Trám răng rồi có bị sâu lại không? Vấn đề làm nhiều người lo lắng. Khi có khiếm khuyết trên răng mọi người thường lo lắng và nhanh chóng tìm cách khắc phục. Sâu răng là tình trạng thường gặp, không chỉ gây ảnh hưởng sức khỏe răng miệng mà còn giảm thẩm mỹ cho khuôn mặt. Tùy vào tình trạng sâu, sẽ có biện pháp khắc phục phù hợp, trong đó có trám răng. Trám răng là giải pháp tối ưu cho những trường hợp răng sâu nhẹ và răng vỡ. Thế nhưng, mọi người sau khi thực hiện lại lo lắng trám răng rồi có bị sâu lại không? Để giải đáp vấn đề này, đừng bỏ qua bài viết này nhé.
Mục Lục
Trám răng là gì?
Trám răng còn được gọi là hàn răng – phương pháp trong điều trị sâu răng. Sâu răng gây ra bởi nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu do vi khuẩn phá hủy men răng dẫn đến mất các mô cứng ở men răng và ngà răng. Khác với tủy và ngà răng, men răng không có tế bào sống nên các tổn thương cần được khắc phục nhanh chóng vì không có khả năng tự phục hồi và sửa chữa.
Trong đó, trám răng là phương pháp phổ biến nhất trong khắc phục ổ viêm sâu răng và lắp các mô răng khiếm khuyết bằng vật liệu nha khoa chuyên dụng. Quá trình diễn ra nhanh chóng, không tốn nhiều thời gian và chi phí. Đồng thời, còn giúp bảo vệ răng, ngăn ngừa vi khuẩn tấn công mà vẫn đảm bảo chức năng ăn nhai, cải thiện thẩm mỹ.
Trám răng rồi có bị sâu lại không?
Trám răng rồi có bị sâu lại không là nỗi lo mà mọi người quan tâm. Vì tình trạng sâu gây ảnh hưởng rất nhiều đối với sinh hoạt, công việc, sức khỏe. Thực tế, vi khuẩn gây sâu răng không thể hòa tan vật liệu trám răng nên miếng trám có thể bảo vệ răng hiệu quả. Song, tình trạng tái phát sâu răng sau trám có thể do một vài nguyên nhân dưới đây:
Vệ sinh răng miệng không đúng cách
Sau khi trám mà bạn không có cách vệ sinh răng miệng đúng cách sẽ nhanh chóng tạo cơ hội cho sâu răng quay trở lại.
Khi ăn thức ăn, thức ăn vụn dễ mắc vào kẽ răng và vết hàn trám mà không vệ sinh sẽ tạo thành mảng bám và dinh dưỡng để vi khuẩn sâu răng phát triển. Theo thời gian, men răng cũng bị ăn mòn và tái phát sâu răng.
Hoặc vệ sinh răng miệng mà dùng bàn chải quá cứng hay đánh răng quá mạnh cũng tác động đến vết hàn trám răng. Lúc này, miếng trám có thể bị bong tróc tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công và gây sâu răng.
Thói quen ăn uống
Miếng trám răng được cố định bằng keo nha khoa chuyên dụng. Tuy nhiên, miếng trám có thể bị bong tróc nếu có chế độ ăn uống không phù hợp. Thói quen ăn thực phẩm nhiều đường, tinh bột hay thực phẩm quá cứng, quá dai, hoặc các thực phẩm giàu acid ( chanh, nước ngọt có gas,…) dễ làm miếng trám bị bong hay mòn gãy. Chính điều này, tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập vào cấu trúc bên trong răng dẫn đến sâu răng cũng như các vấn đề về răng khác.
Sai sót trong hàn trám răng
Đây cũng là nguyên nhân khá quan trọng ảnh hưởng đến sâu răng tái phát sau trám. Vì lựa chọn nha khoa không uy tín, chất lượng, tay nghề bác sĩ không đảm bảo, kinh nghiệm sẽ thực hiện kỹ thuật trám không đúng. Từ đó, làm miếng trám dễ bong, tróc, vỡ tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công trở lại.
Hoặc trước khi trám, bác sĩ không loại bỏ sạch ổ viêm, vi khuẩn mà trám lại. Dù vết trám bên ngoài còn nguyên, không ảnh hưởng nhưng vẫn sẽ thấy đau nhức. Do vi khuẩn vẫn còn ở trong tiếp tục phát triển, tấn công làm hư hại cấu trúc của răng.
Trám răng rồi bị sâu lại không được giải pháp, vậy khắc phục như thế nào?
Khi bị tái phát, hầu như những người bị đều mang tâm trạng lo lắng. Để có cách khắc phục phù hợp nhất, bạn nên đến nha khoa uy tín kiểm tra. Dựa vào kết quả thăm khám mà bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp khắc phục phù hợp. Dưới đây là một số cách khắc phục thường áp dụng cho trám răng bị sâu răng tái phát.
