Trám răng sâu có đau không luôn là thắc mắc của nhiều khách hàng khi muốn điều trị răng sâu. Tuy nhiên, một số trường hợp răng sâu nặng cần phải nhổ bỏ và được thay thế bằng răng implant. Trong bài viết hôm nay sẽ cùng các chuyên gia tại nha khoa My Auris giúp bạn có câu trả lời chính xác về kỹ thuật hàn răng.
Mục Lục
Trám răng sâu có đau không?
Trám răng là kỹ thuật nha khoa đơn giản với thời gian thực hiện nhanh chóng. Dựa vào tình trạng răng của khách hàng mà kỹ thuật trám răng sẽ can thiệp vào vị trí răng bị tổn thương nhiều hay ít.
Trường hợp, khách hàng bị sâu nặng nặng làm ảnh hưởng đến tủy răng. Lúc này, bác sĩ sẽ tiến hành điều trị tủy răng rồi mới thực hiện kỹ thuật bằng vật liệu hàn trám như GIC, sứ, composite. Hơn nữa, khi điều trị tủy, bạn sẽ có cảm giác hơi nhói và ê buốt. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện bác sĩ sẽ tiến hành tiêm thuốc tê sẽ không còn cảm giác đau nhức.
Trên thực tế, trám răng sâu có đau không sẽ còn phụ thuộc vào tay nghề của bác sĩ và máy móc, công nghệ hiện đại khi điều trị tại nha khoa. Điển hình như:
Cơ địa của mỗi người
Cơ địa của mỗi người là khác nhau, nhất là những người có cơ địa nhạy cảm thì tác động nhẹ sẽ cảm thấy khó chịu. Ngược lại, đối với những người có cơ địa bình thường thì việc hàn trám răng sẽ diễn ra bình thường.
Vật liệu trám răng
Đây cũng là một trong những yếu tố quyết định đến thắc mắc của nhiều khách hàng trám răng sâu có đau không cũng như độ bền của miếng trám. Nếu như bạn sử dụng vật liệu trám chất lượng, trong quá trình thực hiện sẽ giúp bạn thoải mái hơn. Ngược lại, bạn chọn vật liệu kém chất lượng sẽ gây ra tình trạng kích ứng và thiếu sự tương thích với khoang miệng.
Địa chỉ nha khoa thực hiện
Để quá trình trám răng được diễn ra suôn sẻ, đặc biệt không gây đau nhức và có hiệu quả như mong muốn, bạn nên lựa chọn nha khoa uy tín để thực hiện. Đây sẽ là yếu tố quan trọng giúp quá trình phục hình răng an toàn. Nếu bạn được thực hiện ở nha khoa uy tín với những bác sĩ có tay nghề cao sẽ hạn chế tối đa tình trạng đau nhức.
Nhìn chung, trong các kỹ thuật trám răng được đánh giá an toàn và không gây khó chịu, cảm giác ê buốt chỉ xuất hiện với một số trường hợp đặc biệt. Tuy nhiên, bạn đừng quá lo lắng, mức độ khó chịu hoàn toàn có thể kiểm soát và khắc phục được.
Lợi ích khi trám răng sâu tại nha khoa
Tình trạng sâu răng nếu không điều trị sớm sẽ làm cho vết sâu càng lớn hơn. Từ đó, gây ra tình trạng viêm tủy, khiến bạn đau nhức, khó chịu. Vì thế, việc điều trị răng sâu bằng kỹ thuật hàn răng là điều rất cần thiết để khắc phục tình trạng đau nhức. Đồng thời, ngăn ngừa những hậu quả nghiêm trọng có thể gây ra. Ngoài ra, phương pháp hàn trám răng còn đem lại một số lợi ích khác như:
- Ngăn ngừa tình trạng sâu răng, nhờ đó giúp cho hàm răng trở nên đều đẹp và cải thiện khuyết điểm;
- Sau khi trám răng xong sẽ đến hiệu quả ăn nhai tốt, đặc biệt không kích ứng nướu răng hoặc tác dụng phụ, nhờ đó bạn có thể yên tâm;
- Kỹ thuật trám răng được thực hiện nhanh chóng và phù hợp với tất cả khách hàng;
- Trám răng sâu nặng hoặc nhẹ có thể bảo tồn răng thật một cách tốt nhất;
- Nếu so với bọc răng sứ hay các phương pháp phục hình răng khác thì chi phí trám răng sẽ rẻ hơn nhiều.
