Tác hại viêm lợi chảy máu chân răng ở trẻ

viêm lợi chảy máu chân răng ở trẻ

Viêm lợi chảy máu chân răng ở trẻ là bệnh lý răng miệng thường gặp. Nguyên nhân chủ yếu là thói quen vệ sinh và chăm sóc răng miệng không tốt. Tuy vậy, một số trường hợp viêm lợi chảy máu do bệnh lý và khiến trẻ bị mất răng hàng loạt. Vì thế, để ngăn chặn và cách điều trị viêm lợi càng sớm càng tốt để có phương án điều trị thích hợp. Hãy cùng nha khoa My Auris tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây nhé!

Nguyên nhân viêm lợi chảy máu chân răng ở trẻ 

Trẻ nhỏ là đối tượng dễ gặp các bệnh lý về vấn đề liên quan sức khỏe răng miệng, nhất là tình trạng sưng lợi do việc chăm sóc răng miệng không tốt. Tuy vậy, nhiều phụ huynh thường không để ít đến quá trình vệ sinh răng miệng ở trẻ và chỉ quan tâm khi trẻ có những dấu hiệu bất thường mới chăm sóc và đưa ra hướng điều trị.

viêm lợi chảy máu chân răng ở trẻ
Viêm lợi chảy máu chân răng ở trẻ như thế nào?

Dưới đây là một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng chảy máu chân răng ở trẻ:

Sử dụng bàn chải quá cứng 

Bàn chải đánh răng có lông chải cứng, đặc biệt khi trẻ chưa biết cách sử dụng và kỹ thuật chải răng đúng cách dễ xảy ra tình trạng trầy xước và chảy máu nướu. 

Nếu trong trường hợp này, cha mẹ cần phải kiểm tra bàn chải của con và hướng dẫn con cách chải răng đúng cách. Đặc biệt khi lựa chọn bàn chải cho trẻ có bàn chải phải có kích thước phù hợp, lông bàn chải mềm.

Chăm sóc răng miệng chưa tốt

Nhiều trẻ chưa biết cách chải răng như thế nào đúng cách. Ở độ tuổi này trẻ thường ham chơi và đánh răng qua loa để đối phó với cha mẹ. Vì thế, các bậc phụ huynh thường xuyên để ý trẻ trong việc chăm sóc răng miệng.

Ngoài ra, trẻ hay thích ăn đồ ngọt và ăn bất cứ khi nào, kể cả trước đi ngủ. Chính vì thế, cha mẹ luôn kiểm soát vấn đề này và hướng dẫn con chăm sóc răng miệng.

Do bệnh lý 

Với những trẻ có dấu hiệu viêm lợi, thường xuyên chảy máu chân răng do bệnh lý. Vì thế, cần phải điều trị sớm để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng. Tuy vậy, bạn có thể nhận biết các dấu hiệu viêm lợi như:

  • Viêm lợi niêm mạc lưỡi miệng: Cơ thể bị nóng kết hợp với vệ sinh răng miệng không sạch, ăn nhiều thức ăn cay nóng gây tình trạng nhiệt miệng. Đồng thời kết hợp với vi khuẩn tấn công để dẫn đến tình trạng viêm nướu răng. Vì thế, hạn chế cho trẻ ăn thức ăn cay nóng và điều trị bệnh lý càng sớm càng tốt. 
  • Viêm lợi do mọc răng: Trong giai đoạn mọc răng, trẻ thường xuất hiện tình trạng viêm sưng lợi do răng nhú lên và đi kèm dấu hiệu sốt ở trẻ. Lúc này, hạn chế cho trẻ ăn đồ cay nóng và bổ sung các thực phẩm giải nhiệt, đặc biệt chú ý đến vấn đề vệ sinh răng miệng sạch sẽ.
  • Viêm lợi, chảy máu chân răng xuất hiện có mủ: Tình trạng sưng lợi có mủ là tình trạng sưng nhiễm trùng, đặc biệt khi vệ sinh răng miệng chưa đúng cách khiến vi khuẩn tích tụ và phát triển làm sưng nướu răng. Tình trạng này thường ở giai đoạn mọc răng. 

Tuy vậy, để đánh giá mức độ bệnh viêm lợi chảy máu chân răng, cha mẹ cần đưa trẻ đi khám sức khỏe răng định kỳ và điều trị tích cực theo hướng dẫn của bác sĩ.

viêm lợi chảy máu chân răng ở trẻ
Viêm lợi chảy máu chân răng ở trẻ có nguy hiểm không?

Viêm lợi chảy máu chân răng có nguy hiểm đến răng miệng của trẻ không?

Chảy máu chân răng ở trẻ sẽ ảnh hưởng đến những thói quen sinh hoạt hằng ngày của trẻ, tuy vậy một số trường hợp khiến trẻ biếng ăn do đau nhức, đặc biệt ảnh hưởng giấc ngủ của trẻ.