Hàn trám răng lại lần nữa
Phương pháp này thường được chỉ định là những trường hợp chỉ mới phát hiện sâu tái phát nhẹ hoặc miếng trám vừa bong, vỡ. Bác sĩ sẽ gỡ bỏ lớp trám cũ, rồi vệ sinh răng miệng sạch sẽ, nhất là vị trí răng bị sâu nhằm đảm bảo loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn. Cuối cùng, bít trám lại để bảo tồn răng gốc của bạn.
Bọc sứ thẩm mỹ
Trong trường hợp tái phát sâu răng nặng, tủy răng hầu như bị sâu hết, chiếc răng dễ bị giòn, gãy thì bác sĩ thường khuyên bọc răng sứ để bảo vệ thân răng gốc.
Bác sĩ sẽ tiến hành điều trị sâu răng, điều trị tủy rồi mới thực hiện chụp mão sứ lên răng. Mão sứ có màu sắc như răng thật, do đó không chỉ cải thiện thẩm mỹ mà còn đảm bảo chức ăn nhai như răng thật. Đồng thời, lớp sứ cứng và chắc gấp nhiều lần răng thật, có lớp ngoài trơn bóng nên hạn chế vi khuẩn tấn công và ngăn chặn sâu răng quay trở lại hiệu quả hơn trám răng. Tuy nhiên, chi phí thực hiện bọc răng sứ cao hơn nhiều.
Nhổ răng – trồng răng giả
Nếu tình trạng sâu quá nặng mà không thể thực hiện được 2 phương pháp trên thì bác sĩ bắt buộc phải nhổ răng để tránh lây lan sang các răng khác. Sau khi nhổ sẽ tạo khoảng trống trên hàm dẫn đến mất thẩm mỹ trầm trọng, do đó, bác sĩ sẽ tư vấn các phương pháp: trồng răng giả, trồng răng implant, bắc cầu răng sứ,…
Cách chăm sóc và phòng ngừa sâu răng trở lại sau trám răng
Ngăn ngừa trám răng rồi có bị sâu lại không mọi người nên có biện pháp bảo vệ và chăm sóc hợp lý, đúng cách:
Vệ sinh răng miệng đúng cách
Đây là yếu tố rất quan trọng trong chăm sóc và bảo vệ răng. Vì vệ sinh răng miệng sạch sẽ giúp loại bỏ vi khuẩn, mảng bám tích tụ trên răng.
- Sử dụng bàn chải có lông mềm, mảnh, kích thước nhỏ. Thực hiện đánh răng 2-3 lần/ ngày.
- Kết hợp sử dụng chỉ nha khoa và nước muối để súc miệng giúp loại bỏ mảng bám, thức ăn vụn còn vết kẽ răng, nướu. Đồng thời, súc nước muối có tác dụng sát khuẩn hiệu quả, loại bỏ vi khuẩn trong khoang miệng.
Thay đổi thói quen ăn uống
Thói quen ăn uống cũng góp phần ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng. Vì thế để ngăn sâu răng tái phát, nên thay đổi chế độ ăn uống:
- Không dùng thực phẩm nhiều đường, tinh bột và có kết cấu dẻo như như gạo nếp, bánh dày,… vì làm tăng mảng bám trên răng. Mảng bám chính là môi trường để vi khuẩn phát triển và làm hư hại men răng, ngà răng.
- Không sử dụng thực phẩm cứng, khô và dai. Bởi vì lực nhai quá lớn không chỉ làm miếng trám dễ bị bong, tróc, vỡ mà còn làm mòn men răng, răng ê buốt, suy yếu,…
- Kiểm soát và tránh dùng đồ uống và thực phẩm chứa nhiều axit như soda, nước ngọt có gas, các loại trái cây họ cam chanh,…
- Sau trám nên ăn uống sau ít nhất 2 tiếng để miếng trám có thời gian đông lại, cứng chắn.
- Không nên hút thuốc lá. Vì các chất độc có trong khói thuốc có thể làm giảm tiết nước bọt và gây rối loạn hệ vi sinh trong khoang miệng. Đây là điều kiện thuận lợi để hại khuẩn phát triển mạnh và tấn công vào men răng, ngà răng.
- Không nên dùng răng cắn, xé bao bì cắn
- Không dùng tăm hay vật nhọn chọc vào miếng trám
Lấy cao răng định kỳ
Thực hiện lấy cao răng định kỳ cách ngăn chặn sâu răng hiệu quả. Vì cao răng là nơi trú ngụ của vi khuẩn và sinh nhiều axit liên tục gây hòa tan các mô cứng của men răng, ngà răng. Đây là biện pháp không chỉ bảo vệ răng miệng mà còn ngăn việc trám răng rồi có bị sâu lại không.
Ngoài ra, khám và kiểm tra răng miệng định kỳ cũng là cách ngăn ngừa sâu răng tái phát hiệu quả.
Hy vọng những thông tin trong bài viết mang lại nhiều kiến thức về trám răng rồi có bị sâu lại không hữu ích cho mọi người. Đồng thời, cũng biết cách chăm sóc và phòng ngừa phù hợp để sở hữu sức khỏe răng miệng khỏe mạnh, răng đều và đẹp, đều màu.
Anh Thy