Bọc răng sứ là giải pháp thẩm mỹ mà hầu hết mọi người thực hiện để cải thiện thẩm mỹ, khắc phục khuyết điểm trên răng. Tuy nhiên, không ai tình trạng răng nào cũng có thể thực hiện được. Chính vì thế, để biết chính xác răng có được bọc sứ hay không nên bọc sứ nên đến gặp bác sĩ thăm khám và kiểm tra. Để biết những trường hợp không nên bọc răng sứ, cùng theo dõi bài viết này nhé.
Mục Lục
- 1 1. Bọc răng sứ thẩm mỹ là gì?
- 2 2. Những trường hợp không nên bọc răng sứ
- 2.1 2.1 Răng sai lệch khớp cắn quá nghiêm trọng
- 2.2 2.2 Răng sai lệch khớp cắn do cấu trúc xương hàm
- 2.3 2.3 Răng quá nhạy cảm
- 2.4 2.4 Răng bị lung lay
- 2.5 2.5 Răng bị sâu quá nghiêm trọng
- 2.6 2.6 Răng bị gãy vỡ chỉ còn chân răng
- 2.7 2.7 Mắc các bệnh lý toàn thân
- 2.8 2.8 Không nên bọc răng sứ cho trẻ em dưới 17 tuổi
- 3 3. Những trường hợp nên bọc răng sứ
- 4 4. Lợi ích của việc bọc răng sứ
1. Bọc răng sứ thẩm mỹ là gì?
Trước khi tìm hiểu những trường hợp không nên bọc răng sứ, mọi người nên biết bọc răng sứ thẩm mỹ là gì, phương pháp này như nào. Bọc răng sứ là giải pháp thẩm mỹ được nhiều người lựa chọn để khắc phục nhược điểm trên răng. Đây là kỹ thuật nha khoa hiện đại dùng mão sứ gắn lên cùi răng thật.
Bác sĩ phải thực hiện mài cùi răng với tỷ lệ phù hợp để trụ chống đỡ mão sứ trên cung hàm. Mão sứ có thể là mão sứ kim loại hay toàn sứ tùy vào nhu cầu cũng như tình trạng răng của mỗi người. Mão sứ có hình dáng, màu sắc đa dạng được thiết kế như răng thật để đảm bảo tính thẩm mỹ và chức ăn nhai bình thường.
Bọc răng sứ giúp khắc phục được một số trường hợp răng có hình thể không cân đối, răng quá lớn hay quá nhỏ, răng mất men, mòn mặt nhai, răng mọc chen chúc, hô, lệch lạc, quá thưa,… Sau khi bọc sứ, răng trở nên đều, đẹp và trắng sáng hơn.
2. Những trường hợp không nên bọc răng sứ
Dù bọc răng sứ đem lại nhiều lợi ích cho răng hàm, tuy nhiên không phải trường hợp nào cũng thực hiện được. Để biết chính xác tình trạng của mình khắc phục thế nào, có phù hợp bọc răng sứ hay không, có thuộc nhóm những trường hợp không nên bọc răng sứ thì nên đến trực tiếp nha khoa/ bệnh viện. Điều này giúp bác sĩ thăm khám, kiểm tra tình trạng răng để đưa ra hướng xử lý và điều trị phù hợp nhất.
Dưới đây là những trường hợp không nên bọc răng sứ mà mọi người nên biết:
2.1 Răng sai lệch khớp cắn quá nghiêm trọng
Bọc răng sứ chỉ thực hiện cho những trường hợp răng sai khớp cắn, lệch lạc, hô, móm ở mức độ vừa phải. Nếu những người răng sai lệch khớp cắn quá nặng thì không thể thực hiện bọc sứ. Trường hợp này nếu vẫn mài răng để bọc sứ sẽ càng làm ảnh hưởng đến cấu trúc và không mang đến hiệu quả như mong muốn.
Đối với những trường hợp sai khớp cắn nghiêm trọng, bác sĩ sẽ phải đưa ra hướng điều trị khác để khắc phục thẩm mỹ mà vẫn đem lại hiệu quả cao.
2.2 Răng sai lệch khớp cắn do cấu trúc xương hàm
Đối với những trường hợp không nên bọc răng sứ do cấu trúc xương hàm là để đảm bảo an toàn cũng như kết quả bọc sứ thành công. Vì những trường hợp hô, móm do cấu trúc xương hàm hầu như không thể khắc phục chỉ bằng bọc sứ mà phải thực hiện phẫu thuật để đưa xương hàm về đúng vị trí khớp cắn cũng như cố định chắc chắn trở lại.
2.3 Răng quá nhạy cảm
Nếu những người có răng nhạy cảm cũng thuộc những trường hợp không nên bọc răng sứ. Vì bọc răng sứ dù ít hay nhiều thì đều bắt buộc phải mài răng. Đối với những chiếc răng yếu, nhạy cảm khi mài răng sẽ trở nên ê buốt, đau nhức, khó chịu. Sau khi bọc sứ có thể vẫn kéo dài tình trạng này, đồng thời cũng rất khó ăn nhai bình thường.
2.4 Răng bị lung lay
Những trường hợp răng bị lung lay chứng tỏ răng đang yếu dần. Nếu vẫn tiến hành mài răng bọc sứ càng khiến răng trở nên yếu hơn, không mang lại thẩm mỹ lẫn chức năng ăn nhai.
