Hiện nay, trồng răng nanh không còn là vấn đề quá phức tạp, bởi trồng răng giả đang là phương pháp được rất nhiều người lựa chọn. Bị mất răng nanh không chỉ ảnh hưởng tới vấn đề thẩm mỹ khi giao tiếp, mà còn ảnh hưởng đến khả năng cắn xé thức ăn của bạn. Răng nanh sau khi trồng sẽ mang lại cho bạn vẻ đẹp tự nhiên và phục hồi lại chức năng vốn có. Vậy cách trồng răng nanh như thế nào? trồng răng nanh bao nhiêu tiền? và đâu là phương pháp trồng răng nanh nhọn tốt nhất? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Mục Lục
1. Vị trí và chức năng của răng nanh.
Răng nanh là răng nằm sát với 4 răng cửa, nằm giữa răng cửa phía trước và răng cối phía trong. Mặt nhai của răng nanh không bằng răng cửa, đồng thời cũng mỏng như răng cửa, lại không có gờ rãnh và to như răng cối mà nó hơi nhọn, dài và rất sắc bén, có nhiệm vụ đảm nhận chức năng cắn, xé thức ăn.
Răng nanh thường nằm ở góc hàm, nên nó có vai trò nâng đỡ và giúp khuôn mặt của bạn tự nhiên và trẻ trung hơn. Một số răng nanh mọc không đúng vị trí sẽ được bác sĩ chỉnh lại để chúng thực hiện đúng chức năng của mình.
2. Hậu quả nguy hiểm khi mất răng nanh
Răng nanh có vai trò rất quan trọng, nếu không may mất răng nanh sẽ để lại những hậu quả sau:
- Mất răng nanh làm suy giảm chức năng cắn, xé thức ăn vì răng nanh có cấu tạo chắc hơn răng cửa, chuyên dùng để cắn, xé những thức ăn dai, cứng. Vì thế, nếu bị mất răng nanh, các răng cửa sẽ phải hoạt động nhiều hơn, lâu ngày răng cửa sẽ bị suy yếu.
- Răng nanh không còn sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến cơ quan tiêu hoá: thiếu răng nanh, hoạt động ăn nhai sẽ bị suy giảm, thức ăn không được xé nhỏ để răng hàm nhai nhuyễn, làm cho dạ dày khó tiêu hoá thức ăn, gây ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng, lâu dài sẽ làm ảnh hưởng đến chức năng của cơ quan tiêu hoá.
- Mất răng nanh sẽ gây khó khăn khi phát âm, nhất là khi đọc âm gió như “th”, “ph”, “x”…, lâu ngày dễ hình thành tật nói ngọng.
- Nếu khiếm khuyết răng nanh quá lâu, sẽ khiến xương hàm tại vị trí mất răng bị tiêu dần đi, răng kế cận mất đi lực nâng đỡ, dễ bị đổ nghiêng về phía có khoảng trống. Răng nanh đối diện răng mất có xu hướng trồi lên,làm mất cân bằng giữa các răng. Khi bị tiêu xương hàm, vùng da ở vị trí mất răng sẽ bị nhăn lại và hóp vào bên trong, khiến khuôn mặt trông già hẳn đi.
- Phần nướu ở vị trí răng nanh bị mất dễ bị tồn đọng thức ăn, vị trí này cũng khó vệ sinh, lâu ngày mảng bám thức ăn tích tụ vi khuẩn, sẽ gây ra các triệu chứng viêm nhiễm, sưng nướu, viêm nha chu… gây ảnh hưởng trực tiếp đến các răng bên cạnh.
3. Trồng răng nanh giá bao nhiêu?
Trồng lại răng nanh ngay khi bị mất răng là việc vô cùng cần thiết. Bạn có thể tham khảo một số phương pháp phục hình răng nanh phổ biến, và chi phí cụ thể của từng phương pháp hiện nay như sau:
-
Hàm giả tháo lắp
Đây là phương pháp dùng các răng phục hình có thể tháo lắp được để thay thế răng nanh đã mất. Hàm tháo lắp có cấu tạo là một nền hàm làm từ nhựa Acrylic hoặc Polymer, bên trên đính răng phục hình.
Chi phí trồng răng nanh theo phương pháp này tương đối thấp, phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng. Dao động khoảng 1- 10 triệu/ hàm tùy loại. Nhưng đây là hàm giả không cố định, nên dễ lung lay khi ăn nhai. Răng tháo lắp không có chân răng nên sẽ không ngăn được quá trình tiêu xương hàm, gương mặt nhanh lão hóa và các bệnh lý nha khoa.
