Phương pháp trồng răng bắt cầu là gì? Quy trình thực hiện

phương pháp trồng răng bắt cầu

Phương pháp trồng răng bắt cầu là giải pháp phục hình cho răng mất nhằm khắc phục một phần của chức năng ăn nhai và thẩm mỹ. Tuy nhiên, giải pháp trồng răng bắt cầu như thế nào và đây có phải lựa chọn tốt nhất không vẫn là những vấn đề khiến nhiều người quan tâm. Cùng tìm hiểu bài viết dưới để hiểu thêm về phương pháp này nhé!

Phương pháp trồng răng bắt cầu là gì?

Phương pháp trồng răng bắt cầu còn có tên gọi khác là cầu răng sứ, là giải pháp phục hình răng bị mất bằng cách mài nhỏ 2 răng thật ở bên cạnh cần điều trị. Sau đó sẽ sử dụng 1 cầu răng gồm 3 mão răng sứ để gắn lên trên. Phần răng sứ ở giữa sẽ thay thế cho răng bị mất, và hai chiếc răng còn lại sẽ gắn vào 2 chiếc răng kế cận nhằm nâng đỡ cho cầu răng sứ.

phương pháp trồng răng bắt cầu
Trồng răng sứ bắt cầu là gì?

Hiện nay có 2 dòng răng chính là răng sứ kim loại và răng toàn sứ (răng không kim loại) để làm cầu răng:

  • Răng sứ kim loại: Sử dụng những hợp kim như Crom – Coban, Niken – Crom hoặc kim loại quý như vàng bác,…Tuy nhiên dòng răng sứ sẽ xuất hiện hiện tượng đen viền nướu sau một thời gian sử dụng.
  • Răng toàn sứ: Là dòng răng sứ được chế tác hoàn toàn từ răng sứ, vừa đem lại thẩm mỹ cũng như bền chắc. Đây là dòng răng sứ được ưa chuộng của nhiều khách hàng. Bên cạnh đó, răng toàn sứ có tuổi thọ kéo dài khoảng 15 – 20 năm, thậm chí là vĩnh viễn nếu bạn chăm sóc răng miệng đúng cách.

Ưu điểm trồng răng bắt cầu như thế nào?

Cầu răng sứ là phương pháp phục hình răng đã mất giúp cải thiện chức năng ăn nhai và nhu cầu thẩm mỹ trong trường hợp mất răng. Có nhiều ưu điểm vượt trội như:

Tính thẩm mỹ cao

Vì cầu răng sứ có màu sắc tự nhiên gần giống với răng thật, nhất là dòng răng toàn sứ nên không mang đến sự khác biệt nào. Nhất là kỹ thuật gắn răng hiện đại giúp làm sát khít với vị trí mất răng mà người đối diện không thể nhận ra là bạn đã lắp cầu răng sứ.

Cải thiện chức năng ăn nhai 

Với chất liệu sứ nên có độ chịu lực lớn nên cầu răng dễ dàng đáp ứng với khả năng ăn nhai hiệu quả gần giống với răng thật. Bạn sẽ cảm thấy thoải mái khi ăn uống.

Tiết kiệm chi phí

So với phương pháp cấy ghép Implant thì phương pháp cầu răng sứ có chi phí thấp hơn. Bên cạnh đó, nó còn phụ thuộc vào loại cầu răng sứ mà bạn lựa chọn. Vì thế, đây sẽ là sự lựa chọn tối ưu cho nhiều khách hàng. 

Tuy nhiên, để thực hiện phương pháp làm cầu răng sứ cần phải đòi hỏi bác sĩ thực hiện có tay nghề cao cùng với sự hỗ trợ của trang thiết bị hiện đại sẽ đem lại hiệu quả phục hình lâu dài và đảm bảo chức năng ăn nhai. Vì thế, bạn nên tìm hiểu kỹ nha khoa trước khi quyết định thực hiện nhé!

Những đối tượng nên sử dụng bắt cầu răng sứ 

phương pháp trồng răng bắt cầu
Đối tượng nào nên làm cầu răng sứ

Phương pháp làm cầu răng sứ thường được áp dụng với các đối tượng cần phục hình răng sứ, cụ thể như sau:

  • Người bị mất 1 đến 3 răng cạnh nhau hoặc mất răng xen kẽ có mong muốn phục hình cầu răng sứ.
  • Bị mất răng nhưng không đủ điều kiện để cấy ghép Implant.
  • Người bị mất hoặc thiếu răng và các răng bên cạnh vẫn còn chắc khỏe để có thể mài làm trụ cầu.
  • Những người bị mất răng nhưng không có đủ điều kiện hay sức khỏe để cấy ghép Implant. 

Trồng răng bắt cầu tại nha khoa được thực hiện như thế nào?