2.5 Răng bị sâu quá nghiêm trọng
Bọc răng sứ là giải pháp cho những chiếc răng sâu nhằm bảo tồn răng thật, hạn chế những vấn đề sâu răng tái phát. Tuy nhiên, những trường hợp răng sâu quá nặng, răng đã chết tủy, chân răng quá yếu, lỗ hổng lớn hoặc khoảng sinh học đang có vấn đề nghiêm trọng,… thì cũng thuộc những trường hợp không nên bọc răng sứ.
Trong trường hợp này nên nhổ bỏ răng và cấy implant để khắc phục tình trạng, bảo vệ các răng lân cận.
2.6 Răng bị gãy vỡ chỉ còn chân răng
Nếu như răng bị sứt mẻ với diện tích nhỏ thì áp dụng bọc sứ để cải thiện thẩm mỹ răng miệng. Tuy nhiên, răng bị gãy vỡ mà chỉ còn chân răng thì không thể thực hiện được vì răng thật không còn đủ để làm trụ nâng đỡ mão sứ.
2.7 Mắc các bệnh lý toàn thân
Đối với những người mắc các bệnh lý về tim mạch, máu khó đông, động kinh,… cũng thuộc nhóm những trường hợp không nên bọc răng sứ. Vì trong quá trình gây tê, mài răng có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe bệnh nhân, dẫn đến bệnh lý càng trở nên nặng, thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng.
2.8 Không nên bọc răng sứ cho trẻ em dưới 17 tuổi
Nếu như trẻ dưới 17 tuổi có những khuyết điểm về răng như hô, móm, lệch lạc, sứt mẻ,… thì không nên bọc răng sứ thẩm mỹ. Vì lúc này răng chưa trưởng thành, chưa cứng chắc nếu mài răng quá sớm sẽ ảnh hưởng đến buồng tủy cũng như tác động xấu đến sức khỏe của răng.
3. Những trường hợp nên bọc răng sứ
Bên cạnh những trường hợp không nên bọc răng sứ thì dưới đây là những trường hợp có thể bọc răng sứ để cải thiện thẩm mỹ:
- Răng bị nhiễm màu nặng: nhiễm màu có thể do uống kháng sinh quá nhiều, thường xuyên hút thuốc lá, dùng thực phẩm có màu đậm như trà, cà phê,…
- Răng bị vỡ, mẻ: răng vỡ, mẻ ít, diện tích nhỏ thực hiện bọc sứ để khôi phục hình thể cũng như chức năng ăn nhai bình thường.
- Răng bị hư, chết tủy: những chiếc răng bị hư mà đã được điều trị tủy sẽ trở nên giòn và dễ gãy. Vì thế, bọc sứ là giúp tạo nên màng bảo vệ ở bên ngoài răng, bảo tồn được răng thật khỏi tổn thương.
- Răng bị hô, chìa, vẩu ở mức độ nhẹ và vừa
- Răng bị thưa, hở kẽ
- Răng mọc lệch lạc, lộn xộn ở mức độ nhẹ
- Răng đã mất: răng đã mất để tránh tình trạng tiêu xương nên thực hiện cấy trụ implant sau đó dùng mão sứ để chụp lên trụ. Điều này tạo nên như một chiếc răng thật hoàn chỉnh, đảm bảo về thẩm mỹ và ăn nhai bình thường.
4. Lợi ích của việc bọc răng sứ
Rất tiếc cho những trường hợp không nên bọc răng sứ vì điều kiện sức khỏe hay tình trạng răng miệng không cho phép. Bởi bọc răng sứ thẩm mỹ không chỉ khắc phục khuyết điểm trên răng, phương pháp bọc răng sứ còn đem lại nhiều ưu điểm:
- Nâng cao khả năng ăn nhai: các vật liệu sứ đều có khả năng chịu lực vì thế giúp khả năng ăn nhai và chịu lực hơn cả răng thật.
- Bảo vệ răng thật: Lớp mão sứ bên ngoài như hàng rào bảo vệ răng thật. Vì tính chất mão sứ không bị bám mảng bám, vi khuẩn xâm nhập do đó không có cơ hội để phá hủy răng thật. Hạn chế tình trạng sâu răng, viêm tủy, vỡ và nứt răng.
- Cải thiện thẩm mỹ: sau bọc sứ răng đều, trắng sáng, khắc phục được các khuyết điểm trên răng.
- Thời gian sử dụng lâu dài: những loại sứ sẽ có thời gian sử dụng khác nhau. Nhưng vẫn đảm bảo thời gian sử dụng cho mọi người, nếu sử dụng dòng sứ kim loại thì trung bình 5-7 năm còn dòng toàn sứ có thể đến 15-20 năm. Và tuổi thọ răng sứ còn tùy thuộc vào chế độ ăn uống, chăm sóc và vệ sinh răng miệng, do đó có người sẽ có thời gian sử dụng lâu hơn nếu được chăm sóc tốt.
Như vậy, những thông tin mà nha khoa My Auris chia sẻ về những trường hợp không nên bọc răng sứ, hy vọng mọi người nắm được và có cách điều trị, cải thiện răng phù hợp với chính mình.
Anh Thy