Phương pháp trồng răng Implant được các bác sĩ đầu ngành đánh giá là có khả năng phục hình tốt và hiện khá phổ biến tại các nước đang phát triển. Thời gian gần đây phương pháp này cũng đã được sử dụng phổ biến tại Việt Nam nên số lượng lớn khách hàng đang có nhu cầu tìm hiểu về trồng răng Implant. Đây là giải pháp tốt nhất dành cho những người bị mất răng hay tệ hơn là bị tiêu xương hàm, khó có thể khắc phục bằng cách truyền thống.
Bài viết hôm nay sẽ chia sẻ đến bạn cũng như giúp bạn có cái nhìn tổng quan nhất của phương pháp cấy ghép răng bằng Implant này. Cùng nha khoa My Auris tìm hiểu các thông tin cần thiết sau nhé!
Mục Lục
- 1 Tìm hiểu về trồng răng Implant có cấu tạo mấy phần?
- 2 Tìm hiểu về trồng răng Implant cho đối tượng được sử dụng
- 3 Trồng răng Implant có quy trình thực hiện ra sao?
- 3.1 Bác sĩ tiến hành thăm khám và tư vấn cho người bệnh
- 3.2 Tiến hành vệ sinh khoang miệng và gây tê cho người bệnh
- 3.3 Bác sĩ ghép xương hay nhổ răng nếu cần
- 3.4 Bác sĩ cấy trụ Implant
- 3.5 Bác sĩ kiểm tra lần một
- 3.6 Bác sĩ kiểm tra đợt hai, đồng thời lấy dấu răng
- 3.7 Bác sĩ sẽ phục hình răng cho người bệnh
Tìm hiểu về trồng răng Implant có cấu tạo mấy phần?
Khi bạn có nhu cầu tìm hiểu về trồng răng Implant thì đây là phương pháp nha khoa mục đích thực hiện đặt chân răng giả vào phần xương hàm, mục đích là thay thế cho phần chân răng thật đã mất, nâng đỡ cho cầu răng hay mão răng sứ. Răng Implant sẽ có cấu tạo gồm các phần chính sau:
Trụ răng Implant
Được làm từ chất liệu chính là Titanium có khả năng chống mòn, chống gỉ cao và có thiết kế giống như một chiếc răng thật. Phần trụi có hình trụ hoặc thon dần như một ốc vít với chiều dài khoảng 10 đến 16mm. Trường hợp người bệnh được chỉ định cấy ghép mini Implant, thì phần trụ răng chỉ có kích cỡ bằng một nửa của trụ Implant thông thường, kích cỡ 2 đến 3mm và chiều dài từ 13 đến 16mm.
Khớp nối Abutment
Bộ phận chốt được cấu tạo từ kim loại có hình trụ và hai đầu được thiết kế nhằm gắn kết trụ Implant và miệng của Implant. Khớp nổi này có vai trò như một cùi răng nên chúng sẽ có công dụng chính là nâng đỡ cho cầu răng hay mão răng.
Thân răng sứ
Phần mão răng sứ sẽ được thiết kế có lõi rồng bên trong để có thể úp vừa khít với trụ Implant. Bộ phận sẽ được thiết kế có hình dạng, kích thước cũng như màu sắc và chức năng giống với những chiếc răng đã mất. Chất liệu thường được sử dụng phổ biến để chế tác là: Sứ Titan, sứ Zirconia, sứ Cercon,…
Tìm hiểu về trồng răng Implant cho đối tượng được sử dụng
Khi tìm hiểu về trồng răng Implant bạn sẽ đây đây là một phương pháp có thể áp dụng cho nhiều trường hợp khác nhau từ người bị mất một răng hay nhiều răng trên cung hàm. Đối với những người đã bị mất răng lâu năm thì vùng xương hàm có thể có hiện tượng tiêu xương hay tụt lợi, nhưng đối với phương pháp này bạn vẫn có thể áp dụng để điều trị sau khi được bác sĩ phẫu thuật ghép xương nhân tạo.
Nhưng cần lưu ý rằng sẽ có một số đối tượng không thể áp dụng được khi thực hiện cấy ghép răng Implant, bạn cần lưu ý và tránh thực hiện khi mình thuộc vào nhóm đối tượng sau:
- Không được áp dụng điều trị cho các phụ nữ đang trong giai đoạn thai kỳ, những người có tiền sử bệnh đái tháo đường mất khả năng kiểm soát hay có những viêm nhiễm xung quanh vùng có dự định cấy ghép Implant.
- Người được chẩn đoán mắc các bệnh mãn tính nguy hiểm như: Bệnh liên quan tim mạch, bệnh tiểu đường, bệnh liên quan đến huyết áp,…Những người có dấu hiệu nghiện rượu, các chất kích thích nặng cũng không thể áp dụng điều trị được,….
Để biết được bản thân mình có thật sự phù hợp khi tìm hiểu về trồng răng Implant, tốt nhất bạn vẫn nên đến các cơ sở nha khoa uy tín để bác sĩ có thể thăm khám và chẩn đoán nhanh nhất.
