Thắc mắc răng cửa bị sâu có trám được không?

răng cửa bị sâu có trám được không

Sâu răng là bệnh lý về răng miệng không chừa một ai. Nếu không can thiệp điều trị kịp thời sẽ gây nhiễm trùng và ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của răng, cơ thể. Tùy vào tình trạng sâu mà bác sĩ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp nhất để chặn đứng sâu, nhiễm trùng và các vấn đề nguy hiểm khác. Trám răng là một trong những giải pháp hiệu quả trong điều trị sâu răng. Song, răng cửa bị sâu có trám được không?

Trường hợp răng cửa bị sâu nên trám 

Tùy vào khả năng bị sâu mà bác sĩ chỉ định có nên trám răng hay áp dụng các phương pháp khác. Do đó, không phải sâu như thế nào cũng có thể thực hiện trám được.

răng cửa bị sâu có trám được không

Răng cửa bị mòn men răng, cổ răng

Răng bị mòn do nhiều nguyên nhân:

  • Mắc các bệnh lý về răng miệng: sâu răng, viêm nha chu, áp xe răng,… khiến các ổ vi khuẩn tấn công vào men răng.
  • Acid từ thức ăn bám lâu trên bề mặt răng, gây mòn men răng, gây sâu răng, khô miệng.
  • Nghiến răng hay cách chải răng không đúng cũng làm răng dễ bị mòn 

Răng cửa bị sâu

Răng cửa bị sâu do nhiều nguyên nhân và trám răng là một trong những giải pháp nhanh chóng loại bỏ sâu và ngăn chặn vi khuẩn lan rộng làm ảnh hưởng đến các răng lân cận. 

Răng cửa bị sâu có trám được không?

Các bác sĩ cho biết khi bị sâu răng cửa có thể thực hiện trám răng vì đây là phương pháp điều trị sâu răng. Tuy nhiên còn tùy vào tình trạng sâu như thế nào mà cân nhắc biện pháp phù hợp nhất.

răng cửa bị sâu có trám được không

Trường hợp trám răng cửa bị sâu nhẹ

Trường hợp mới chớm sâu và vừa thường được bác sĩ khuyên trám răng để ngăn ngừa vi khuẩn tấn công. Răng sâu nhẹ chỉ mới hình thành các lỗ nhỏ li ti, vết sâu nông, và chưa ảnh hưởng đến tủy răng. Lúc này, bác sĩ sẽ vệ sinh răng sạch rồi bắt đầu điều trị mô răng bị sâu và loại bỏ vi khuẩn ở khu vực sâu. Sau đó, thực hiện trám và hóa cứng lại tạo hình phần răng bị hư hỏng mà vẫn đảm bảo chức năng ăn nhai.

Trường hợp sâu răng cửa nặng

Các trường hợp sâu răng nặng hầu như điều trị bằng cách trám răng không mang lại hiệu quả cao. Vì lúc này vi khuẩn tấn công hủy hoại cấu trúc răng, ảnh hưởng đến tủy và có nguy cơ nhiễm trùng. Lúc này mà thực hiện trám răng phạm vi lớn thì độ liên kết của các phân tử trong chất trám sẽ bị suy giảm.

Hơn nữa, khi tủy bị ảnh hưởng bác sĩ sẽ phải điều trị tủy cho nên gần như đã cắt đứt mạch máu nuôi dưỡng sự sống của răng. Do đó, răng sẽ trở nên yếu, giòn và dễ vỡ. Chính vì thế, bác sĩ sẽ không tư vấn trám răng mà đưa ra lời khuyên bọc sứ để đảm bảo thẩm mỹ, chức năng ăn nhai như răng thật. 

Sau khi điều trị tủy, chụp mão sứ như răng thật giúp ngăn chặn vi khuẩn tấn công vào tăng thật, tăng tuổi thọ răng. 

Trám răng cửa bị sâu có đau không?

Phương pháp trám răng hầu như không gây đau vì chỉ là đưa chất trám để vào lấp đầy lỗ hổng do sâu răng gây ra. Một số trường hợp đau là do đau từ răng sâu hoặc phải điều trị tủy. Bởi tủy là nơi chứa rất nhiều dây thần kinh cảm giác nên sẽ gây cảm giác khó chịu. 