-
Cầu răng sứ
Là phương pháp trồng răng nanh cố định, khi phục hình răng đã mất, bằng cách mài 2 răng kế cận để làm trụ đỡ cho dãy cầu sứ. Cầu răng sứ gồm một hoặc nhiều răng dính liền với nhau, cố định trên hàm bằng cách chụp lên hai trụ răng thật kế cận bằng xi măng nha khoa.
Điều kiện trồng răng nanh bằng cầu răng sứ là hai răng kế cận răng bị mất phải khoẻ mạnh và mọc ngay ngắn.
Đây là phương pháp trồng răng này nhiều người áp dụng vì so với hàm giả tháo lắp, cầu răng sứ sẽ chắc chắn hơn, tuy nhiên, phương pháp này chỉ phục hình phần trên của răng mà không có chân răng nên răng cũng dễ bị lệch nếu sử dụng lực mạnh khi cắn, xé đồ ăn.
Cầu răng sứ cũng có nhược điểm là không ngăn được tình trạng tiêu xương hàm. Nếu quá trình phục hình răng sứ không được cẩn thận và chính xác thì rất dễ khiến thức ăn bám bị bám lại xung quanh răng giả, lâu ngày sẽ gây hôi miệng, viêm nướu…
Chi phí trồng răng nanh bằng cầu răng sứ sẽ được tính bằng tổng tiền của 3 mão răng sứ. Ví dụ, mão răng sứ bạn chọn có giá 2.5 triệu/chiếc thì tổng số tiền cần trả khi trồng 1 chiếc răng nanh sẽ là: 3 x 2.5 = 7,5 triệu.
-
Cấy ghép Implant
Implant là kỹ thuật khôi phục khả năng ăn nhai và thẩm mỹ tiên tiến nhất hiện nay. Bác sĩ sẽ cấy ghép một trụ Implant tương đương với chân răng vào bên trong xương hàm, bên trên sẽ gắn khớp nối Abutment và răng sứ để phục hình.
Trụ Implant được làm bằng Titanium, có độ an toàn cao, khả năng tích hợp với xương hàm nhanh chóng. Răng sứ được thiết kế giống màu răng thật, nhờ đó răng trông tự nhiên như răng thật.
Implant phục hồi được cả chân răng nên sẽ ngăn ngừa được tình trạng tiêu xương hàm và những hậu quả do mất răng nanh gây ra.
Chi phí trồng răng nanh bằng Implant phụ thuộc rất lớn vào tình trạng xương hàm, sức khỏe răng miệng và loại chất liệu trụ mà bạn lựa chọn để phục hình. Một chiếc răng nanh phục hình bằng Implant có giá dao động từ 13 – 30 triệu/ răng.
So với hàm giả tháo lắp và cầu răng sứ thì trồng răng nanh bằng Implant có chi phí khá cao và thời gian điều trị Implant cũng dài hơn. Tuy nhiên, tuổi thọ trung bình của răng lại lên đến hơn 20 năm thậm chí là suốt đời nếu được chăm sóc tốt.
4. Đâu là phương pháp phục hình răng nanh tốt nhất?
Để biết chính xác đâu là phương pháp phục hình răng nanh tốt nhất và trồng răng nanh mất bao nhiêu tiền, phụ thuộc nhiều vào rất nhiều yếu tố như: Chất liệu răng, công nghệ làm răng lựa chọn và bảng giá chi tiết của từng nha khoa…
Nếu đang có nhu cầu phục hình răng nanh thẩm mỹ, và băn khoăn về chi phí của nó, tốt nhất bạn nên trực tiếp phòng khám nha khoa để được bác sĩ trực tiếp khám, tư vấn phương pháp phục hình răng phù hợp để đảm bảo tính thẩm mỹ và chi phí hợp lý nhất.
Trồng răng nanh ma cà rồng đang là trào lưu làm đẹp được nhiều bạn trẻ yêu thích lựa chọn để tạo điểm nhấn thu hút trên răng hàm. Đây là trào lưu làm răng có nguồn gốc từ Nhật Bản, rồi nhanh chóng lan tỏa sang các nước trên thế giới, được đón nhận mạnh mẽ của giới trẻ các nước Bắc Mỹ, Châu Âu. Hiện nay, muốn sở hữu răng nanh ma cà rồng rất đơn giản, các bác sĩ sẽ thực hiện cho bạn bằng 2 phương pháp phổ biến là: Đắp mặt răng bằng Composite và bọc răng sứ. Nếu chỉ muốn làm răng nanh trong thời gian ngắn, bạn có thể lựa chọn phương pháp đắp mặt răng để tiết kiệm chi phí. Còn nếu muốn răng nanh của mình tồn tại lâu dài, thì bạn nên chọn phương pháp bọc răng sứ để phục hình.
Bạn có thể tìm hiểu thêm về chi phí trồng răng khểnh qua bài viết >>> Trồng răng khểnh được không? Đau không?