Răng sứ có bị sâu không – Nếu bị sâu phải làm sao?

Răng sứ có bị sâu không

Răng sứ có màu sắc tương tự như răng thật, hơn nữa, răng được thiết kế và chế tác theo hình dáng, kích thước của răng thật nên đảm bảo tính thẩm mỹ. Sau khi phục hình răng sứ, hàm răng trở nên đều, đẹp, nụ cười tự tin. Vậy, liệu rằng răng sứ có bị sâu không? Hãy cùng My Auris tìm hiểu chi tiết qua bài viết sau đây nhé. 

Răng sứ có bị sâu không? 

Sâu răng là một bệnh lý răng miệng phổ biến mà đối tượng nào cũng có thể mắc phải kể cả người lớn và trẻ nhỏ. Khi bị sâu răng, vi khuẩn sẽ tấn công và phá hoại cấu trúc của răng. Vi khuẩn có thể ở mảng bám hay do thức ăn tích tụ không được làm sạch tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn tấn công và phát triển. Vi khuẩn tấn công làm mất khoáng khiến tổn thương các mô cứng của răng. Đây là tình trạng xảy ra ở răng thật.

Vậy với răng giả thì sao, răng sứ có bị sâu không

Răng sứ là răng giả được nhiều người lựa chọn trong phục hình ngày này nhằm khắc phục các khuyết điểm ở răng. Đồng thời, răng sứ cũng là “lớp áo” bên ngoài bảo vệ cùi răng thật bên trong khỏi các tác nhân gây hại, nhất là bảo vệ răng sâu, răng đã điều trị tủy. Từ đó, giảm nguy cơ mắc bệnh lý cũng như sâu răng tái phát.  

Mặc dù, răng sứ được chế tác như răng thật nhưng chất liệu và bề mặt răng sứ có sự khác biệt răng thật. Theo đó, răng sứ được làm từ sứ và bề mặt trơn bóng, không có độ bám dính như răng thật. Vì thế, mảng bám không thể tích tụ và vụn thức ăn cũng khó tồn đọng trên răng nên không tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi và tấn công. Như vậy, răng sứ sẽ không bị sâu như răng thật.

Tuy nhiên, răng thật bên trong hoàn toàn có thể bị sâu và mắc bệnh lý nếu như chăm sóc và vệ sinh không kỹ cũng như lớp sứ bên ngoài xuất hiện vấn đề. 

 răng sứ có bị sâu không
Răng sứ có bị sâu không?

Như vậy, răng sứ có bị sâu không thì câu trả lời là không bởi bề mặt không bám dính, không là môi trường cho vi khuẩn phát triển. Tuy nhiên, nếu chăm sóc và vệ sinh răng miệng không kỹ thì cùi răng thật bên trong có thể bị sâu hay tái phát sâu răng.

Nguyên nhân sau làm răng sứ bị sâu

Vậy răng sứ không bị sâu nhưng vẫn có tình trạng sâu răng thật sau khi làm răng sứ. Vậy nguyên nhân do đâu?

  • Tay nghề, kỹ thuật của bác sĩ: Bác sĩ còn non tay nghề, thiếu kinh nghiệm có thể bọc sứ không thành công. Việc bọc sứ không đúng cách, mài răng quá nhiều khiến răng sứ sẽ bị hở chân răng, răng nhạy cảm. Từ đó khiến thức ăn và mảng bám tích tụ, nhồi nhét ở khoảng hở tạo điều kiện cho vi khuẩn trú ngụ, tấn công vào trụ răng và gây tình trạng sâu răng.
  • Chẩn đoán không chính xác: Trước khi làm răng sứ, bác sĩ sẽ phải kiểm tra và khám tổng quát sức khỏe răng miệng. Nếu không phát hiện bệnh lý hay không điều trị bệnh lý sâu răng, viêm nướu triệt để trước khi làm răng sứ cũng sẽ khiến răng sứ có bị sâu, viêm và thậm chí là mất răng vĩnh viễn. 
  • Mài răng quá nhiều, xâm lấn răng thật: Trường hợp bác sĩ thực hiện mài trụ răng quá nhiều gây ra mòn răng và lớp men răng. Hơn nữa, mài đến làm lộ ngà răng hay ảnh hưởng tủy sẽ khiến răng bị yếu, nhạy cảm hơn và dễ bị vi khuẩn tấn công gây sâu răng thật bên trong. 
  • Ngoài ra, mão sứ kém chất lượng, dễ nứt vỡ và tạo ra các khe rãnh trên bề mặt răng sứ.  Lâu ngày, thức ăn tồn đọng và giắt vào các khe này cùng với mảng bám  tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công và gây sâu. 
  • Thường xuyên hút thuốc lá, ăn nhiều thực phẩm ngọt, béo mà không vệ sinh kỹ cũng dễ gây nên tình trạng sâu răng sau khi phục hình răng sứ. 
  • Sau khi phục hình răng sứ mà không có chế độ chăm sóc, vệ sinh răng miệng đúng cách cũng khiến cho răng nhanh chóng suy giảm tuổi thọ và sâu răng. 
răng sứ có bị sâu không
Nguyên nhân sau làm răng sứ bị sâu

Như vậy, sau khi phục hình răng sứ có bị sâu không thì câu trả lời là có. Điều này do nhiều nguyên nhân gây ra, có thể là do tay nghề bác sĩ kém, chất lượng mão sứ cũng như chế độ chăm sóc, vệ sinh và ăn uống. 

