Trồng răng hàm đau không – 6 cách giảm đau hiệu quả

Trồng răng hàm đau không

Răng hàm là nhóm răng giữ vai trò quan trọng trong việc ăn nhai và nghiền nát thức ăn trước khi xuống dạ dày. Vì thế, khi mất răng hàm sẽ ảnh hưởng lớn đến khả năng ăn nhai, đồng thời cũng dẫn đến nhiều nguy cơ về sức khỏe răng miệng tiềm ẩn. Do đó, việc trồng răng hàm để cải thiện là điều cần thiết, tuy nhiên, mọi người lại chần chừ vì lo lắng trồng răng hàm sẽ gây đau. Vậy trồng răng hàm đau không, cùng nha khoa My Auris theo dõi bài viết sau đây nhé. 

Các trường hợp cần trồng răng hàm sớm

Răng hàm là các răng có kích thước lớn, mặt nhai rộng, nhiều hố rãnh và đảm nhận chức năng chính là ăn, nghiền thức ăn. Từ đó, thức ăn được nghiền nhỏ, nát không gây áp lực cho dạ dày. 

Thế nên, nếu như vì nguyên nhân nào đó mất răng hàm sẽ gây ra nhiều hệ lụy và tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho sức khỏe răng miệng. Nếu không trồng răng lại sớm, không chỉ lực ăn nhai suy giảm mà còn dẫn đến tình trạng tiêu xương hàm, từ đó mặt bị mất cân đối, tụt nướu, hóp má, da nhăn nheo, trông già trước tuổi. 

Các trường hợp cần trồng răng hàm sớm
Các trường hợp cần trồng răng hàm sớm

Bên cạnh đó, các bệnh lý về răng miệng như sâu răng, viêm nướu,… cũng gia tăng khi mà khoảng trống mất răng hàm khó vệ sinh lại tích tụ mảng bám, vụn thức ăn. Đồng thời, khoảng trống mất răng này cũng khiến các răng còn lại đổ dồn về răng mất khiến các răng lệch lạc. 

Thế nên, những đối tượng mất răng hàm sau đây nên trồng răng lại từ sớm để bảo vệ sức khỏe răng miệng tốt hơn: 

  • Răng hàm mất do bệnh lý như sâu răng 
  • Răng hàm mất do tai nạn, va đập, tác động lực mạnh 
  • Răng hàm yếu, dễ bị lung lay và thường xuyên đau nhức nặng
  • Răng khôn mọc lệch ảnh hưởng đến răng hàm

Trồng răng hàm đau không?

Như đã đề cập, nếu không trồng răng hàm sớm sẽ gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe răng miệng về sau. Tuy nhiên, hầu hết mọi người chần chừ, lo lắng, sợ đau khi trồng răng. Vậy trồng răng hàm đau không

Trồng răng hàm đau không còn tùy vào từng phương pháp thực hiện trồng răng. Do mỗi phương pháp có kỹ thuật thực hiện khác nhau nên đánh giá mức độ đau cũng sẽ khác. 

Hàm giả tháo lắp: không đau nhưng nhiều nhược điểm 

Trong số các phương pháp trồng răng hàm, hàm giả tháo lắp là phương pháp hầu như không gây đau. Bởi không có sự can thiệp phẫu thuật đến mô xương hay tác động răng thật. Phương pháp sử dụng hàm giả có cấu tạo 2 phần: nền hàm và răng giả được thiết kế màu sắc, hình dáng như hàm răng thật. 

Lúc này, người dùng chỉ cần đeo hàm giả lên để trên nướu tại khoảng trống mất răng, hoàn toàn không có sự can thiệp phẫu thuật, tác động răng thật. 

Tuy nhiên, phương pháp này hiện nay không được ưa chuộng bởi tồn tại nhiều nhược điểm: 

  • Tính thẩm mỹ không cao, rất dễ nhận biết hàm giả
  • Khôi phục khả năng ăn nhai không cao, chỉ khoảng 30-40% lực nhai của răng thật 
  • Hàm giả nhanh chóng lỏng lẻo, rơi rớt, không ôm sát cung hàm nữa nên cản trở ăn nhai, phải thay mới
  • Tuổi thọ không cao, trung bình sử dụng từ 3-5 năm. 
  • Bất tiện khi vệ sinh, phải tháo lắp hàm 
Hàm giả tháo lắp: không đau nhưng nhiều nhược điểm 
Hàm giả tháo lắp: không đau nhưng nhiều nhược điểm

Trồng răng hàm đau không? Cầu răng sứ: Ê buốt khi mài răng 

Cầu răng sứ là phương pháp trồng răng hàm được ưa chuộng hơn bởi tính thẩm mỹ và khôi phục ăn nhai cao hơn hàm giả. Tuy nhiên, để trồng cầu răng sứ, các bác sĩ sẽ phải mài răng thật làm trụ nâng đỡ cầu sứ bên trên. Do đó, mài răng có thể sẽ gây ê buốt, song tình trạng này chỉ kéo dài trong 2-3 ngày. Nếu như những người có răng nhạy cảm thì có thể kéo dài đến 1 tuần. 

