Sau khi niềng răng có đau không và 4 cách khắc phục

Sau khi niềng răng có đau không và 4 cách khắc phục

Niềng răng không đơn giản chỉ dừng lại ở việc khắc phục những khuyết điểm của răng, mà còn cải thiện thẩm mỹ, tâm lý của người bệnh. Có nhiều người trước khi điều trị sẽ lo lắng việc đau nhức, ê buốt. Vậy sau khi niềng răng có đau không? Cách khắc phục tình trạng đau nhức này như thế nào? Từ bài viết chi tiết này, bác sĩ chuyên môn của My Auris sẽ giải đáp đến bạn các thông tin cần thiết. Đồng thời hướng dẫn một số cách giúp bạn giảm đau hiệu quả.

Giải đáp sau khi niềng răng có đau không?

Tình trạng đau nhức nó chỉ xuất hiện trong khi bạn còn đang niềng, sau khi niềng sẽ không xuất hiện. Bạn sẽ cảm thấy đau răng vào những ngày đầu khi bạn chưa quen, sau khoảng thời gian đó cảm giác sẽ trở về bình thường. Niềng răng là phương pháp có sử dụng các khí cụ trong nha khoa để nắn chỉnh, giúp răng dịch chuyển về đúng vị trí trên cung hàm. Khi phần dây cung và mắc cài tạo áp lực khiến răng di chuyển có thể khiến bạn hơi đau nhức lúc đầu. Vì lúc này bạn chưa quen với lực kéo răng của các mắc cài.

Trong thực tế, nếu răng bạn không mọc ngầm thì kỹ thuật này không can thiệp gì đến xương hàm. Do vậy mà khi niềng bạn sẽ không cảm giác đau nhức, nên nếu có ý định niềng răng chỉnh nha thì bạn không cần quá lo lắng cho tình trạng này.

Ngoài sau, với câu hỏi sau khi niềng thì có bị đau không? Câu trả lời của bác sĩ là không. Vì lúc này bạn đã hoàn thành xong quá trình răng dịch chuyển nên khi tháo niềng sẽ không khiến bạn gặp bất kỳ cảm giác khó chịu nào.

Nếu bạn gặp phải biểu hiện đau nhức thì có thể do bạn đã lựa chọn nhầm cơ sở nha khoa kém chất lượng, công nghệ niềng không cao và bác sĩ sử dụng dây cung chưa phù hợp,… 

Tuy nhiên, với sự phát triển của nền y học hiện đại, công nghệ tiên tiến. Bạn chỉ cần lựa chọn kỹ càng hơn về cơ sở nha khoa uy tín, được trang bị máy móc hiện đại, đội ngũ bác sĩ có chuyên môn cao. Lúc này, kỹ thuật niềng răng có thể mang lại hiệu quả tốt như mong đợi, bác sĩ sẽ tính toán chính xác và hạn chế đau nhức trong quá trình niềng.

Giải đáp sau khi niềng răng có đau không?
Giải đáp sau khi niềng răng có đau không?

Giai đoạn nào gây đau nhức khi niềng răng?

Sau khi tìm hiểu câu trả lời cho câu hỏi sau khi niềng răng có đau không. Tiếp đến, nha khoa My Auris cũng sẽ cung cấp đến bạn chi tiết về những giai đoạn bạn sẽ thấy đau khi niềng răng. Điều này sẽ giúp bạn nhìn tổng quan và đưa ra quyết định điều trị phù hợp.

Trong suốt quá trình niềng răng chắc chắn bạn sẽ trải qua một vài cơn đau, khó chịu vì khí cụ nha khoa. Ở giai đoạn đầu mới niềng răng sẽ được chia thành nhiều bước khác nhau, cảm giác đau ở mỗi giai đoạn cũng có sự khác biệt. Cụ thể:

Giai đoạn bác sĩ gắn thun tách kẽ răng

Giai đoạn bác sĩ gắn thun tách kẽ răng
Giai đoạn bác sĩ gắn thun tách kẽ răng

Tách kẽ là giai đoạn gắn thun vào trong từng kẽ răng, thông thường là răng số 6 và 7. Sau mỗi tuần thì vị trí đặt thun hở ra khoảng nhỏ để các bác sĩ có thể dễ đặt khâu vào. Lúc này cảm nhận chung của người bệnh là cảm thấy khó chịu và căng tức. Theo đánh giá thì đây cũng là giai đoạn khó chịu nhất trong quá trình niềng nên bạn cần cố gắng kiên trì để có được kết quả tốt nhất về sau.

Giai đoạn nhổ răng để tạo các khoảng trống

Một số trường hợp người bệnh không có khoảng trống trên cung hàm. Bác sĩ sẽ là người chỉ định việc nhổ răng để tạo chỗ trống, giúp việc nắn chỉnh răng về đúng vị trí mong muốn được thuận lợi hơn.

