Răng khôn mọc đúng hiếm khi xảy ra. Tuy nhiên khi nhắc đến răng khôn, nhiều khách hàng sẽ có những biểu cảm như khó chịu, đau nhức. Vì đa số răng khôn đều có xu hướng mọc lệch, mọc ngầm khiến bạn khổ sở. Vậy răng không mọc đúng thì sao, có nhất thiết phải nhổ đi hay không? Hãy lắng nghe ý kiến đến từ các bác sĩ của nha khoa My Auris.
Mục Lục
1. Răng khôn mọc đúng như thế nào?
Răng khôn thường gọi là răng số 8. Thường mọc vào độ tuổi khoảng 17 – 25 tuổi và thường chúng sẽ xuất hiện khi các răng đã cố định trên răng hàm. Vì thế, răng khôn mọc thường có xu hướng gây đau nhức, khó chịu cho bệnh nhân.
Để giảm tình trạng đau nhức thì giải pháp tối ưu nhất là nhổ răng khôn để tránh ảnh hưởng đến các răng bên cạnh. Ngoài ra còn giúp bạn phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm như u nang xương hàm, viêm tủy răng kế cận, viêm lợi,…
Tuy nhiên, không phải trường hợp tất cả các răng khôn phải nhổ đi. Bạn có thể giữ lại chiếc răng này nếu chúng mọc thẳng và không gây biến chứng cho người sử dụng. Trong quá trình mọc răng khôn, bạn vẫn có cảm giác đau nhức, bạn có thể chườm đá hoặc sử dụng thuốc giảm đau.
Song song với đó, một số trường hợp răng khôn mọc đúng cần phải nhổ bỏ. Vì thế, để biết chính xác bạn nên đến nha khoa để kiểm tra và hướng mọc của răng khôn. Dựa vào kết quả, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.
2. Những trường hợp răng khôn mọc đúng cần phải nhổ bỏ
Bác sĩ sẽ thường chỉ định nhổ răng khôn trong các trường hợp sau:
- Răng khôn mọc thẳng nhưng mọc ở vị trí không thuận lợi. Có cấu tạo thân răng to cộng thêm vị trí cho răng mọc không đủ làm xô lệch răng số 7 bên cạnh. Làm ảnh hưởng đến cấu trúc của cả cung hàm.
- Răng khôn mọc thẳng như tác động nhiều đến dây thần kinh, làm bệnh nhân gây cảm giác đau đầu, đau khớp thái dương,..Điều này làm ảnh hưởng đến sức khỏe giảm sút, chán ăn, người mệt mỏi, choáng váng,..
- Răng khôn chỉ mọc ở một hàm duy nhất, khiến cho khớp cắn tại vị trí này không được cân đối. Sẽ dẫn đến tình trạng răng khôn gây vướng víu, ăn nhai khó khăn và thậm chí làm lệch hàm dù răng khôn mọc thẳng thì giải pháp nhổ răng khôn càng sớm càng tốt.
- Răng số 8 bị viêm tủy, sâu vỡ lớn. Mặc dù răng mọc thẳng, không ảnh hưởng đến các răng bên cạnh.
Tuy nhiên, một số trường hợp răng khôn mọc đúng mà không cần phải nhổ là khi:
- Răng khôn mọc bình thường và không ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai của các răng khác. Đồng thời không có dấu hiệu bị sâu hay mắc kẹt thức ăn.
- Răng khôn mọc thẳng có dấu hiệu bị lợi trùm. Giải pháp là bác sĩ sẽ tiến hành cắt lợi trùm tại nha khoa. Khi đó, phần lợi sẽ xung quanh chân răng bình thường như các vùng khác, răng sẽ mọc lên bình thường mà không phải nhổ.
3. Nhổ răng khôn mọc đúng có đau không?
Nhổ răng khôn mọc đúng là một ca tiểu phẫu đơn giản. Vì bác sĩ không cần thực hiện các thủ thuật rạch lợi hay cắt răng thành nhiều phần. Nên răng sẽ được lấy ra một cách dễ dàng.
