Răng Sứ Bị Hở Dấu Hiệu Nhận Biết Sớm Và Cách Xử Lý

bọc răng sứ bị hở có sao không

Đội Ngũ Bác Sĩ
Nha Khoa My Auris
Đã thực hiện hơn 8.000 ca Bọc răng sứ - Implant thành công
Đã xét duyệt!

Tình trạng răng sứ bị hở sau khi bọc là một trong những biến chứng phổ biến mà nhiều người gặp phải nếu quy trình thực hiện không đảm bảo hoặc chăm sóc không đúng cách. Khi phần chân răng sứ bị hở, người bệnh thường gặp phải các triệu chứng như đau nhức dai dẳng, hơi thở có mùi khó chịu, thậm chí ảnh hưởng đến hoạt động tiêu hóa do vi khuẩn xâm nhập. Nghiêm trọng hơn, nếu không được xử lý kịp thời, hiện tượng này có thể làm tổn hại đến răng thật bên dưới, làm tăng nguy cơ lung lay hoặc mất răng.

Dấu hiệu nhận biết răng sứ bị hở

Khi răng sứ bị hở chân, bạn có thể nhận biết thông qua một số biểu hiện rõ ràng, cần được kiểm tra và xử lý sớm để tránh biến chứng nghiêm trọng.

Khe hở giữa răng sứ và nướu dễ quan sát

Tình trạng khe hở răng sứ và nướu thường thấy rõ ở vùng tiếp giáp răng sứ với nướu. Bạn có thể nhận biết bằng mắt thường khi soi gương hoặc dùng lưỡi chạm vào chân răng để cảm nhận. Khi có khe hở, vi khuẩn xâm nhập sâu bên trong sẽ gây viêm nhiễm, đau nhức, khiến cùi răng bị mục và dần phá hủy chân răng thật. Nếu kéo dài, răng thật bị yếu đi, không đủ sức nâng đỡ mão răng và có thể dẫn tới gãy rụng.

bọc răng sứ bị hở có sao không
Khe hở răng sứ và nướu thường thấy rõ

Tụt nướu làm lộ cùi răng sứ bên trong

Bọc sứ không đúng kỹ thuật dẫn đến vi khuẩn dễ dàng xâm nhập, gây kích ứng nướu và tụt nướu. Khi đó, chân răng bị lộ ra, đặc biệt là ở vị trí răng cửa và răng nanh. Tình trạng này không chỉ ảnh hưởng thẩm mỹ mà còn làm giảm tuổi thọ của răng sứ.

Xuất hiện vệt đen mờ ở chân răng

Người dùng mão sứ kim loại có nguy cơ gặp vệt đen mờ quanh chân răng. Khi bọc sứ kim loại bị hở, khoảng trống giữa răng với nướu sẽ kích thích quá trình oxy hóa, khiến chân răng dễ bị đen. Bạn có thể quan sát vị trí bọc răng sứ để phát hiện kịp thời.

Cảm giác cộm cấn, ê buốt, đau nhức khi ăn nhai

Nếu bạn cảm thấy cộm cấn, ê buốt hay đau nhức khi ăn nhai, có thể nguyên nhân là do cùi răng hở yếu, nhạy cảm. Ngoài ra, việc lắp mão sứ không sai tỷ lệ sẽ khiến răng sứ bị kênh, không khớp với hàm, gây khó chịu khi ăn.

Thường xuyên giắt thức ăn vào kẽ răng gây hôi miệng

Bọc răng sứ không đúng tỷ lệ dễ làm kẽ răng bị chật hơn hoặc rộng hơn so với khoảng sinh lý thông thường. Khi ăn uống, mảnh vụn thức ăn giắt vào kẽ răng, đặc biệt tại vị trí răng hàm, răng nanh hoặc răng rửa, gây vướng víu, khó chịu, và nếu không vệ sinh kỹ lưỡng, nơi đây trở thành môi trường lý tưởng cho vi khuẩn, dễ dẫn đến bệnh lý về răng miệng như sâu răng, viêm nướu, hôi miệng.

trồng răng sứ bị hở,làm răng sứ bị hở chân răng
Các mảng bám thức ăn thừa dễ mắc kẹt kẽ răng và không vệ sinh sạch sẽ dẫn đến hôi miệng kéo dài

Bọc răng sứ bị hở có sao không?

Bọc răng sứ bị hở là một trong những biến chứng phổ biến sau phục hình răng sứ, nếu không khắc phục kịp thời ngay từ khi xuất hiện dấu hiệu răng sứ hở chân răng, người bệnh có thể phải đối mặt với nhiều tác hại nghiêm trọng đến sức khỏe răng miệng và toàn thân.

