Trồng răng Implant là phương pháp phục hình răng bị mất hiện đại nhất hiện nay. Với chất lượng răng thay thế chắc chắn như răng thật, giúp bạn khắc phục tình trạng mất răng hay răng bị tổn thương cần phải thay thế. Từ đó, khôi phục quá trình ăn uống, tự tin khi giao tiếp và ngăn chặn tiêu xương hàm, bệnh lý về răng miệng hay đường tiêu hóa.
Mục Lục
- 1 Kỹ thuật trồng răng implant là gì?
- 2 Ưu điểm của cấy ghép implant
- 3 Đối tượng nào trồng răng implant phù hợp nhất
- 4 Thời điểm lý tưởng để làm răng implant
- 5 Quy trình làm răng implant
- 6 Trồng răng implant có đau không?
- 7 Cách chăm sóc răng sau khi cấy ghép implant
- 8 Lưu ý những đối tượng sau tuyệt đối không nên trồng răng implant
Kỹ thuật trồng răng implant là gì?
Trồng răng Implant (Hay cấy ghép Implant) được biết đến là kỹ thuật trồng răng kỹ thuật số, nhằm khắc phục tình trạng mất một răng, nhiều răng, thậm chí toàn hàm răng.
Để thực hiện làm răng Implant, bác sĩ sẽ tiến hành đặt trụ Implant vào vùng xương hàm nhằm thay thế chân răng cũ đã mất. Sau thời gian khi các tế bào xương hàm bám chặt vào thân trụ Implant, Bác sĩ sẽ tiếp tục gắn mão răng sứ lên trên. Kỹ thuật trồng răng Implant cho kết quả giống như răng thật.
Răng implant đầy đủ có cấu tạo như sau:
Trụ implant
- Chất liệu từ Titanium, độ tương thích cao nên không gây ra những ảnh hưởng hay kích ứng với cơ thể
- Hình dáng như đinh ốc. Bề mặt trụ là những vòng xoắn xuôi theo chiều để tích hợp xương nhanh nhất
- Khi tiến hành đặt trụ cố định vào xương hàm, lúc này trụ implant giữ vai trò như một chân răng thật.
Trụ abutment
- Abutment có thiết kế 2 đầu, có vai trò như cùi răng để nâng đỡ răng sứ chắc chắn bên trên trụ Implant
- Abutment được làm bằng sứ hay kim loại. Tùy vào vị trí cấy ghép mà Bác sĩ sẽ quyết định hình dáng trụ nối
- Abutment gắn cố định và trụ Implant sau khi đã được tích hợp chắc chắn với xương hàm
Mão răng sứ
- Đây được xem là bộ phận cuối cùng hoàn thiện một răng Implant. Thiết kế lõi rỗng, đặt vừa vặn với Abutment
- Thân của răng sứ được làm theo dấu hàm của từng khách hàng. Do đó sẽ có hình dáng, màu sắc, cũng như kích thước gần giống như răng thật của người thực hiện
Ưu điểm của cấy ghép implant
Dù giá làm răng Implant khá cao và thời gian hoàn thiện tương đối lâu, gây bất tiện cho người điều trị hơn những cách trồng răng giả khác. Nhưng cấy ghép implant tại My Auris vẫn được rất nhiều khách hàng tin tưởng lựa chọn, đánh giá cao. Lý do là gì?
- Trồng răng Implant giúp thay thế hoàn hảo cả phần chân răng và thân răng của răng thật bị mất, đảm bảo thẩm mỹ và chức năng
- Cấy Implant cho kết quả lâu dài, thậm chí là vĩnh viễn nếu răng được chăm sóc đúng cách và giữ gìn cẩn thận
- Trụ Implant kích thích vùng xương hàm tại vị trí mất răng, ngăn chặn tình trạng tiêu xương hàm diễn ra, bảo tồn xương hàm của bạn.
- Không gây khó chịu, rơi rớt hay làm biến dạng khuôn mặt
- Dễ dàng vệ sinh răng miệng hơn các phương pháp trồng răng truyền thống. Bởi vì răng Implant được gắn cố định và giữ vai trò như một răng thật. Bạn thuận tiện đánh răng, dùng chỉ nha khoa hoặc nước súc miệng để loại bỏ vi khuẩn.
- Nếu phương pháp cầu răng sứ phải mài đi các răng xung quanh để làm trụ đỡ. Hay dùng hàm tháo lắp gây ảnh hưởng răng thật. Thì trồng răng Implant không hề gây ra bất kỳ ảnh hưởng nào đến các răng xung quanh. Trụ Implant giúp nâng đỡ các chân răng thật bên cạnh, giúp bảo tồn răng thật được lâu hơn.
