Niềng răng là kỹ thuật chỉnh nha thẩm mỹ cần khá nhiều thời gian trong điều trị. Thông thường một ca niềng sẽ dao động từ 1 đến 3 năm, thời gian có thể thay đổi tùy vào từng trường hợp nhất định. Khi quá trình niềng kết thúc, răng đã được sắp xếp về đúng vị trí trên cung hàm. Bác sĩ sẽ tiến hành tháo niềng và đeo hàm duy trì. Vậy tháo niềng răng đeo hàm duy trì bao lâu. Thông qua bài viết này, nha khoa My Auris sẽ giúp bạn có được các thông tin cần thiết.
Mục Lục
Giải đáo tháo niềng răng đeo hàm duy trì bao lâu hợp lý?
Theo khuyến cáo của bác sĩ chuyên môn, sau khi tháo niềng răng đeo hàm duy trì bao lâu thì sẽ tùy vào từng loại hàm mà bạn sử dụng. Cụ thể:
Hàm duy trì tháo lắp
Hầu hết người bệnh sẽ được bác sĩ nha khoa cấp một bộ hàm duy trì có thể tháo ra dễ dàng, trong quá trình ăn uống hay vệ sinh răng miệng. Kết quả tốt nhất mà bạn sẽ đeo hàm duy trì theo lịch trình chi tiết như sau:
- Trong khoảng 6 tháng đầu tiên: Khoảng thời gian mà người niềng cần sử dụng hàm duy trì ít nhất 22 tiếng mỗi ngày. Lần duy nhất mà bạn nên tháo niềng là vệ sinh răng miệng hay sử dụng chỉ nha khoa, hoặc ăn uống. Bác sĩ sẽ tiếp tục theo dõi quá trình trước khi cho phép bạn chuyển sang đeo hàm duy trì vào ban đêm.
- Trong 2 năm đầu tiên: Sau khoảng thời gian đầu đeo niềng, bạn sẽ có thể bắt đầu đeo hàm duy trì vào lúc ngủ mỗi đêm.
- Từ năm thứ ba trở đi: Bạn có thể đeo hàm duy trì ít hơn một chút. Có thể bỏ qua 1 đến 2 đêm không đeo thường xuyên. Tuy nhiên tốt nhất vẫn là bạn nên sử dụng hàm vào mỗi đêm khi ngủ.
Loại hàm duy trì có thể tháo rời nên khi không sử dụng, bạn nên cất chúng trong hộp. Đồng thời có thể đem theo mọi lúc mọi nơi. Nhằm đảm bảo giữ cho các dụng cụ xa nguồn nhiệt cao hay vật nuôi, mặt khác giúp giữ vệ sinh chúng mỗi ngày được hiệu quả.
Bạn cũng cần lưu ý đeo hàm duy trì đúng cách, điều quan trọng bạn chỉ được uống nước khi đeo hàm duy trì. Tránh xa các loại đồ uống có đường, vì nó dễ mắc kẹt vào giữ khay niềng và răng của bạn, điều này dễ dẫn đến các tình trạng sâu răng và các bệnh lý khác.
Hàm duy trì cố định
Trong một số trường hợp, bạn sẽ được bác sĩ chỉ định gắn hàm duy trì cố định vào mặt trong của răng. Với loại này, bạn có thể đeo mọi lúc, ngay cả khi đang ăn hay vệ sinh răng miệng.
Kiểu hàm duy trì này chỉ có thể được tháo ra bởi bác sĩ, và khi được lấy ra, bạn phải được thay thế bằng hàm duy trì tháo lắp đeo vào ban đêm trong khi ngủ. Tháo niềng răng đeo hàm duy trì bao lâu với loại này, có người sẽ cần đeo ít nhất 10 năm. Nhiều bác sĩ chuyên môn cũng khuyên người niềng nên đeo hàm duy trì bán thời gian cho đến suốt đời.
Quá trình vệ sinh răng miệng với hàm duy trì cố định cũng khá đơn giản. Tất cả những gì bạn cần làm là đánh răng thường xuyên và dùng chỉ nha khoa. Đồng thời thêm bàn chải kẽ hỗ trợ loại bỏ hết các mảng bám, cao răng. Tuy nhiên bạn phải kiểm tra định kỳ với bác sĩ, nhằm đảm bảo dụng cụ duy trì này không gây nên tình trạng sâu răng hay vi khuẩn tích tụ gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm.