Quy trình trám răng sâu tại nha khoa My Auris
Trám răng sâu tại nha khoa My Auris sẽ được thực hiện lần lượt các bước sau:
Bước 1: Thăm khám và tư vấn
Đầu tiên, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra và đánh giá tình trạng răng sâu. Sau đó, tiến hành chụp X -quang để xác định số lượng răng sâu. Dựa vào đó, bác sĩ sẽ tư vấn kế hoạch điều trị cũng như loại vật liệu trám tốt nhất.
Bước 2: Gây tê và vệ sinh chỗ trám
Để không bị đau trong quá trình trám, bác sĩ sẽ tiến hành gây tê cục bộ tại vị trí trám răng. Trường hợp, răng bị sâu sẽ được vệ sinh sạch sẽ bằng dụng cụ chuyên dụng, đồng thời loại bỏ vụn thức ăn, cao răng.
Bước 3: Tiến hành trám răng
Sau khi hoàn thành bước 2, bác sĩ sẽ tiến hành đổ vật liệu trám vào khoang trám. Sau đó, sử dụng đèn chiếu laser khoảng 40 giây để làm vật liệu trám nhằm đông cứng lại thông qua phản ứng quang trùng hợp.
Bước 4: Chỉnh sửa lại chỗ trám
Sau khi trám răng, bác sĩ sẽ điều chỉnh lại vết trám và loại bỏ phần vật liệu trám dư thừa. Cuối cùng, bề mặt trám sẽ được đánh nhẫn và bóng để răng không bị cộm khó chịu, đảm bảo tính thẩm mỹ hơn.
Trám răng sâu xong nên ăn và kiêng gì?
Sức khỏe răng miệng sẽ chịu ảnh hưởng trực tiếp từ chế độ ăn uống. Do đó, người bệnh cần phải có chế độ ăn hợp lý theo lời dặn của bác sĩ sau khi thực hiện các phương pháp nha khoa. Vậy trám răng xong nên ăn và kiêng gì?
Các thực phẩm nên ăn sau khi trám răng:
- Thức ăn mềm: Sau khi bạn phục hình răng thẩm mỹ bất kỳ phương pháp nào, bạn nên ăn các loại thức ăn mềm và dễ tiêu hóa như súp, cháo, canh,..nhằm hạn chế đến tác động lực lên răng.
- Ăn nhiều trái cây và rau xanh sẽ cung cấp nguồn vitamin, khoáng chất không chỉ tăng cường sức đề kháng mà còn bảo vệ sức khỏe răng miệng. Đồng thời, ngăn ngừa nướu lợi bị vi khuẩn xâm hại.
- Các thực phẩm chế biến từ sữa sẽ cung cấp các chất dinh dưỡng như canxi, vitamin, khoáng chất rất tốt cho sức khỏe răng miệng.
Những thực phẩm nên kiêng:
- Đồ ăn quá cứng hoặc quá dai: vì sau khi phục hình miếng trám chưa ổn định, nếu phải chịu lực quá lớn từ việc ăn nhai sẽ giảm tuổi thọ cũng như khiến chúng bị bong tróc. Chẳng hạn như thịt gà, thịt gà, thịt bò,..và cần hạn chế khoảng 2 ngày sau khi trám răng.
- Đồ ngọt: Đây là thủ phạm gây ra tình trạng sâu răng và các vấn đề răng miệng khác. Do đó, bạn cần phải hạn chế tiêu thụ tối đa các thực phẩm chứa nhiều đường như hoa quả sấy, bánh kẹo, nước ngọt,..
- Chất kích thích như rượu bia, đồ uống đóng chai, nước ngọt có gas,..Đặc biệt, tuyệt đối kiêng sau khi trám răng vì chúng không những phá hủy men răng mà còn khiến răng bị xỉn màu.
- Trái cây có vị chua cũng cần hạn chế để tránh miếng trám bị ố vàng.
Hy vọng bài viết dưới đây sẽ thông tin đến bạn những kiến thức hữu ích về trám răng sâu có đau không. Từ đó, giúp bạn thực hiện trám răng theo đúng quy trình tại cơ sở nha khoa uy tín để có một hàm răng đẹp. Để đặt lịch thăm khám tại nha khoa, mời Quý khách hàng hãy liên hệ trực tiếp với nha khoa My Auris, các bác sĩ sẽ tư vấn kỹ hơn cho bạn nhé!
Kim Dung