Hàm răng giả tháo lắp là loại răng được sử dụng phổ biến trong nha khoa để phục hình cho răng đã mất. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết rõ và chính xác về loại hàm này. Trồng răng tháo lắp là gì? Quy trình diễn ra như thế nào? Có nên dùng răng tháo lắp không? Tất cả sẽ được làm rõ ở bài viết dưới đây!
Mục Lục
1. Hàm răng tháo lắp là gì?
Hàm răng tháo lắp (hàm giả tháo lắp) là phương pháp phục hình thay thế nhiều răng hoặc toàn bộ răng đã mất mà không cần mài răng hay cấy ghép Implant. Hàm giả tháo lắp có chức năng và thẩm mỹ giống răng thật, thường được chỉ định cho bệnh nhân nhiều tuổi.
Hàm giả tháo lắp có cấu tạo gồm: một nền hàm hoặc hàm khung. Khung hàm hiện nay có 03 loại, được làm từ các chất liệu khác nhau gọi là: khung hàm titan, khung hàm sắt, khung hàm nhựa dẻo để đỡ cho các răng giả.
2. Phục hình răng tháo lắp có những ưu, nhược điểm gì?
Hàm tháo lắp có giá thành thấp hơn so với hàm giả cố định và các phương pháp phục hình răng khác như lắp cầu răng sứ và cấy ghép implant. Răng giả tháo lắp được làm bằng titan hoặc sứ, chất liệu cứng, không tan, lành tính và an toàn với cơ thể. Loại chất liệu này không gây kích ứng nướu, hay phản ứng phụ với cơ thể. Răng giả tháo lắp cải thiện tính thẩm mỹ cho khuôn mặt, tăng khả năng ăn nhai. Đối với người móm hoặc mất răng thường gặp khó khăn trong việc phát âm thì răng giả sẽ giúp khôi phục lại khả năng phát âm cho bệnh nhân.
Dùng hàm giả tháo lắp có thể tháo ra và lắp vào dễ dàng. Vì thế, khách hàng hoàn toàn có thể chủ động trong việc ăn nhai cũng như sinh hoạt hàng ngày. Sau khi ăn, có thể tháo hàm giả ra để vệ sinh, lấy vụn thức ăn mà không gây trở ngại đến vấn đề sức khỏe răng miệng. Thời gian làm hàm giả nhanh chóng, có thể tháo lắp được vít trên Implant hoặc trên khung kim loại.
Hàm giả tháo lắp có nhiều ưu điểm nhưng cũng có một số hạn chế như sau:
- Vì có cấu tạo một nền hàm bằng nhựa resine hay bằng kim loại nên mới đầu chưa quen sẽ thấy cồng kềnh hoặc vướng víu. Vì thế, trong thời gian đầu sẽ cảm thấy khó chịu trong quá trình ăn nhai.
- Loại hàm này có độ bền không cao, dễ bị nong hàm sau một thời gian sử dụng. Lúc này, bạn cần làm một hàm tháo lắp mới.
- Độ cảm biến thức ăn của hàm tháo lắp cũng không được tự nhiên. Trường hợp vệ sinh không tốt còn dễ gây ra các bệnh lý răng miệng.
3. Quy trình làm răng tháo lắp
Hàm giả tháo lắp là phương pháp khôi phục răng linh động, có thể tháo ra và lắp vào dễ dàng. Đây là một kỹ thuật đơn giản, được bác sỹ thực hiện bài bản đúng kỹ thuật qua các bước sau.
- Bước 1: Khám tổng quát khoang miệng, tình trạng răng và sức khỏe của bệnh nhân
- Bước 2: Bác sĩ lấy dấu răng, đo đạc khung hàm, kích cỡ chỗ trống của răng, đem mẫu về phòng Labo để phân tích, chế tạo ra đúng mẫu hàm tương thích.
- Bước 3: Tiến hành vô trùng khoang miệng, đặc biệt là vùng muốn tạo hàm giả để đảm bảo hàm được lắp vào một “môi trường” hoàn toàn vô khuẩn.
- Bước 4: Hàm tháo lắp dù làm bằng nhựa dẻo hay nhựa cứng, miễn cấu tạo toàn phần thì bác sĩ sẽ cố định hàm giả bằng loại keo dán hàm tháo lắp chuyên dụng.
- Bước 5: Sau khi được lắp sẽ gắn thử lên hàm để kiểm tra độ kênh và chỉnh sửa hoàn tất.
4. Chi phí làm hàm giả tháo lắp là bao nhiêu?
Hàm giả tháo lắp là một phương pháp phục hình răng đã mất có từ lâu đời với mục đích khôi phục độ thẩm mỹ và chức năng ăn nhai cho bệnh nhân không may bị mất răng trên cung hàm. Vì thế, chi phí làm hàm giả tháo lắp là bao nhiêu sẽ tùy thuộc vào số lượng răng đã mất cũng như loại hàm mà bạn muốn lựa chọn để phục hình. Trung bình 1 hàm giả tháo lắp (răng tháo lắp hàm trên và răng tháo lắp hàm dưới) sẽ dao động từ 5 – 10 triệu/ hàm
Để hiểu hơn về phương pháp trồng hàm răng tháo lắp và muốn biết xem đây có phải là phương pháp phục hình răng phù hợp với mình hay không? Bạn hãy trực tiếp đến phòng khám nha khoa để được bác sĩ khám và tư vấn cụ thể nhé!
>>> Xem thêm: Bảng giá răng tháo lắp