Ai khi nhắc đến răng khôn cũng ám ảnh và lo sợ bởi sự đau nhức và khó chịu. Do đó, hầu hết mọi người đều quan tâm đến răng khôn mọc khi nào để có sự chuẩn bị và chăm sóc răng miệng đúng cách. Để biết răng khôn mọc khi nào, độ tuổi nào, hãy cùng My Auris tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé.
Mục Lục
Tìm hiểu về răng khôn
Răng khôn còn được gọi là răng số 8 – đây là một trong những chiếc răng cuối cùng trên cung hàm. Chính vì mọc sau cùng nên cung hàm không còn chỗ cho răng mọc lên, do đó, răng khôn thường có xu hướng mọc lệch, mọc xiên hoặc mọc ngầm.
Răng số 8 khi mọc lên gây nhiều phiền phức và gần như không có vai trò quan trọng trên cung hàm. Do đó, không có răng khôn sẽ không ảnh hưởng ăn nhai hay thẩm mỹ.
Mỗi người thường có tối đa 32 chiếc răng bao gồm 28 răng (14 răng hàm trên và 14 răng hàm dưới) và 4 chiếc răng khôn mọc ở 4 góc trong của cả hàm trên và dưới. Tuy nhiên, không phải ai cũng mọc đủ 4 chiếc răng khôn mà có người chỉ mọc 1 cái hoặc 2 cái ở hàm dưới, không mọc hàm trên.

Khi mọc răng khôn sẽ xuất hiện các biểu hiện dễ nhận biết. Do đó, ngay khi có những dấu hiệu đầu tiên, bạn nên thăm khám sớm để có những cách giảm đau hay loại bỏ phù hợp.
Răng khôn mọc khi nào?
Răng khôn mọc khi nào được nhiều người quan tâm. Bởi ai cũng lo sợ răng khôn mọc lên gây đau nhức, ảnh hưởng ăn nhai và sức khỏe răng miệng.
Răng khôn thường sẽ mọc khi con người đến tuổi trưởng thành, dù ở nam hay nữa. Trung bình độ tuổi mọc răng khôn từ 17-25 tuổi và thời điểm mọc răng khôn của mỗi người có sự khác nhau tùy vào cơ địa. Bên cạnh đó, mọi người nghĩ đến 25 tuổi là hết mọc răng khôn nhưng cũng có một số ít trường hợp mọc răng khôn từ 30-40 tuổi.
Khi răng khôn “rục rịch” mọc lên, dấu hiệu rõ nhất chính là những cơn đau nhức hoành hành. Tình trạng này có thể ít hay nhiều tùy vào cơ địa, hướng răng mọc, kích thước răng và cấu trúc xương hàm. Theo nghiên cứu, độ tuổi càng cao thì răng khôn mọc sẽ càng đau nhức.
Răng khôn không mọc hoàn chỉnh trong 1 lần mà chia thành nhiều giai đoạn và thời điểm. Các thời điểm răng mọc lên có thể cách nhau 1-2 tháng hoặc lâu hơn. Và mỗi lần mọc lên sẽ xuất hiện cơn đau, nên quá trình mọc răng khôn dai dẳng khiến đau nhức kéo dài.

Với một số trường hợp răng mọc kẹt, mọc lệch, lợi trùm không thể trồi lên khỏi nướu còn có thể khiến cơn đai nghiêm trọng và kéo dài hơn. Một số bạn chỉ đau 1-2 ngày rồi hết những một số bạn sẽ đau kéo dài từ 7-10 ngày hoặc lâu hơn.
Một chiếc răng khôn có thể sẽ cần khoảng 1-2 năm, thậm chí là 3 năm, 5 năm để hoàn thiện. Vậy nên, dựa vào độ tuổi răng khôn mọc khi nào mà các bạn chuẩn bị tâm lý cũng như các phương pháp khắc phục phù hợp.
Dấu hiệu cho thấy răng khôn mọc lên
Khi răng mọc lên sẽ xuất hiện một số dấu hiệu rõ mà bạn cần chú ý để có cách giảm đau hiệu quả:
- Đau nhức phía trong cùng hàm theo từng đợt: đầu tiên, cơn đau nhức sẽ xuất hiện quanh vùng lợi ngay vị trí răng khôn nhú lên. Răng khôn mọc gián đoạn và kéo dài nên tình trạng đau nhức sẽ chia theo từng đợt. Đặc biệt, các răng khôn mọc lệch sẽ đau nhức nhiều hơn so với răng khôn mọc thẳng.
- Sưng nướu: răng khôn có kích thước lớn nên khi mọc lên, lợi sẽ giãn ra và phồng lên cao. Lúc này, bạn sẽ dễ dàng quan trọng tình trạng sưng bằng mắt thường. Lợi sưng đi kèm với đau, vướng víu thức ăn, có thể khiến vùng má bị sưng phù lên. Tình trạng này chỉ chấm dứt khi răng khôn đã mọc ổn định.
- Sốt nhẹ, nhiệt độ cơ thể tăng cao hơn bình thường: khi răng khôn mọc lên cũng thường xuất hiện triệu chứng sốt nhẹ và khiến cơ thể mệt mỏi. Tuy nhiên, điều này không đáng lo bởi cơn sốt không quá cao và sẽ chấm dứt khi răng khôn mọc hoàn chỉnh.
- Cơ hàm trở nên co cứng, kém linh hoạt, khó cử động và há miệng ăn nhai bình thường cũng khó khăn.