Đồng thời, bạn sẽ không cảm thấy đau vì khi trám răng bác sĩ sẽ tiến hành gây tê làm mất cảm giác hoàn toàn. Tuy nhiên, một số người có cơ địa nhạy cảm và khả năng chịu đau kém sẽ cảm thấy đau, ê buốt sau khi hết thuốc tê. 

Nên sau đó, bác sĩ sẽ kê một ít thuốc giảm đau để dùng trong vài ngày hay trường hợp cần thiết. Vì trám răng sau 1 đêm là cơn đau hoàn toàn chấm dứt, không dai dẳng, khó chịu.

Một vài lưu ý sau khi trám răng cửa bị sâu

Sau khi điều trị và được trám răng cửa, để đảm an toàn, không bị ảnh hưởng và tăng tuổi thọ sử dụng thì nên lưu ý một số điểm dưới đây:

  • Tránh ăn ngay: chất liệu trám răng cần có thời gian hóa cứng và chắc chắn nên sau khi trám không nên ăn liền. Tốt nhất là để sau 2 tiếng mới nên ăn. 
  • Hạn chế thức ăn quá dai, cứng, nóng, lạnh: khi mới trám, vật liệu chưa đông và chưa kịp thích nghi với lực nhai. Do đó, khi ăn thực phẩm quá cứng hay dai sẽ làm thay đổi độ bám dính, hình dạng cũng như khả năng chịu lực của vật liệu trám. Ăn thức ăn quá nóng, quá lạnh cũng vậy sẽ làm răng nhạy cảm và vật liệu trám bị ảnh hưởng. Từ đó, làm nứt hoặc rò rỉ tại vị trí trám. 
  • Vệ sinh răng miệng: thực hiện vệ sinh răng sạch và kỹ, đánh răng ít nhất 2 lần/ ngày. Sau khi ăn có thể dùng nước muối súc miệng hay chỉ nha khoa để loại bỏ mảng bám, vụn thức ăn còn sót. 

Ngoài ra, nếu cảm thấy vết trám khó chịu, cộm khi ngậm miệng hay ăn nhai không nên xử lý tại nhà mà nên đến gặp bác sĩ để điều chỉnh và khắc phục. Điều này ngăn chặn được viêm nhiễm và nứt vỡ vết trám. 

Cách trám răng răng cửa bị sâu

Răng cửa bị sâu có trám được không đã được giải đáp ở phần trên bài viết. Sau đây là một số cách thực hiện:

  • Bước 1: Khám và tư vấn

Trước khi trám răng, bác sĩ phải khám và kiểm tra răng cửa để biết được mức độ sâu như thế nào mà có biện pháp xử lý. Khi tình trạng phù hợp bác sĩ mới đưa ra tư vấn trám răng sâu hay điều trị bằng phương pháp khác.

  • Bước 2: Vệ sinh và loại bỏ hoàn toàn vết sâu

Bác sĩ tiến hành vệ sinh răng miệng sạch sẽ, sau đó nạo và loại bỏ hoàn toàn vết sâu đen trên răng để ngăn vi khuẩn phát triển. 

  • Bước 3: Trám răng

Sau khi điều trị xong, răng sâu không còn nguyên vẹn, tạo nên lỗ hổng lớn nên bác sĩ thực hiện trám răng để lấp đầy lỗ hổng bằng các vật liệu và dụng cụ chuyên dụng. Sau khi trám, răng sẽ đảm bảo chức năng ăn nhai và ngăn được vi khuẩn tiếp tục phá hủy, viêm nhiễm.

Như vậy, thắc mắc răng cửa bị sâu có trám được không đã được giải đáp. Tuy nhiên, mỗi người nên thăm khám kỹ tại các nha khoa uy tín để được khám và tư vấn phương pháp phù hợp nhất với tình trạng. Vì cơ địa mỗi người mỗi khác. Hy vọng những thông tin trong bài viết đem lại những kiến thức hữu ích cho mọi người về sức khỏe răng miệng.

Anh Thy

Trả lời

chat zalo
messenger