Những lưu ý cần nhớ trong quá trình đeo hàm duy trì
Khi tháo niềng răng, việc đeo hàm duy trì là việc bạn phải thực hiện nhằm hạn chế răng di chuyển về các vị trí không mong muốn. Bên cạnh tháo niềng răng đeo hàm duy trì bao lâu đã được thông tin đến bạn với từng loại nhất định. Tiếp đến, bác sĩ chuyên môn của nha khoa My Auris cũng muốn bạn điểm qua một số lưu ý trong quá trình sử dụng hàm duy trì/ Cụ thể:
Vệ sinh răng miệng sạch sẽ
Khi đang niềng răng thì việc vệ sinh khoang miệng cần phải chú trọng thật kỹ càng, và khi bạn đeo hàm duy trì thì việc vệ sinh răng miệng cũng không được phép qua loa. Bạn cần giữ cho mình thói quen đánh răng thường xuyên, sử dụng loại bàn chải có lông mềm, nước súc miệng, máy tăm nước,… Để hỗ trợ làm sạch tất cả các mảnh vụn thức ăn đang còn sót lại trên răng.
Tái khám theo lịch hẹn với bác sĩ chuyên môn
Trong quá trình niềng răng thì chắc bạn đã quen với việc gặp bác sĩ mỗi tháng, để được kiểm tra sức khỏe răng miệng. Tuy rằng sau khi tháo niềng, tần suất bạn tái khám sẽ giảm dần, nhưng bạn vẫn phải tới gặp bác sĩ theo lịch hẹn để kiểm tra những thay đổi dù nhỏ nhất của hàm răng.
Đôi khi hàm răng có thể sẽ bị xô lệch một chút sau khi tháo niềng, nếu tình trạng này xảy ra thì bạn cần phải thay đổi hàm duy trì của mình sao cho phù hợp với tình trạng mới của hàm. Còn nếu răng bị dịch chuyển do mất răng hay từ nguyên nhân khác thì có thể bác sĩ sẽ cần chỉ định gắn hàm duy trì cố định cho bạn.
Sẽ có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng răng bị xô lệch vì thế cần phải theo dõi thận trọng trong vài tháng sau khi tháo niềng. Khi răng đã ổn định hơn, bạn sẽ ít phải đến kiểm tra với bác sĩ hơn.
Chăm sóc và vệ sinh hàm duy trì
Hàm duy trì được coi như một dụng cụ để bảo vệ hàm răng mới của bạn tránh khỏi những rủi ro trong quá trình sinh hoạt mỗi ngày. Thậm chí những việc đơn giản như ăn, ngủ cũng đều có thể làm răng xô lệch, do đó bạn cần phải sử dụng hàm duy trì thường xuyên theo đúng chỉ định của bác sĩ. Bên cạnh đó, bạn cũng cần biết qua một số biện pháp bảo vệ, giữ gìn hàm duy trì của mình như sau:
- Không tháo hàm duy trì ra quá nhiều, bạn chỉ nên tháo ra khi cần ăn uống hay vệ sinh.
- Nên cất hàm duy trì trong hộp đựng khi không đeo.
- Không sử dụng giấy ăn để bọc hàm duy trì tháo lắp.
- Không rửa, vệ sinh hàm duy trì quá mạnh, cũng như tránh để ở nơi có nhiệt độ cao,…
- Sử dụng bàn chải lông mềm để cọ kỹ, làm sạch hàm duy trì, ngâm trong loại dung dịch chuyên dụng.
- Cần báo ngay với bác sĩ nếu không may bạn làm mất hàm duy trì.
- Bên cạnh đó, một số thói quen xấu như chống cằm, mở nắp chai bằng răng,… vì có khả năng khiến răng dịch chuyển sai vị trí.
Hy vọng những thông tin trên có thể giúp bạn có câu trả lời cho câu hỏi tháo niềng răng đeo hàm duy trì bao lâu. Tùy vào tình trạng mỗi người sẽ được bác sĩ chỉ định sử dụng hàm duy trì theo thời gian khác nhau. Do đó, bạn cần phải tuân thủ theo các chỉ định, hướng dẫn của bác sĩ để giữ được răng đúng trạng thái đều đẹp, để răng không bị xê dịch về vị trí cũ không mong muốn.
Yến Nhi