Nên nhổ hay giữ lại răng khôn?
Răng khôn tồn tại gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe răng miệng và cản trở ăn uống bình thường. Việc loại bỏ răng khôn sớm sẽ đem đến nhiều lợi ích cho sức khỏe răng miệng. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng nên nhổ răng mà còn tùy tình trạng răng mọc thế nào.
Thế nên, khi mọc răng khôn và muốn nhổ bỏ, hãy đến gặp bác sĩ để có sự tư vấn cũng như phương pháp điều trị phù hợp.
Các trường hợp nên nhổ răng khôn
Thời điểm tốt nhất để nhổ răng khôn là từ 18-28 tuổi lúc răng đã mọc được ⅔. Khi càng lớn tuổi, xương hàm sẽ trở nên cứng chắc và dày đặc hơn nên việc nhổ răng khôn cũng trở nên phức tạp hơn và vết thương lâu lành.
Răng khôn nếu mọc ngầm, mọc lệch, mọc kẹt, mọc đâm ngang đều phải bắt buộc nhổ bỏ để ngăn ngừa xảy ra các biến chứng nguy hại cho sức khỏe răng miệng. Bên cạnh đó, nếu răng khôn mọc gặp phải những tình trạng sau cũng nên nhổ bỏ:
- Răng khôn mọc gây đau nhức, sưng viêm, lợi trùm, nhiễm trùng dai dẳng làm ảnh hưởng các răng xung quanh.
- Giữa răng khôn và răng số 7 kế bên có khoảng cách nên dễ bị giắt thức ăn khiến vi khuẩn tấn công làm răng hư hỏng.
- Răng khôn mọc thẳng nhưng có bệnh lý sâu răng, viêm tủy, viêm nha chu hay không có răng đối diện ăn khớp dẫn đến mọc trồi dài, gây ra các tổn thương cho vùng nướu răng đối diện.
- Răng khôn có hình dị dạng, kích thước quá to, hay quá nhỏ dễ làm nhồi nhét thức ăn dẫn đến sâu răng, hôi miệng.

Các trường hợp không nên nhổ răng khôn
Những trường hợp răng khôn mọc thẳng bình thường, ăn khớp với răng đối diện và không tạo khoảng cách với răng bên cạnh, không gây đau nhức, không bệnh lý thì không bắt buộc phải nhổ. Tuy nhiên, tình trạng này mọi người nên chú ý vệ sinh răng miệng kỹ bởi răng khôn nằm sâu trong cung hàm.
Với những người răng khôn mọc thẳng nhưng có vấn đề sức khỏe như tiểu đường, tim mạch, máu khó đông,… thì việc nhổ răng khôn không nên tiến hành. Những trường hợp này chỉ khi quá khó chịu, đau nhức hay mắc bệnh lý mới nhổ bỏ nhưng phải thăm khám tình trạng bệnh lý kỹ.
Bên cạnh đó, phụ nữ mang thai, hay đang hành kinh, người vừa ốm mới khỏi hay đang có vấn đề viêm nhiễm ở răng miệng cũng chống chỉ định nhổ răng khôn tạm thời. Những tình trạng này phải chờ khi sinh xong, hết kinh và điều trị dứt điểm viêm nhiễm mới nhổ răng khôn được.

Hy vọng với những thông tin trong bài viết về răng khôn mọc khi nào giúp mọi người nắm được giai đoạn mà chuẩn bị tâm lý vững vàng. Nếu có dấu hiệu bất thường, đau nhức khó chịu, nên đến nha khoa/ bệnh viện thăm khám càng sớm càng tốt nhé. Hãy liên hệ nha khoa My Auris ngay để được tư vấn và đặt lịch thăm khám sớm nhất nhé.
Anh Thy