Đối tượng nào trồng răng implant phù hợp nhất
- Mất răng do tuổi tác, tai nạn hay do mắc các bệnh lý về răng miệng như: Nha chu, sâu răng,…gây mất răng
- Răng bị lung lay không thể giữ được
- Răng bị sâu, vỡ lớn không thể giữ được
- Khách hàng không muốn đeo hàm tháo lắp hay phải mài các răng bên cạnh để làm cầu răng sứ
Thời điểm lý tưởng để làm răng implant
Bác sĩ tại My Auris luôn khuyên khách hàng nếu mất răng hãy nên cấy ghép implant càng sớm càng tốt. Tuy nhiên thời điểm lý tưởng để làm răng implant là khi nào?
Có thể chia ra 2 thời điểm tùy vào tình trạng xương ổ sau khi nhổ răng
Cấy ghép Implant ngay khi nhổ răng nếu tình trạng xương và nướu đảm bảo
Nếu ổ răng vẫn còn nguyên vẹn, Bác sĩ có thể đặt trụ Implant vào ngay sau khi nhổ, giúp hạn chế bạn phải phẫu thuật thêm lần nữa
Vị trí thường gặp: Răng cửa.
Đặt trụ Implant sau khi nhổ răng 1-3 tháng
Cấy ghép Implant sau khi nhổ răng 1-3 tháng giúp đảm bảo mức độ lành thương của nướu và xương do nhổ răng, đồng thời các nhiễm trùng tại chỗ cũng được loại bỏ giúp việc đặt trụ implant thuận lợi hơn.
Do vậy, thời điểm lý tưởng để làm răng Implant còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Sức khỏe của khách hàng, tình trạng xương ổ răng sau khi nhổ răng, vị trí bị mất răng, tay nghề của Bác sĩ thực hiện, chất lượng của loại trụ Implant,… Do đó, bạn cần phải đến Nha khoa để thăm khám và nhận sự tư vấn cụ thể về trường hợp của mình để lên kế hoạch điều trị phù hợp, hiệu quả nhất.
Quy trình làm răng implant
Bước 1: Thăm khám và chụp CT Conebeam để kiểm tra chất lượng và mật độ xương hàm, cấu trúc giải phẫu như dây thần kinh, xoang hàm, các răng kế cận,… để lên kế hoạch điều trị phù hợp.
Bước 2: Tiến hành phẫu thuật cắm trụ Implant vào vùng xương hàm. Thời gian thực hiện từ 10-15 phút/ trụ.
- Lúc này, nếu thiếu xương, Bác sĩ sẽ tiến hành thực hiện ghép xương nhằm đảm bảo chất lượng và mật độ xương
- Nếu xoang hàm sát xương ổ răng, hay không đủ chiều dài tối thiểu của một trụ Implant thì bạn phải thực hiện nâng xoang kín hoặc nâng xoang hở, rồi mới tiến hành trồng răng Implant
Bước 3: Kiểm tra mức độ trụ Implant tích hợp xương hàm và lấy dấu răng sứ trên trụ Implant sau 3 tháng
Bước 4: Gắn Abutment và mão sứ tạm thời
Bước 5: Gắn răng sứ chính thức trên Implant
Bước 6: Hướng dẫn cách chăm sóc tại nhà sau khi làm răng Implant. Tái khám sau đó theo lịch hẹn của Bác sĩ nhằm theo dõi tình trạng sức khỏe răng của bạn. Nếu phát hiện những dấu hiệu bất thường sẽ nhanh chóng khắc phục kịp thời
*Lưu ý: Tùy vào tình trạng mất răng và sức khỏe của mỗi khách hàng sẽ có kế hoạch, kết quả và thời gian điều trị khác nhau.
Trồng răng implant có đau không?
Thông thường, Bác sĩ tiến hành bóc tách nướu và xương hàm để cố định trụ Implant trên cung xương. Điều này khiến nhiều khách hàng lo lắng trồng răng implant có đau không
Thực tế, cấy ghép implant không gây đau đớn, cũng như luôn được đảm bảo độ an toàn bởi:
Cả quá trình thực hiện, bạn sẽ được vô cảm vùng phẫu thuật nên cảm thấy nhẹ nhàng, thoải mái.