Hiện tượng chảy máu chân răng nếu không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến bệnh lý viêm nha chu, tụt nướu khiến các răng dễ bị lung lay hoặc thậm chí mất răng. Ngoài ra, tình trạng này còn ảnh hưởng đến các răng vĩnh viễn sau này của trẻ. 

Ngoài ra, viêm nướu sẽ ảnh hưởng đến chân răng và các bộ phận xung quanh ổ răng làm tổn thương đến chân răng và xương ổ răng, điều này sẽ khiến răng bị lung lay khiến răng bị mất. 

Các giai đoạn hình thành của bệnh viêm lợi 

Trẻ bị viêm lợi cần phải trải qua hai giai đoạn của bệnh:

Viêm lợi cục bộ 

Đây là giai đoạn không gây nhiều đau đớn cho người bệnh. Dấu hiệu nhận biết là lợi sưng đỏ, phồng lên và dễ bị chảy máu khi gặp tác động, nhất là lúc đánh răng. Tuy nhiên, ở giai đoạn này chưa ảnh hưởng đến chân răng và các tổ chức quanh răng. Ngoài ra, bệnh viêm lợi cục bộ dễ được chữa trị nhưng cũng dễ dàng tái phát.

Viêm cận răng

Khi lợi đã bị viêm mà không chữa trị và chăm sóc răng miệng đúng cách thì lớp lợi bên trong cùng với cung hàm bị đẩy lùi ra phía sau, tạo thành những lỗ hổng xung quanh răng. Những khoảng trống nhỏ giữa răng và lợi chính là nơi tích tụ các mảnh vụn thức ăn bị giắt vào và có thể gây nhiễm khuẩn.

Điều trị sưng lợi chảy máu chân răng ở trẻ như thế nào?

Hầu hết các trường hợp sưng nướu, chảy máu chân răng ở trẻ sẽ được cải thiện với những biện pháp khắc phục tốt:

Lấy cao răng 

Nếu trẻ mọc răng vĩnh viễn thì cha mẹ nên duy trì thói quen lấy cao răng cho trẻ 6 tháng một lần. Vì cao răng là kẻ thù của men răng, chúng hình thành các mảng bám cứng ở chân răng, lâu dần đẩy lợi và gây viêm nhiễm. Tuy vậy, để đảm bảo lấy chân răng đúng cách, cần đưa trẻ tới phòng khám nha khoa uy tín.

Bổ sung vitamin C và các vitamin B

Tình trạng thiếu vitamin C và vitamin B trong chế độ ăn uống hằng ngày cũng là một trong những nguyên nhân gây ra chảy máu chân răng, vì thế nếu trẻ gặp tình trạng này cần phải bổ sung các loại vitamin từ các thực phẩm, hoa quả. Điều này giúp mô nướu không bị tổn thương, chảy máu nhanh hồi phục mà còn giúp sức khỏe răng miệng và sức đề kháng được cải thiện.

Vệ sinh răng miệng đúng cách 

Trong thời gian bị viêm lợi, chảy máu răng không điều trị triệt để, cha mẹ không nên đánh răng vì lông bàn chải dễ làm tổn thương nướu và gây ra tình trạng máu nặng hơn. Thay vào đó, bạn cần phải lấy cao răng và dùng nước súc miệng hoặc dùng dung dịch NaCl để vệ sinh răng miệng cho trẻ.

viêm lợi chảy máu chân răng ở trẻ
Kiểm tra sức khỏe răng miệng định kỳ theo lịch của nha khoa ít nhất 6 tháng/ lần.

Cách ngăn ngừa tình trạng viêm lợi ở trẻ 

Yếu tố quyết định đến sự khỏe mạnh của nướu và răng là lấy đi mảng bám răng hằng ngày. Để phòng ngừa viêm lợi (nướu), bạn nên tập thói quen cho trẻ:

  • Đánh răng sau khi ăn, ít nhất 2 ngày/lần vào buổi sáng sau khi thức dậy và buổi tối trước khi đi ngủ.
  • Dùng chỉ nha khoa để lấy thức ăn thừa từ các kẽ răng.
  • Lựa chọn kem đánh răng có chứa Flo và thành phần kem đánh răng có lợi cho nướu.
  • Lựa chọn bàn chải đánh răng mềm, nhờ đó có thể đánh sạch những kẽ răng và những mảng bám tổn thương đến lợi.
  • Lấy cao răng đúng định kỳ hằng năm. 

Trên đây là toàn bộ những thông tin hữu ích về viêm lợi chảy máu chân răng ở trẻ. Từ đó, giúp bạn nhận biết được dấu hiệu về tình trạng viêm lợi cũng như mức độ nặng hay nhẹ của bệnh lý, giúp bạn có phương án điều trị kịp thời. Nếu bạn thắc mắc hoặc những câu hỏi liên quan đến vấn đề bệnh lý viêm lợi ở trẻ, đừng ngừng ngại liên hệ với chúng tôi để được giải đáp chi tiết!

Kim Dung

chat zalo
messenger