Trồng răng Implant có quy trình thực hiện ra sao?
Tùy vào mỗi nha khoa sẽ có quy trình thực hiện khác nhau. Bạn có thể tìm hiều về trồng răng Implant có quy trình như sau từ nha khoa thông minh My Auris:
Bác sĩ tiến hành thăm khám và tư vấn cho người bệnh
Khi bạn đến nha khoa sẽ được các bác sĩ tại đây thăm khám tổng quát về tình hình sức khỏe răng miệng hiện tại trong vòng khoảng 20 đến 30 phút. Nếu bạn có sức khỏe răng miệng đạt yêu cầu thì bước tiếp theo các bác sĩ sẽ cho chụp CT Conebeam nhằm kiểm tra độ dày cũng như mật độ xương hàm để có thể tiến hành ghép răng như quy trình. Trường hợp bạn mắc các bệnh lý liên quan thì phải được điều trị dứt điểm rối mới tiến hành cấy ghép răng.
Tiến hành vệ sinh khoang miệng và gây tê cho người bệnh
Việc vệ sinh khoang miệng là bước đầu tiên khi tìm hiểu về trồng răng Implant trong quy trình, nha sĩ thực hiện vệ sinh để đảm bảo khoang miệng hoàn toàn sạch khuẩn, tránh tình trạng nhiễm khuẩn trước trong và sau quá trình điều trị.
Tiếp đến là gây tê trong khoảng từ 30 giây đến 1 phút nhằm giúp cho cảm giác đau của người bệnh được hạn chế phần nào.
Bác sĩ ghép xương hay nhổ răng nếu cần
Trường hợp bạn có chất lượng xương hàm không đạt yêu cầu để có thể cắm trụ hay phải nhổ bớt răng thì các bác sĩ sẽ tiến hành bước này. Lưu ý ờ trường hợp này sau khi bạn được nhổ răng hay ghép xương thì không thể đặt trụ ngay được. Nếu ghép xương thì phải sau 4 đến 6 tháng, còn nhổ răng thì chỉ cần sau 2 tháng thì đã thực hiện được bước tiếp theo.
Bác sĩ cấy trụ Implant
Sau khi tìm hiểu về trồng răng Implant ở bước này, bác sĩ sẽ thực hiện như sau:
- Sử dụng dụng cụ nha khoa chuyên dụng nhằm bóc tách các lớp vạt nướu với mục đích tiếp cận vào xương hàm.
- Tiếp đến sử dụng dụng cụ nha khoa để tạo lỗ đặt trụ Implant để cắm trụ vào
- Sau đó đóng nắp để bảo vệ Implant, ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập và khâu vạt nướu lại
- Cuối cùng là gắn răng giả tạm thời
Bác sĩ kiểm tra lần một
Sau khoảng một tuần tính từ ngày cắm trụ thì bác sĩ hẹn lịch tái khám với bệnh nhân để chụp X-quang răng. Mục đích là kiểm tra lại mức độ tích hợp của trụ Implant để có dữ liệu thực hiện các bước tiếp theo. Bước này kiểm tra có kết quả tốt thì sẽ tiến hành cắt chỉ và viết giấy hẹn cho người bệnh quay lại kiểm tra đợt hai.
Bác sĩ kiểm tra đợt hai, đồng thời lấy dấu răng
Khi đã cắm trụ được khoảng 3 đến 6 tháng thì bạn có thể quay lại phòng khám theo lịch hẹn của bác sĩ để tiếp tục chụp X-quang kiểm tra trụ đã thật sự ổn định chưa. Nếu đã ổn thì bác sĩ tiến hành lấy dấu răng nhằm chế tạo răng sứ phù hợp.
Bác sĩ sẽ phục hình răng cho người bệnh
Sau bước chế tác mão răng sứ, các bác sĩ sẽ lắp cầu nối Abutment và các vít cố định răng lên phần trụ Implant đã cấy vào xương hàm trước đó. Cuối cùng là bác sĩ phải kiểm tra lại toàn bộ khoang miệng đặc biệt là vị trí trồng răng nhằm đảm bảo an toàn cho người bệnh trong suốt quá trình điều trị. Người bệnh cần tái khám định kỳ trong khoảng 6 tháng đến 1 năm để bác sĩ có thể kiểm tra quá trình phục hồi và khắc phục những biến chứng nhanh chóng.
Hy vọng thông qua bài viết này có thể cung cấp đến bạn những thông tin cần thiết liên quan đến vấn đề tìm hiểu về trồng răng Implant. Bạn cần tìm hiểu kỹ và lựa chọn nha khoa uy tín để thực hiện điều trị nhằm đạt kết quả tốt và tránh các biến chứng xấu. Hãy đến với nha khoa My Auris theo địa chỉ bên dưới để bác sĩ của chúng tôi có thể thăm khám và điều trị nhanh nhất cho bạn.
Yến Nhi