Thời gian thực hiện một ca nhổ răng khôn mọc thẳng không tốn quá nhiều thời gian, chỉ khoảng 5 – 10 phút. Hiện nay có nhiều thiết bị y tế hiện đại giúp cho việc nhổ răng khôn trở nên nhẹ nhàng và nhanh chóng hơn. Hơn nữa chiếc răng khôn mọc thẳng thì quy trình nhổ bỏ xử lý đơn giản hơn vì chúng không ảnh hưởng đến các vùng răng xung quanh.
Trước khi nhổ răng khôn, bác sĩ sẽ tiến hành vệ sinh răng miệng và gây tê tại vị trí răng cần nhổ. Bên cạnh đó, để tránh gây áp lực cho bác sĩ và chính mình bạn cần chuẩn bị tâm lý thật thoải mái để quá trình nhổ răng được diễn ra thuận lợi. Sau khi hoàn thành, vùng nướu của bạn bị sưng. Nên bạn cần tuân thủ sử dụng các loại thuốc giảm đau theo toa của bác sĩ và chế độ ăn uống thoải mái. Tuyệt đối, không sử dụng thuốc giảm đau khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ điều trị.
Tóm lại, việc điều trị răng khôn mọc thẳng bạn sẽ có cảm giác hơi đau nhức nhẹ và mức độ đau sẽ phù thuộc vào cơ địa của từng người. Và cơn gâu sẽ giảm dần sau 2 ngày sau khi nhổ răng khôn. Vì thế, bạn đừng quá lo lắng việc nhổ răng khôn có đau không nhé.
4. Quy trình nhổ răng khôn tại nha khoa My Auris diễn ra như thế nào?
Để hiểu hơn về quy trình nhổ răng khôn, mời bạn tham khảo các bước tại nha khoa My Auris:
Bước 1: Thăm khám
Ở bước đầu tiên, bác sĩ sẽ tiến hành chụp X- Quang để kiểm tra số lượng chân răng cũng như hướng mọc và tình trạng các mô răng xung quanh. Từ đó, bác sĩ sẽ xem kết quả thăm khám và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp có nên giữ lại chiếc răng khôn hay không.
Bước 2: Vệ sinh khoang miệng
Trong khi tiến hành nhổ răng khôn, bạn cần phải thành thật chia sẻ với các bác sĩ với các vấn đề sau:
- Tiền sử bệnh răng miệng và toàn thân
- Gặp phải tình trạng sức khỏe như dị ứng, viêm nha chu.
- Các loại thuốc mà bạn đang sử dụng
- Phụ nữ đang trong kỳ kinh nguyệt hoặc đang trong giai đoạn mang thai
- Liên quan đến bệnh lý toàn thân: tiểu đường, máu khó đông,..
Sau đó, bác sĩ sẽ tiến hành vệ sinh khoang miệng để tránh tình trạng lây nhiễm chéo. Tiếp đó, bác sĩ sẽ tiến hành gây tê tại vùng răng cần điều trị. Nhờ đó, bạn cảm thấy không thoải mái trong suốt quá trình nhổ răng.
Bước 3: Tiến hành nhổ răng khôn mọc đúng
Bác sĩ sẽ sử dụng các thiết bị chuyên dụng để tách răng khôn để đưa chúng ra khỏi các mô xung quanh. Quá trình diễn ra khoảng 5 – 10 phút hoặc có thể lâu hơn và tùy vào mức độ phức tạp của ca mổ.
Sau khi nhổ răng, bác sĩ khâu vết thương và cho bệnh nhân cắn gạc để cầm máu.
Bước 4: Hướng dẫn chăm sóc và tái khám định kỳ
Bác sĩ sẽ kê toa thuốc cho bệnh nhân, hướng dẫn cách chăm sóc và vệ sinh răng miệng. Đồng thời, bác sĩ sẽ hẹn lịch tái khám cho bệnh nhân. Bạn cần nghỉ ngơi sau khi nhổ răng khôn.
Hy vọng qua bài viết này sẽ là thông tin hữu ích dành cho trường hợp răng khôn mọc đúng. Nếu bạn có thắc mắc hãy liên hệ trực tiếp tại phòng khám hoặc qua Fanpage để được tư vấn tốt nhất!
Kim Dung