Giai đoạn nhổ răng để tạo các khoảng trống
Giai đoạn nhổ răng để tạo các khoảng trống

Có trường hợp bạn cần nhổ khá ít, chỉ từ 2 răng nhưng cũng có người cần phải nhổ 4 đến 6 chiếc răng. Khi thực hiện, bác sĩ sẽ tiêm thuốc tê và sẽ không có cảm giác đau nên bạn không cần quá lo lắng.

Sau khi thuốc tê hết tác dụng, bạn có thể sử dụng thuốc giảm đau, lưu ý không vệ sinh hay ăn nhai quá mạnh ở vùng vừa nhổ. Sau khoảng 1 tuần thì vị trí răng được nhổ sẽ lành lại như bình thường.

Giai đoạn bác sĩ cần gắn dây cung, mắc cài

Giai đoạn bác sĩ cần gắn dây cung, mắc cài
Giai đoạn bác sĩ cần gắn dây cung, mắc cài

Khi mắc cài và dây cung tạo lực kéo răng dịch chuyển, khi bạn chưa thích ứng kịp thì bộ khí cụ sẽ khiến bạn cảm giác vướng víu, cộm và ê buốt khi ăn nhai. Tùy vào cơ địa từng người mà mức độ đau sẽ khác nhau.

Nguyên nhân chính dẫn đến đau nhức là do dây cung bắt đầu tác động lực lên răng. Vì chưa quen nên bạn sẽ cảm thấy hơi đau vào những ngày đầu. Chỉ sau khoảng 1 tuần thì cảm giác này sẽ hoàn toàn biến mất.

Giai đoạn thực hiện siết dây cung

Giai đoạn thực hiện siết dây cung
Giai đoạn thực hiện siết dây cung

Khi đến giai đoạn điều chỉnh lực siết của dây cung thì hàm răng của bạn phải chịu áp lực mạnh, điều này có thể gây cảm giác đau nhức và khó chịu. Ngoài ra, giai đoạn này nếu bạn nói chuyện quá nhanh hay ăn đồ cứng có thể gây cọ xát môi má và gây chảy máu.

Việc sau khi niềng răng có đau không sẽ không phải là vấn đề gây ảnh hưởng chính. Những cơn đau trong quá trình niềng mới là vấn đề khiến bạn cần quan tâm. Nếu cảm thấy những cơn đau này kéo dài, bạn cần thông báo sớm cho bác sĩ để xử lý nhanh chóng.

Cách giảm các cơn đau khi niềng răng

Sau khi niềng răng có đau không với câu trả lời từ bác sĩ chuyên môn là không. Vậy nếu bạn còn trong quá trình niềng răng chỉnh nha, nhưng gặp tình trạng này sẽ được giải quyết như thế nào. Dưới đây là một số cách mà bạn có thể áp dụng để hạn chế tốt dấu hiệu đau nhức.

Cách giảm các cơn đau khi niềng răng
Cách giảm các cơn đau khi niềng răng

Sử dụng túi đá chườm lạnh

Sử dụng những chất lạnh để giúp giảm đau là giải pháp khá hiệu quả. Bạn muốn giảm cảm giác này khi niềng răng, chỉ cần đặt túi đã lên khu vực khi ê buốt. Lưu ý thực hiện 15 phút/ lần, tránh để lâu vì có thể khiến bạn bị bỏng lạnh.

Súc miệng với nước muối sinh lý

Một số trường hợp thực hiện niềng răng có thể khiến bạn bị nhiệt ở má, xuất hiện nhiều vết loét do bị cọ xát với mắc cài. Để giảm đau nhanh chóng, bạn có thể sử dụng nước muối sinh lý để súc miệng, giúp sát khuẩn vết thương và sát trùng các răng.

Ăn đồ ăn mềm, không cứng, không dai

Khi niềng răng, răng sẽ được siết chặt hơn bình thường. Đây chính là nguyên nhân khiến răng ê buốt, đặc biệt lúc bạn ăn đồ cứng hay dai. Vì vậy, để không phải gặp hiện tượng đau nhức, tốt nhất bạn nên ăn những thực phẩm mềm, dễ cho việc tiêu hóa sẽ tốt cho quá trình niềng răng hơn.

Bảo vệ mô bằng loại sáp chỉnh nha chuyên dụng

Nhằm hạn chế tình trạng cọ xát của các mắc cài vào môi hay miệng. Bạn nên sử dụng sáp chỉnh nha để bọc lại các phần có thể gây tổn thương lên các mô trong môi trường khoang miệng.

Tóm lại, sau khi niềng răng có đau không với giải đáp của bác sĩ chuyên môn là không. Để đảm bảo tốt kết quả chỉnh nha đúng yêu cầu, đạt tính thẩm mỹ cao, an toàn cho sức khỏe,… Trước hết bạn nên đến các cơ sở nha khoa có độ uy tín cao để thăm khám với bác sĩ chuyên môn. Từ đó bác sĩ mới có cơ sở xây dựng được phác đồ điều trị tương ứng đối với tình trạng của mỗi người.

Yến Nhi

chat zalo
messenger