Hiện nay, nguyên nhân khiến răng bị đổi màu thường là do nhiễm Tetracycline, rất nhiều người đang phải đối mặt với vấn đề này. Trước thực trạng răng nhiễm màu nặng, công nghệ tẩy trắng răng bằng Laser ra đời. Đây là một phương pháp cải thiện hiệu quả và nhanh chóng, mang lại thẩm mỹ cho hàm răng bị nhiễm Tetracycline. Tuy nhiên, nhiều người vẫn còn thắc mắc liệu đây có phải là phương pháp tối ưu không? Và đâu là cách chữa răng nhiễm màu hiệu quả nhất? Bài viết dưới đây sẽ cho bạn câu trả lời!
1. Vì sao răng bị nhiễm Tetracycline?
Tetracycline là loại thuốc kháng sinh quen thuộc, có tác dụng hỗ trợ điều trị các bệnh nhiễm khuẩn. Nếu phụ nữ đang mang thai và trẻ em dưới 8 tuổi sử dụng loại thuốc này thì có thể sẽ làm răng đổi màu. Mức độ nhiễm màu của răng còn tùy thuộc vào thời gian, liều lượng sử dụng loại thuốc kháng sinh này mà răng sẽ đổi sang màu vàng, nâu hoặc xám xanh…
Sự thay đổi màu có thể xảy ra trên toàn bộ răng hay ở một vị trí nào đó trên hàm răng, làm cho răng có nhiều dải màu khác nhau. Trường hợp bị nhiễm Tetra nặng, răng sẽ bị lỗ chỗ, men răng yếu đi, làm răng dễ mắc phải những bệnh lý răng miệng khác.
Để giúp khách hàng có được đầy đủ kiến thức và đỡ tốn thời gian tìm kiếm, chúng tôi đã tổng hợp 1 bài viết chi tiết về RĂNG VÀNG Ố, bạn xem nhé!!!
2. Răng nhiễm Tetracycline có tẩy trắng được không?
Gần đây, Tetracycline đã được hạn chế sử dụng để điều trị cho phụ nữ mang thai và trẻ em dưới 8 tuổi. Tại Việt Nam, số người có răng bị nhiễm màu do kháng sinh còn rất nhiều do trong thời kỳ chiến tranh, không có nhiều loại thuốc để lựa chọn, vì thế bác sĩ thường cho bệnh nhân sử dụng loại thuốc có chất này, nên dẫn đến những thay đổi về màu sắc răng của những bệnh nhân sử dụng trong thời gian dài. Vì vậy, nhu cầu tẩy trắng răng bị nhiễm màu kháng sinh ngày nay là rất lớn. Thế nhưng, răng bị nhiễm màu kháng sinh Tetracycline có tẩy trắng được không?
Theo các bác sĩ nha khoa, nếu răng bị nhiễm Tetracycline hoặc răng vàng ố do hút thuốc lá quá nhiều vẫn có thể tẩy trắng được, nhưng không phải bất kỳ trường hợp nào cũng có thể phục hồi màu sắc răng bằng phương pháp tẩy trắng răng này.
Nếu răng bị nhiễm màu bởi những nguyên nhân bên ngoài, thì có thể sử dụng phương pháp tẩy trắng răng bằng công nghệ Laser Whitening, cách này sẽ đem lại hiệu quả làm cho răng trắng sáng lên rõ rệt chỉ sau 1 lần tẩy trắng mà chỉ mất khoảng 45- 60 phút.
Trường hợp răng bị nhiễm màu từ bên trong cấu trúc răng, thì phương pháp tẩy trắng răng sẽ không đem lại hiệu quả cao, vì vết ố vàng này xuất phát từ sâu bên trong của răng.
3. Đâu là cách chữa răng nhiễm Tetracycline hiệu quả nhất?
Tùy vào nguyên nhân và tình trạng của răng mà bác sĩ sẽ cân nhắc và lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp cho khách hàng.
Với trường hợp nhiễm Tetracycline nhẹ
Trường hợp răng nhiễm kháng sinh nhẹ, có thể áp dụng tẩy trắng răng bằng Laser tại phòng khám để phục hồi lại màu răng. Phương pháp này được bác sĩ thực hiện bằng cách dùng ánh sáng laser, để kích hoạt cho men thuốc tẩy trắng thẩm thấu sâu vào bên trong cấu trúc răng, giúp bẻ gãy liên kết gây màu, cải thiện lại hiệu quả màu sắc răng.
Với trường hợp răng bị nhiễm Tetracycline nặng
Đối với trường hợp nặng, thì tẩy trắng răng không thể phục hồi màu sắc răng, mà phải dùng phương pháp khác để phục hình và cải thiện lại màu răng, đó là bọc răng sứ hoặc dán sứ veneer.
-
Bọc răng sứ thẩm mỹ
Là phương pháp mài nhỏ răng thật cần được phục hình để tạo cùi trụ, sau đó chế tạo mão răng sứ có hình dáng và màu sắc trắng sáng như răng thật để chụp lên trên cùi răng.
Với trường hợp răng bị nhiễm Tetracycline kèm theo những khiếm khuyết như mẻ, vỡ…thì bọc răng sứ là giải pháp tối ưu để khắc phục và bảo vệ răng thật. Mão răng sứ vừa giúp bạn khôi phục lại tính thẩm mỹ cho răng, vừa đảm bảo chức năng ăn nhai tốt cho khách hàng.
Hiện nay, có rất nhiều loại răng sứ như: sứ kim loại, sứ Titan, răng toàn sứ Zirconia, Cercon …để bạn lựa chọn…Hãy đến trực tiếp phòng khám nha khoa, để được bác sĩ tư vấn lựa chọn loại răng sứ phù hợp, vì mỗi loại răng đều có ưu, nhược điểm và chi phí cũng khác nhau.
-
Dán sứ Veneer:
Trường hợp răng bị nhiễm Tetracycline nặng, và kèm theo một số khiếm khuyết nhỏ, bạn có thể tham khảo thêm phương pháp làm mặt dán sứ Veneer. Đây là phương pháp làm răng sứ được đánh giá là có thể bảo tồn tối đa răng thật cho bạn. Trước khi dán sứ Veneer, bác sĩ chỉ cần mài một lớp mỏng khoảng từ 0.3 – 0,6 mm ở mặt trước răng để lấy độ nhám, sau đó dán mặt sứ Veneer lên trên.
Phương pháp này có thể giúp hạn chế tối đa tình trạng xâm lấn vào mô răng bên trong, không cần điều trị tủy và không gây ảnh hưởng đến cấu trúc răng sinh lý của khách hàng.
Răng bị nhiễm Tetracycline làm cho người bị nhiễm răng đánh mất đi nụ cười của mình, vì màu răng sẽ gây chú ý với người đối diện. Vì thế, tìm cách khắc phục càng sớm thì bạn sẽ sớm có cơ hội lấy lại được nụ cười tự tin của mình.
Trên đây là những phương pháp cải thiện cho trường hợp răng bị nhiễm màu kháng sinh. Nếu bạn đang gặp phải vấn đề này, hãy trực tiếp đến phòng khám nha khoa để được bác sĩ thăm khám và tư vấn cụ thể cho trường hợp của mình nhé !
Răng ố vàng cũng là vấn đề rất nhiều người gặp phải và muốn khắc phục nhanh chóng. Nếu đang có nhu cầu quan tâm đến vấn đề này, bạn có thể tham khảo ở bài viết sau: Răng vàng ố là gì? Nguyên nhân?