Răng cấm được biết là tên gọi khác của nhóm răng hàm. Nhóm răng đảm nhận chức năng chính trong ăn nhai và nghiền thức ăn trước khi xuống dạ dày. Do đó, mất răng cấm sẽ ảnh hưởng rất lớn đến khả năng ăn nhai và hấp thu dinh dưỡng của cơ thể. Thế nên, việc trồng lại răng cấm là điều vô cùng cần thiết. Vậy răng cấm có trồng được không và được thực hiện bằng phương pháp nào?
Mục Lục
Một số thông tin về răng cấm
Răng cấm với tên gọi khác là răng hàm lớn (răng cối lớn), nằm ở vị trí răng số 6 và 7 trên cung hàm. Răng cấm bắt đầu mọc vào độ tuổi 6-8 và 12-13 tuổi và chỉ mọc 1 lần duy nhất trong đời, không được thay thế lần nào như những chiếc răng sữa khác. Do đó, sau khi mọc răng cấm cần phải chăm sóc và bảo vệ tốt, nếu hư hỏng, tổn thương nặng cần phải nhổ bỏ thì không thể mọc lại răng khác.
Chức năng chính của răng cấm là nhai, nghiền xé thức ăn. Quá trình này hỗ trợ cho hệ tiêu hóa, dạ dày hoạt động tốt hơn. Cho đến hiện nay, vẫn có một số người nhầm lẫn giữa răng cấm và răng khôn. Song, đây là 2 răng hoàn toàn khác nhau bởi vị trí cũng như chức năng không giống nhau.
Theo các bác sĩ, răng khôn có thể không có nhưng nếu không có răng cấm sẽ gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng và sức khỏe cơ thể.
Hậu quả của việc mất răng cấm
Nếu như nắm được hậu quả của việc mất răng cấm thì chắc hẳn mọi người sẽ nhanh chóng trồng lại răng. Do đó, mà có rất nhiều khách hàng quan tâm đến răng cấm có trồng được không?
Dưới đây là một số hậu quả của việc mất răng cấm:
Ảnh hưởng hệ tiêu hóa, suy giảm khả năng ăn nhai và suy nhược cơ thể
Mất răng cấm một bên đồng nghĩa với việc suy giảm khoảng 70% lực ăn nhai của răng. Khi đó, người bệnh thường có xu hướng đổi sang bên đối diện để nhai, nghiền thức ăn khiến cho vị trí răng cấm còn lại bị mòn nhanh chóng và răng 2 bên không cân xứng.
Đối với những trường hợp mất cả 2 bên răng cấm thì có xu hướng đưa thức ăn lên các vị trí răng khác để nhai. Điều này gây rối loạn chức năng ăn nhai và ảnh hưởng đến chức năng của các răng còn lại.
Ngoài ra, thức ăn không được nghiền kỹ sẽ không thể tiêu hóa hết, gây áp lực lên dạ dày. Từ đó, dạ dày phải tăng cường co bóp, đẩy mạnh tiêu hóa nên về lâu dài, gây nên các bệnh lý ở dạ dày như viêm dạ dày, viêm đại tràng,…
Và khi mất răng người bệnh lại chán ăn, bỏ bữa, làm lượng dinh dưỡng hấp thu kém, không cân đối gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Từ đó, cơ thể dễ mệt mỏi, mất sức, suy nhược.
Tiêu xương hàm và lão hóa sớm
Tiêu xương hàm và lão hóa sớm là tình trạng không thể tránh khỏi nếu mất răng lâu ngày mà không can thiệp. Vị trí răng số 6 và 7 không được ăn, nhai hoạt động nên xương dần tiêu biến. Lúc này, bờ xương nâng đỡ nướu bị tụt thấp dẫn đến tình trạng tụt nướu. Tiêu xương diễn ra làm cho má bị hóp lại, các cơ mặt bị chảy xệ khiến da lão hóa, nhăn nheo, chảy xệ và khuôn mặt sẽ già hơn so với tuổi thật rất nhiều.
Sai khớp cắn, lệch hàm
Vị trí mất răng cấm sẽ tạo nên khoảng trống trên cung hàm, các răng lân cận sẽ có xu hướng bị xô lệch, đổ nghiêng về khoảng trống này. Đồng thời, răng đối diện bị trồi hay thòng xuống làm sai lệch khớp cắn. Khi sai khớp cắn nghiêm trọng, sẽ dẫn đến nhiều tình trạng nguy hiểm hơn lệch hàm, liệt mặt.
Răng cấm có trồng được không – Phương pháp nào?
