Răng có vấn đề, khuyết điểm, nhất là mất răng là nỗi lo của nhiều người. Vì không chỉ mất thẩm mỹ mà còn không đảm bảo nghiền nhai thức ăn tốt. Hơn nữa, về lâu dài sẽ càng gây nên hậu quả, biến chứng nghiêm trọng. Vậy đâu là các phương pháp trồng răng giả cải thiện thẩm mỹ và tốt hiện nay? Để giải đáp vấn đề này, cùng theo dõi bài viết này nhé.
Mục Lục
Trồng răng giả là gì? Hậu quả của việc mất răng
Trồng răng giả là gì?
Trồng răng giả là dùng các kỹ thuật trong nha khoa để phục hình răng đã mất, thay thế những chiếc răng bị tổn thương mà không phục hồi được, bị mất một hay nhiều răng.
Việc áp dụng các phương pháp trồng răng giả đúng thời điểm không chỉ cải thiện thẩm mỹ mà còn nâng cao khả năng ăn nhai, ngăn ngừa các rủi ro, bệnh lý, biến chứng có thể xảy ra.
Hậu quả của việc mất răng
Mất răng không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn gây ra nhiều vấn đề sức khỏe răng miệng:
- Mất răng khiến mất đi sự tự tin khi giao tiếp, đặc biệt là mất răng cửa, những răng chính diện
- Thiếu răng có thể ảnh hưởng đến phát âm, giọng nói, đặc biệt khi giao tiếp, hay nói tiếng Anh không chuẩn
- Răng hàm bị mất (răng sau) khiến chức năng ăn nhai trở nên khó khăn hơn. Từ đó, việc tiêu hóa và hấp thụ thức ăn không hiệu quả. Thậm chí ảnh hưởng đến chức năng của hệ tiêu hóa.
- Khi một răng bị mất và không được trồng răng giả, các răng thật còn lại có thể di chuyển nghiêng ngả vào khoảng trống răng. Từ đó, dẫn đến dịch xô lệch hàm, răng đối diện bị trồi xuống, có thể dẫn đến các bệnh lý về răng miệng: hôi miệng, viêm nha chu, viêm nướu,…
- Tiêu xương hàm ở vị trí răng bị mất. Điều này có thể làm cho các răng còn lại, nhất là các răng gần khoảng trống răng mất bị lung lay theo thời gian.
- Mật độ xương răng không còn đủ có thể làm cho khuôn mặt bị hóp vào, lão hóa, da nhăn nheo, chảy xệ.
Các phương pháp trồng răng giả hiện nay
Sau khi nhận thức được tầm quan trọng của trồng răng giả cũng như nắm được những hậu quả có thể xảy ra nếu không khắc phục tình trạng răng mất, mọi người lại quan tâm đến các phương pháp trồng răng giả.
Trồng răng implant
Trồng răng implant là phương pháp trồng răng giả dùng kỹ thuật tiên tiến, hiện đại nhất hiện nay. Phương pháp này thành công đòi hỏi cao về tay nghề bác sĩ, trang thiết bị máy móc, chất lượng, tiêu chuẩn của nha khoa, chất lượng răng implant.
Để tiến hành cấy ghép implant, đòi hỏi người thực hiện phải có điều kiện sức khỏe tốt, mật độ xương hàm còn đủ. Nếu những người mắc bệnh mãn tính, phụ nữ mang thai, tim mạch, máu khó đông,… thì hầu như không được thực hiện.
Trụ implant được làm bằng chất liệu titanium an toàn, lành tính, có khả năng tương thích sinh học cao. Trụ implant có khả năng tích hợp vào xương hàm như chân răng thật tạo nên khối bền chắc. Do đó, sau khi cấy ghép implant chức năng ăn nhai khôi phục đáng kể, độ bền và khả năng chịu lực cao.
Sau khi trụ implant được tích hợp, bác sĩ tiến hành gắn mão sứ lên trên. Mão sứ cũng có màu sắc, hình dáng, tương tự như thân răng thật. Do đó, mang đến tính thẩm mỹ cao.
Trụ implant có nhiều kích thước, nhiều dòng từ nhiều nhà sản xuất để đa dạng lựa chọn cũng như phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng.