Sau khi phục hình răng sứ bị sâu răng phải làm sao?

Sau khi phục hình răng sứ, mọi người nghĩ lớp răng sứ sẽ bảo vệ cùi răng thật bên trong và ngăn tình trạng sâu răng diễn ra, nhưng vẫn có thể răng bị sâu như bình thường. Răng sâu sau khi bọc sứ cũng gây đau nhức, ê buốt và khó chịu kéo dài. Nếu không điều trị kịp thời, không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng, mà còn khiến răng mất vĩnh viễn. 

Do đó, ngay khi xuất hiện triệu chứng đau nhức khó chịu, mọi người nên đến trực tiếp nha khoa để được bác sĩ kiểm tra, chẩn đoán và có phác đồ điều trị phù hợp. 

Mức độ sâu nhẹ 

Bác sĩ sẽ kiểm tra, chỉ định chụp X-quang để xác định răng sâu ở mức độ nào. Nếu trường hợp sâu nhẹ, bác sĩ tiến hành tháo mão sứ, vệ sinh răng và điều trị bệnh lý sâu răng. Sau khi điều trị triệt để, bác sĩ sẽ tiến hành lắp lại mão sứ đúng kỹ thuật. 

Để ngăn chặn tình trạng sâu răng tái phát, mọi người nên lựa chọn cơ sở nha khoa uy tín, đảm bảo chất lượng nhất là trình độ, chuyên môn và tay nghề của bác sĩ. 

Mức độ sâu nặng 

Nếu như sâu răng đã nặng và ảnh hưởng nghiêm trọng đến chân răng và không thể giữ răng cũng như điều trị được nữa. Bác sĩ sẽ chỉ định nhổ răng sâu để đảm bảo ngăn viêm nhiễm và ảnh hưởng răng lân cận cũng như răng toàn hàm. Sau khi nhổ răng, bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp trồng răng phù hợp nhằm đảm bảo ăn nhai và thẩm mỹ. 

răng sứ có bị sâu không
Sau khi phục hình răng sứ bị sâu răng phải làm sao?

Cách phòng ngừa sâu răng sau khi phục hình sứ

Để ngăn ngừa sâu răng sau khi làm răng sứ, mọi người cần chú ý:

  • Lựa chọn nha khoa uy tín, đảm bảo trình độ chuyên môn, kỹ thuật, tay nghề và kinh nghiệm của bác sĩ để chẩn đoán chính xác tình trạng và điều trị triệt để trước khi phục hình. 
  • Nếu có bệnh lý răng miệng trước đó, cần phải nêu rõ với bác sĩ khi thăm khám.
  • Vệ sinh răng miệng đều đặn mỗi ngày, ít nhất 2 lần vào sáng và tối, cũng như sau mỗi bữa ăn.
  • Chải răng đúng cách, nhẹ nhàng để làm sạch và hạn chế mảng bám trên răng.
  • Ăn uống đảm bảo: không ăn các thực phẩm quá cứng, hạn chế các đồ ăn chứa nhiều chất béo và đường.
  • Tránh những thực phẩm dễ khiến răng sứ bị xỉn màu và tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển: cà phê, thuốc lá,…
  • Sau khi trồng răng giả phải thường xuyên thăm khám định kỳ để bác sĩ theo dõi và kiểm soát tình trạng răng miệng. Theo đó, bác sĩ kiểm tra tình trạng răng sứ, sức khỏe răng miệng. Nếu như có vấn đề xảy ra, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp khắc phục kịp thời. 
răng sứ có bị sâu không
Cách phòng ngừa sâu răng sau khi phục hình sứ

Mong rằng với những thông tin trong bài viết về răng sứ có bị sâu không giúp mọi người giải đáp được thắc mắc. Điều quan trọng là lựa chọn nha khoa uy tín, chất lượng để làm răng sứ an toàn, thành công. Đồng thời, sau khi phục hình răng sứ, để duy trì thẩm mỹ lâu dài, đảm bảo sức khỏe răng miệng tốt, mọi người nên chú ý vệ sinh, chăm sóc răng miệng. Nếu vẫn còn băn khoăn, hãy liên hệ ngay nha khoa My Auris để được tư vấn cũng như đặt lịch thăm khám sớm nhất nhé. 

Anh Thy 

chat zalo
messenger