Răng cấm có trồng được không là vấn đề mà hầu hết khách hàng quan tâm. Và thực hiện bằng phương pháp nào? Hiện nay có 3 phương pháp phổ biến để trồng răng cấm:
Răng cấm có trồng được không – phương pháp implant
Cấy ghép implant là phương pháp phục hình răng đã mất cố định bằng kỹ thuật hiện đại, tối ưu, mang đến hiệu quả nhất hiện nay. Đồng thời, phương pháp này cũng được các chuyên gia, bác sĩ đánh giá cao.
Răng implant gồm có 3 phần: trụ implant, khớp nối abutment và mão sứ.
Phương pháp độc lập, không hề ảnh hưởng đến các răng lân cận. Răng implant phục hình cả thân và chân răng hiệu quả. Bởi trụ implant tích hợp vào xương hàm cứng chắc như chân răng thật. Bác sĩ tiến hành đặt trụ implant vào xương hàm, sau khi trụ tích hợp bác sĩ sẽ lắp mão sứ lên trên để tạo thành thân răng hoàn chỉnh.
Ưu điểm:
- Khôi phục gần như 100% khả năng ăn nhai như răng thật
- Cứng chắc, chịu lực, chịu nhiệt tốt, độ bền cao
- Ngăn ngừa hiện tượng tiêu xương hàm
- Tính thẩm mỹ cao
- Dễ dàng vệ sinh như răng thật
- Không xâm lấn, gây ảnh hưởng răng thật
- Tuổi thọ cao, có thể sử dụng vĩnh viễn
- Chất liệu an toàn, lành tính, tương thích sinh học cao
Nhược điểm
- Chi phí khá cao
- Phụ thuộc điều kiện sức khỏe, xương hàm
- Thời gian điều trị lâu dài.
Răng cấm có trồng được không – Cầu răng sứ
Cầu răng sứ là phương pháp phục hình răng đã mất được nhiều người lựa chọn. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ thực hiện được cho răng cấm số 6 bị mất. Do đòi hỏi mài 2 răng lân cận để làm trụ là răng số 5 và 7. Còn với trường hợp mất răng số 7, răng khôn số 8 đã nhổ hay không mọc thì không thể trụ. Đồng thời, răng khôn số 8 thường mọc sai vị trí, không đủ tiêu chuẩn để làm trụ nâng đỡ cầu sứ.
Cầu sứ được lắp lên răng với 2 răng làm trụ và 1 răng giữa thay thế cho răng đã mất. Vật liệu tạo nên cầu răng sứ sẽ do khách hàng chọn lựa.
Ưu điểm:
- Khôi phục khoảng 70% lực ăn nhai như răng thật
- Chi phí thấp hơn implant
- Thực hiện được cho những đối tượng không đủ điều kiện sức khỏe cấy ghép implant
- Thẩm mỹ cao
- Thời gian thực hiện nhanh chóng chỉ 2-3 ngày
Nhược điểm
- Không ngăn được tình trạng tiêu xương hàm
- Phải chú ý vệ sinh răng miệng thật kỹ, nhất là phía dưới cầu sứ
- Xâm lấn răng thật
- Độ cứng chắc, chịu lực không cao như implant
- Tuổi thọ không cao, trung bình từ 5-7 năm.
Răng cấm có trồng được không – Răng giả tháo lắp
Răng giả tháo lắp là phương pháp phục hình răng đã mất có từ lâu đời và được khá nhiều người biết đến.
Ưu điểm
- Thời gian nhanh chóng chỉ từ 5-7 ngày
- Chi phí khá thấp, phù hợp với nhiều đối tượng
- Không đòi hỏi điều kiện sức khỏe, phù hợp với người lớn tuổi không đủ sức cấy ghép implant
- Khôi phục khoảng 30-40% lực ăn nhai
Nhược điểm
- Không ngăn được tình trạng tiêu xương hàm
- Cần phải tháo lắp khi vệ sinh răng miệng, vệ sinh không kỹ dễ bị hôi miệng
- Không mang lại tính thẩm mỹ cao
- Có thể làm mòn răng kế cận
- Thời gian sử dụng ngắn trung bình từ 3-5 năm, độ bền không cao, nướu răng bị teo
- Hàm dễ lỏng lẻo, dễ rơi rớt
Qua những phương pháp trên, có lẽ mọi người cũng giải đáp được răng cấm có trồng được không. Tuy nhiên, để biết đâu là phương pháp phù hợp với mình, mỗi khách hàng nên đến trực tiếp nha khoa thăm khám, để bác sĩ tư vấn phù hợp nhất.
Nếu vẫn còn băn khoăn lo lắng, hãy liên hệ ngay hotline 0906 038 017 hoặc đến trực tiếp nha khoa My Auris để được thăm khám, kiểm tra và có liệu trình điều trị phù hợp nhất nhé.
Anh Thy