Thế nhưng, đừng quá lo lắng bởi trước khi thực hiện mài răng, bác sĩ sẽ tiêm thuốc tê. Do đó, trong suốt quá trình thực hiện sẽ không cảm giác gì. 

Trồng răng hàm đau không? Cầu răng sứ: Ê buốt khi mài răng 
Trồng răng hàm đau không? Cầu răng sứ: Ê buốt khi mài răng

Trồng răng implant – Trồng răng hàm đau không?

Trồng răng implant là phương pháp trồng răng hiện đại và tối ưu nhất hiện nay. Bởi không chỉ thân răng mà phương pháp còn khôi phục cả chân răng. Từ đó, phục hình như chiếc răng thật hoàn chỉnh. 

Để thực hiện, bác sĩ sẽ cấy trụ implant vào xương hàm tại vị trí răng mất. Sau thời gian trụ tích hợp với xương hàm cứng chắc mới phục hình mão sứ lên trên. Trong suốt quá trình cấy trụ sẽ không cảm nhận được cảm giác đau bởi trước đó bác sĩ đã tiêm thuốc tê. 

Tuy nhiên, sau khi thuốc tê hết tác dụng sẽ gây đau nhức. Và tình trạng này chỉ kéo dài 4-5 ngày. Nếu như làm theo chỉ định, hướng dẫn của bác sĩ sẽ không ảnh hưởng gì và nhanh chóng thuyên giảm cơn đau. 

Trồng răng implant - Trồng răng hàm đau không?
Trồng răng implant – Trồng răng hàm đau không?

Ngoài các phương pháp trồng răng, trồng răng hàm đau không còn phụ thuộc vào một số yếu tố sau:

  • Ngưỡng chịu đau của mỗi người: cùng một mức độ đau nhưng có người cảm thấy không đau hay chỉ đau nhẹ nhưng một số khác lại thấy đau nhiều. 
  • Tay nghề bác sĩ: nếu như thực hiện bởi bác sĩ giỏi, tay nghề cao, giàu chuyên môn, kinh nghiệm trong mài răng hay trồng răng implant thì sẽ không gây đau nhức quá nhiều. Ngược lại, có thể làm ảnh hưởng răng nếu mài răng trồng cầu sứ quá nhiều, xâm lấn đến tủy hay cấy trụ implant không đúng vị trí,… 
  • Cơ sở nha khoa: trồng răng cũng đòi hỏi các trang thiết bị máy móc hiện đại, tiên tiến hỗ trợ bác sĩ. Do đó, nha khoa đủ tiêu chuẩn, chất lượng sẽ an toàn hơn các nha khoa không đảm bảo. 
  • Chế độ chăm sóc và vệ sinh răng miệng: sau khi hết thuốc tê, có lẽ đau sẽ không tránh khỏi. Tuy nhiên, thực hiện chăm sóc đúng cách, vệ sinh kỹ, ăn uống theo hướng dẫn của bác sĩ sẽ thuyên giảm đau nhanh chóng. 

6 cách giảm đau hiệu quả khi trồng răng hàm 

Trồng răng hàm đau không sẽ không còn là nỗi ám ảnh với nhiều người nếu như nắm được một số cách giảm đau hiệu quả sau đây: 

  • Dùng đá lạnh bọc trong khăn để chườm vào bên má răng hàm bị đau nhức sau khi trồng răng. Cách này sẽ làm dịu cơn đau và cảm thấy dễ chịu hơn. Sau khoảng 1 ngày, nên thực hiện chườm khăn ấm để giảm sưng, giúp máu lưu thông để đau nhức giảm dần. 
  • Uống thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ. Không nên tự ý mua bên ngoài hay lạm dụng thuốc giảm đau. 
  • Chế độ ăn uống hợp lý: tránh các thực phẩm dầu mỡ, cứng dai, dẻo, đồ có chất kích thích,… Sau khi trồng răng, nên dùng thức ăn mềm, lỏng để răng không phải hoạt động quá nhiều, giảm đau nhức, giảm sưng. Theo đó, cũng nên bổ sung rau củ quả tươi để tăng cường vitamin và khoáng chất cho cơ thể. Từ đó, tăng cường sức đề kháng giúp vết thương mau lành, chống nhiễm trùng,… 
  • Giữ tinh thần thoải mái, nghỉ ngơi hợp lý
  • Không nên dùng tay chạm vào vị trí răng vừa trồng. 
  • Chế độ vệ sinh đúng cách: tuân thủ hướng dẫn bác sĩ về đánh răng, dùng nước súc miệng, nước muối và chỉ nha khoa trong vệ sinh răng miệng để giảm tình trạng đau nhức, bảo vệ sức khỏe răng miệng. 
6 cách giảm đau hiệu quả khi trồng răng hàm 
6 cách giảm đau hiệu quả khi trồng răng hàm

Qua những thông tin trong bài viết về trồng răng hàm đau không, có lẽ mọi người cũng có câu trả lời cho riêng mình. Thực tế, trồng răng sẽ không tránh khỏi đau, tuy nhiên chọn nha khoa uy tín, tay nghề bác sĩ vững sẽ giảm tối thiểu tình trạng này. Hãy liên hệ nha khoa My Auris ngay để được tư vấn, giải đáp về trồng răng hàm cụ thể nhất nhé. 

Anh Thy 

chat zalo
messenger