Kỹ thuật thực hiện, kết hợp cùng máy móc thiết bị hiện đại và sự tỉ mỉ, khéo léo của người Bác sĩ trồng răng implant giỏi, sẽ đảm bảo mức độ an toàn và chuẩn xác từng chi tiết, hạn chế xâm lấn hay gây ảnh hưởng nướu răng và xương hàm
Trụ Implant chất lượng, được thiết kế tích hợp với xương hàm nhanh chóng nên giảm đi cảm giác khó chịu
Cách chăm sóc răng sau khi cấy ghép implant
Khi trồng răng implant, ngoài tay nghề bác sĩ, cơ sở vật chất thì cách chăm sóc và vệ sinh răng miệng tại nhà đúng cách quyết định hơn 40% sự thành công của ca làm implant. Do vậy, bạn cần nắm rõ những cách chăm sóc răng sau khi cấy ghép implant để có thể đảm bảo không gây ra biến chứng và kết quả điều trị được tốt nhất
Nên
- Chườm đá 3 ngày sau khi cắm Implant. Những ngày sau đó tiếp tục chườm nóng.
- Uống thuốc theo toa của bác sĩ.
- Dùng bàn chải đánh răng lông mềm.
- Súc miệng thêm bằng nước súc miệng chuyên dụng.
- Sử dụng tăm nước hay chỉ nha khoa để vệ sinh sạch sẽ các kẽ răng.
- Uống nhiều nước, ăn các loại trái cây giàu Vitamin C, thức ăn mềm.
- Tái khám cạo vôi răng định kỳ mỗi 6 tháng.
Không nên
- Súc miệng, khạc nhổ mạnh, đụng mạnh vào vùng phẫu thuật
- Ăn thức ăn quá nóng, cứng.
- Nằm ngủ đè lên vùng phẫu thuật.
- Hút thuốc, sử dụng cà phê, đồ uống có cồn, trà.
- Vận động mạnh, quá sức ngay sau phẫu thuật.
Bạn cần nhanh chóng liên hệ với Bác sĩ hoặc đến các nha khoa uy tín nếu gặp phải những tình trạng sau:
- Tê, chảy máu kéo dài sau phẫu thuật 24 tiếng.
- Chảy dịch, sưng nề bất thường.
- Chỉ khâu dài đâm vào má, lưỡi khi ăn nhai.
- Các triệu chứng bất thường khác.
Lưu ý những đối tượng sau tuyệt đối không nên trồng răng implant
Nha khoa My Auris khuyến cáo 6 nhóm đối tượng tuyệt đối không nên trồng răng implant vì có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe, cũng như mức độ thành công của ca cấy ghép
Trẻ em đang lớn
Những bạn dưới 17 tuổi không nên trồng răng implant. Bởi vì ở độ tuổi này, các cơ và xương hàm mặt đang được phát triển ổn định, nếu thực hiện có thể gây ảnh hưởng cấu trúc xương hàm.
Phụ nữ mang thai
Tất cả trường hợp đang mang thai đều phải chờ sau khi sinh xong mới được phẫu thuật. Bởi vì trồng răng có tiếp xúc với tia X-quang, sử dụng một số loại thuốc, tâm lý căng thẳng và bệnh nha chu giai đoạn này dễ hình thành, gây ảnh hưởng đến đứa trẻ trong bụng và hiệu quả trồng răng.
Người có bệnh mãn tính
Những người bị tiểu đường không thể kiểm soát tốt thì không nên làm răng implant vì vết thương dễ nhiễm trùng và khó lành. Tuy nhiên nếu bạn uống thuốc đầy đủ, kiểm soát được mức độ đường huyết thì vẫn có thể cấy Implant.
Người bệnh bạch cầu, cường cận giáp, suy thận, đang hóa trị hay xạ trị ung thư,… cũng làm ảnh hưởng kết quả điều trị hay gây ra một số tác dụng phụ.
Xương hàm không đáp ứng đủ
Nếu xương hàm không đảm bảo được chất lượng và mật độ, trụ Implant không thế tích hợp chặt chẽ được với vùng xương hàm. Hoặc khi bạn có mật độ xương thấp, khe răng quá hẹp cũng không nên thực hiện.
Nghiện thuốc lá nặng
Hút thuốc gây ảnh hưởng rất lớn đến kết quả trồng răng Implant. Bởi vì thuốc lá ngăn chặn sự lành thương khi ghép xương, chất lượng xương ảnh hưởng dẫn đến nguy cơ hở vết thương, nhiễm trùng hay tiêu xương. Do vậy, khi quyết định cắm implant, bạn nên bỏ thuốc trước 2-4 tuần và 4-6 tuần sau khi phẫu thuật.
Người bị rối loạn tâm thần
Những người rối loạn tâm thần đang trong quá trình điều trị hay luôn trong trạng thái căng thẳng cảm xúc thì không nên trồng răng implant. Bởi vì khi trồng răng có thể khiến bạn thêm căng thẳng, không chịu được gây ra những ảnh hưởng đến quá trình điều trị.