Đặc biệt, phương pháp implant ngăn chặn được tình trạng tiêu xương hàm. Đây là ưu điểm mà các phương pháp trồng răng giả không làm được. Cùng với đó, tuổi thọ cao nên biết cách chăm sóc và vệ sinh sẽ có thể dùng răng vĩnh viễn.
Cầu răng sứ
Cầu răng sứ là phương pháp giúp phục hình răng đã mất đem lại tính thẩm mỹ. Có thể áp dụng cho trường hợp mất 1 răng hay nhiều răng. Tuy nhiên, phương pháp này sẽ tác động đến 2 răng bên cạnh các răng mất để làm trụ nâng đỡ cầu răng sứ.
Chẳng hạn như mất 1 răng, sẽ mài 2 răng bên cạnh răng mất để đặt cầu răng sứ 3 răng lên trên. Hai răng làm trụ còn răng chính giữa sẽ thay thế cho răng đã mất.
Phương pháp này mang lại tính thẩm mỹ cao nhưng khả năng ăn nhai không tốt lắm, dễ vỡ khi ăn thực phẩm cứng.
Cầu răng sứ không ngăn được tình trạng tình trạng tiêu hóa, nên một thời gian vẫn diễn ra các biến chứng, bệnh lý về răng miệng.
Thời gian sử dụng cầu răng sứ ở mức trung bình, không quá dài, không quá ngắn, tầm khoảng 7-10 năm.
Hàm giả tháo lắp
Hàm giả tháo lắp là phương pháp truyền thống, ra đời từ lâu. Phương pháp này áp dụng cho trường hợp mất nhiều răng và mất răng toàn hàm. Hàm giả tháo lắp được thiết kế gồm nền hàm hoặc một khung hàm làm bằng nhựa. Chúng được thiết kế ôm sát theo cung hàm thật của người đeo.
Tuy nhiên, ôm sát khít chỉ là thời gian đầu, khi về sau hàm trở nên lỏng lẻo, dễ rơi rớt và gây vướng víu. Vì dễ tháo lắp nên tạo điều kiện cho vệ sinh răng miệng và hàm giả.
Phương pháp này cũng không ngăn được tình trạng tiêu xương hàm. Đồng thời, tuổi thọ khá thấp, chỉ 3-5 năm là phải thay hàm mới.
Thế nhưng, đây là giải pháp khắc phục thẩm mỹ, cải thiện ăn nhai cho những đối tượng không đủ điều kiện sức khỏe để thực hiện các phương pháp trồng răng giả khác, nhất là những người cao tuổi.
Tiêu chí chọn các phương pháp trồng răng giả phù hợp
Để chọn được phương pháp trồng răng giả phù hợp, hiệu quả nhất, khách hàng nên tìm hiểu và căn cứ vào 4 yếu tố:
- Vị trí và số lượng răng đã mất: bác sĩ sẽ thăm khám và kiểm tra tình trạng răng để tư vấn cho khách hàng phương pháp phù hợp. Chẳng hạn như mất quá nhiều răng hay mất răng cửa, răng nanh, hàm hàm trong thì không thể thực hiện cầu răng sứ
- Chi phí thực hiện: việc cân nhắc chi phí vô cùng cần thiết. Vì không phải ai cũng đủ điều kiện thực hiện. Tùy từng loại vật liệu, phương pháp cho chi phí như thế nào mà cân nhắc đến kinh tế của mình
- Hiệu quả lâu dài: nếu quan tâm đến hiệu quả lâu dài, không muốn thay đổi quá nhiều lần thì nên thực hiện trồng răng implant để cải thiện.
- Độ bền và tuổi thọ: trong số 3 phương pháp thì hàm giả tháo lắp có tuổi thọ thấp nhất, cầu răng sứ có tuổi thọ trung bình và trồng răng implant là cao nhất.
Hy vọng những thông tin về các phương pháp trồng răng giả giúp mọi người nắm được đặc điểm của từng loại. Từ đó, chọn phương pháp phù hợp nhất với chính mình. Để biết thêm thông tin, hãy liên hệ nha khoa My Auris để được tư vấn và giải đáp chi tiết nhé.
Anh Thy