Trồng răng bắt cầu được thực hiện bởi các bác sĩ chuyên khoa Răng – Hàm – Mặt giàu kinh nghiệm. Bên cạnh đó, cầu răng sứ có ít nhất 3 răng trở lên, trong đó các răng được gắn lên 2 đầu tại khoảng trống mất răng để nâng đỡ mão răng sứ.

phương pháp trồng răng bắt cầu
Quy trình trồng răng bắt cầu tại nha khoa

Quy trình trồng bắt cầu được được tiến hành lần lượt các bước dưới đây:

Thăm khám và tư vấn mão răng sứ

Đầu tiên, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám tình trạng mất răng và các mô mềm xung quanh răng đã mất. Sau đó, bác sĩ sẽ tính giá tình trạng xương hàm cũng như xương ổ răng bằng máy chụp phim CT – Conebeam.

Sau khi thăm khám và chắc chắn khách hàng phù hợp với phương pháp làm cầu răng, bác sĩ sẽ tiến hành tư vấn những về phương pháp trồng răng sứ cũng như ưu và nhược điểm trong quá trình sử dụng.

Mài cùi răng thật 

Trước khi tiến hành làm cầu răng sứ, bác sĩ sẽ làm sạch môi trường bên trong khoang miệng để loại bỏ vi khuẩn gây hại và tránh lây nhiễm chéo. Ngoài ra, bác sĩ có thể tiến hành gây tê tại chỗ trước khi thực hiện nếu bệnh nhân có cơ địa nhạy cảm, dễ đau và dễ bị ê buốt.

Sau đó, bác sĩ sẽ sử dụng tay khoan chuyên dụng để mài thân răng nhằm loại bỏ lớp men răng với tỷ lệ mài khoảng 0,2 – 0,5 mm. Đây là thao tác bắt buộc phải thực hiện khi làm cầu răng sứ.

Lấy dấu răng và thiết kế cầu răng 

Sau khi mài cùi răng, bác sĩ sẽ tiến hành lấy dấu răng bằng các vật liệu nha khoa chuyên dụng, sau đó so màu răng để chọn răng giả gần giống với răng thật. Tiếp đó, gửi mẫu mẫu hàm và màu sắc răng sứ đã được đo về phòng labo để chuyên viên chế tác cầu răng. Tại nha khoa My Auris có phòng labo riêng biệt và được thực hiện bởi các kỹ thuật viên chuyên nghiệp.

Thêm vào đó, bác sĩ sẽ gắn mão răng sứ tạm thời trên răng để đảm bảo độ thẩm mỹ và để bạn quen dần với cầu răng sứ trong thời gian chờ đợi cầu răng chính thức.

Lắp cầu răng 

Sau khi đã có mão răng sứ, bạn cần quay lại nha khoa để gắn răng sứ cố định. Lúc này, bác sĩ sẽ tiến hành lắp cầu răng lên cùi răng đã mài.

Cầu răng được gắn và cùi răng được làm từ vật liệu dán rất chắc chắn và đảm bảo không bị bong tróc. Sau đó, bác sĩ sẽ kiểm tra khớp cắn tránh bị cộm, vướng víu trước khi gắn mão răng sứ cố định.

Song song đó, bác sĩ sẽ hướng bạn chăm sóc răng miệng tại nhà và hẹn lịch tái khám cho lần khám tiếp theo.

Một số  lưu ý sau khi trồng răng bắt cầu 

Sau khi trồng răng bắt cầu răng sứ, bạn cần lưu ý một số điều dưới đây để giữ răng được bền chắc và làm tăng tuổi thọ của cầu răng. Nhờ đó, bạn sẽ tiết kiệm được thời gian sửa chữa và một phần chi phí lớn để làm lại cầu răng.

  • Hạn chế ăn nhai trong khoảng 2h đầu sau khi gắn răng sứ 
  • Nên sử dụng các thực phẩm dễ nuốt như cháo, súp,..
  • Những ngày đầu tiên, bạn không thể tránh khỏi tình trạng ê buốt, nhạy cảm khi ăn đồ ăn lạnh hoặc đồ nóng. Lúc này, bạn cần uống thuốc giảm đau theo đơn của bác sĩ.
  • Chăm sóc răng miệng thường xuyên đúng cách 
  • Bổ sung thực phẩm giàu canxi, photphat để tăng độ bền chắc cho răng. Ngoài ra, bổ sung Vitamin C sẽ tăng độ bền cho mô nướu xung quanh có nhiều trong rau ngót, rau cần tây, cam,..Bên cạnh đó, bạn không nên hút thuốc lá vì đây là kẻ thù số 1 gây nên tình trạng biến đổi màu răng.

Trên đây là toàn bộ thông tin hữu ích dành cho bạn khi tìm hiểu về phương pháp trồng răng bắt cầu. 

Kim Dung

chat zalo
messenger