thay vì dùng tăm như thông thường. Bạn cũng nên đánh răng khoảng từ 4 đến 5 lần mỗi ngày, nhất là sau khi ăn để răng miệng luôn trong trạng thái sạch sẽ.

Như vậy, nha khoa My Auris đã gợi ý đến bạn những món nên ăn và không nên ăn trong quá trình niềng, đồng thời giải đáp chi tiết niềng răng có ăn được không. Thực tế, việc ăn uống chỉ gặp khó khăn trong khoảng thời gian đầu, về sau chỉ cần bạn tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ là đã có thể ăn uống như bình thường. Thăm khám với chúng tôi, bác sĩ của My Auris sẽ giúp bạn giải đáp và kiểm tra, điều trị chỉnh nha đạt kết quả cao nhé!

Yến Nhi

chat zalo
messenger