Gây đau nhức, hôi miệng kéo dài

Khi răng sứ bị hở, các mảng bám thức ăn thừa dễ mắc kẹt kẽ răng và không vệ sinh sạch sẽ dẫn đến hôi miệng kéo dài. Lượng lớn thức ăn mắc kẹt có thể lấp đầy cùi răng, gây tổn thương cùi răng, từ đó tạo nên cơn đau nhức dai dẳng, đặc biệt khi ăn uống hoặc chải răng.

Mất thẩm mỹ rõ rệt

Tình trạng răng sứ hở chân thường lộ phần cùi răng ra ngoài, làm đen viền nướu, khiến khuôn mặt mất thẩm mỹ và nụ cười thiếu tự nhiên. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến sự tự tin và giao tiếp hàng ngày của người bệnh.

Tăng nguy cơ mất răng thật

Quá trình bọc răng sứ đòi hỏi bác sĩ phải mài cùi răng thật để tạo trụ răng giữ mão sứ. Nếu lắp mão sứ không khớp nướu, sẽ tạo kẽ hở – nơi trú ngụ lý tưởng của vi khuẩn gây bệnh răng miệng như sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu. Những vi khuẩn này có thể tổn thương răng thật, dẫn đến nguy cơ mất răng vĩnh viễn nếu không điều trị kịp thời.

Ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa

Tình trạng đau nhức, ê buốt do bọc răng sứ bị hở khiến người bệnh chán ăn, lười nhai, dẫn đến ảnh hưởng xấu hệ tiêu hóa. Khi thức ăn không được nghiền nhỏ, dạ dày hoạt động nhiều hơn, gây bệnh lý trào ngược dạ dày, đau dạ dày, viêm loét đại tràng, thậm chí là táo bón.

Suy giảm chức năng ăn nhai

Việc bọc răng sứ không khít khiến bạn cảm thấy ê buốt, cảm thấy đau nhức khi ăn đồ nóng, ăn đồ lạnh khiến người bệnh ngại ăn uống, dễ cảm giác chán ăn và cố nuốt thức ăn mà không nhai kỹ. Hệ quả là chức năng ăn nhai suy giảm, ảnh hưởng đến sức khỏe đường tiêu hóa về lâu dài.

gia-rang-su-titan-6-2-25-01
Bác sĩ chỉ cần tháo răng sứ ra lắp lại, không cần chế tạo lại răng mới

Cách khắc phục răng sứ bị hở hiệu quả, an toàn từ bác sĩ nha khoa

Khi phát hiện các dấu hiệu răng sứ bị hở, bạn nên đi khám bác sĩ nha khoa ngay để được thăm khám và chẩn đoán kỹ càng. Việc phát hiện sớm giúp đưa ra hướng điều trị thích hợp và giảm thiểu rủi ro. Theo chia sẻ từ các chuyên gia, cách duy nhất khắc phục triệt để tình trạng này là tháo răng sứ ra và lắp lại răng sứ đúng kỹ thuật.

Tùy nguyên nhân răng sứ bị hở và mức độ răng sứ bị hở, có thể chia thành 2 trường hợp khắc phục phổ biến:

Nếu răng sứ bị kênh hay hở chỉ do sai sót trong kỹ thuật lắp đặt ban đầu, thì bác sĩ chỉ cần tháo răng sứ ra lắp lại, không cần chế tạo lại răng mới. Trong trường hợp cầu răng sứ chưa bị hư hại, vẫn vừa vặn với cùi răng, chỉ cần lắp lại cầu răng sứ với lượng keo dán vừa đủ để cố định răng sứ bền lâu.

Nếu nguyên nhân đến từ mão sứ chế tạo sai kích thước, răng sứ kém chất lượng hoặc đã bị hỏng, thì bắt buộc phải lấy lại dấu răng và chế tạo răng sứ mới. Bác sĩ nha khoa sẽ lấy mẫu hàm và chế tác cầu răng sứ như lần đầu để đảm bảo khớp cắn, thẩm mỹ và độ bền cho răng.

Sau khi làm cầu răng sứ, nếu bạn nhận thấy dấu hiệu răng sứ bị hở, đừng chủ quan. Hãy quan sát, kiểm tra kỹ và đến gặp bác sĩ nha khoa để được khắc phục kịp thời. Việc trì hoãn có thể khiến bệnh diễn biến nặng hơn, gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe răng miệng và tăng chi phí điều trị.

chat zalo
messenger