Niềng răng mắc cài truyền thống là phương pháp chỉnh nha vô cùng quen thuộc với mọi người. Bởi đây là phương pháp ra đời từ lâu và mang lại hiệu quả cao sau khi niềng. Do đó, để biết thêm nhiều hơn về phương pháp niềng răng truyền thống này, cùng My Auris theo dõi bài viết này nhé.
Mục Lục
Niềng răng mắc cài truyền thống là gì?
Các mắc cài được gắn cố định trên bề mặt răng. Sau đó, luồn dây cung vào rãnh mắc cài để tạo lực siết lên răng. Thời gian đầu chỉnh nha, bác sĩ sẽ chọn dây cung có độ dày thấp, các giai đoạn về sau sẽ lựa chọn các dây cung có độ dày cao hơn để đảm bảo lực ổn định.
Ngoài dây cung, thì có sử dụng thêm dây thun cao su. Dây thun này có tác dụng chính là giữ cố định vị trí của dây cung, ngăn không cho dây bị bong, tuột hay di chuyển.
Các trường hợp áp dụng niềng răng mắc cài truyền thống
Niềng răng truyền thống là phương pháp ra đời lâu và đem lại hiệu quả cao nên phù hợp với hầu hết các trường hợp từ nhẹ đến nặng:
- Răng thưa: các răng mọc có khoảng cách xa nhau, giữa các khe hở với mức độ nhỏ, lớn khác nhau. Sau khi niềng sẽ giúp răng sát khít lại, cải thiện ăn nhai và bảo vệ sức khỏe răng miệng, tránh bị thức ăn nhồi nhét.
- Răng khấp khểnh, chen chúc: các răng mọc không trật tự trên hàm, không đều nhau, tạo cảm giác chen chúc mất thẩm mỹ như có nhiều răng trên hàm.
- Khớp cắn bị lệch lạc: Tương quan giữa hàm trên và hàm dưới mất cân đối, không tiếp xúc chuẩn mà bị lệch gây khó khăn trong ăn nhai, phát âm, giao tiếp.
- Răng hô, chìa: răng cửa hàm trên bị chìa ra ngoài quá mức so với môi, gây nên miệng hô, trường hợp này thường đi kèm với cười hở nướu, khớp cắn sâu.
- Răng móm: răng bình thường sẽ là răng hàm trên phủ ra ngoài hàm dưới, trong trường hợp răng móm, răng cửa hàm dưới chìa ra ngoài so với răng cửa hàm trên.
Ngoài ra, một số trường hợp răng mọc ngầm niềng răng còn có tác dụng kéo răng mọc ngầm lộ ra ngoài.
Các trường hợp này từ nhẹ đến nặng đều có thể áp dụng mắc cài truyền thống để cải thiện thẩm mỹ răng và nâng cao chức năng ăn nhai. Tuy nhiên, thời gian niềng sẽ khác nhau bởi mức độ ở mỗi người mỗi khác.
Ưu nhược điểm của niềng răng mắc cài truyền thống
Với sự phát triển của công nghệ, kỹ thuật, có khá nhiều phương pháp niềng răng chỉnh nha ra đời, nhưng mắc cài truyền thống vẫn được ưa chuộng và ưu tiên chọn thực hiện bởi mang đến nhiều ưu điểm nổi bật.
Ưu điểm
- Hiệu quả cao: ưu điểm lớn nhất mà nhiều người ưu tiên chọn phương pháp này là hiệu quả cao dù có tình trạng nhẹ hay nặng. Bởi phương pháp sử dụng hệ thống dây cung và mắc cài nên tạo nên lực siết ổn định và khá mạnh giúp tăng dịch chuyển nhanh chóng.
- Chi phí tiết kiệm: một ưu điểm tiếp theo của niềng răng mắc cài truyền thống là mức chi phí thấp hơn nhiều, và có thể nói là thấp nhất trong số các phương pháp chỉnh nha. Do đó, phù hợp với nhiều đối tượng thực hiện.
- Thời gian chỉnh nha nhanh: vì lực siết mạnh và ổn định giúp răng dịch chuyển nhanh chóng nên tiết kiệm được thời gian chỉnh nha. Thông thường, tùy vào tình trạng mà thời gian niềng răng truyền thống dao động khoảng từ 8-24 tháng.
- Chất liệu bền hơn: dây cung và mắc cài chủ yếu làm từ kim loại nên bền chắc hơn các loại sứ, pha lê,… Do đó, khi ăn uống hay lỡ va đập cũng khó làm mắc cài bị nứt, vỡ.
Nhược điểm
Bên cạnh nhiều ưu điểm thì mắc cài truyền thống vẫn tồn tại một số nhược điểm:
- Tính thẩm mỹ không cao: do dây cung và mắc cài lắp cố định trên răng nên rất dễ bị lộ khi ăn uống và giao tiếp.
- Vệ sinh răng miệng khó: hệ thống mắc cài và dây cung cố định trên bề mặt răng nên khó trong vệ sinh răng miệng mỗi ngày. Vì thế, thức ăn thừa rất dễ bám trên răng, mắc cài. Nếu như không làm sẽ gây hôi miệng cũng như các tình trạng bệnh lý khác.
- Cần tái khám nhiều lần: cần đến nha khoa nhiều lần theo lịch hẹn của bác sĩ để siết niềng, căng lại dây cung, kiểm soát lực và khả năng răng di chuyển.
Quy trình niềng răng mắc cài truyền thống
Đối với phương pháp niềng răng truyền thống, để lực niềng tạo đều, cần phải kỹ thuật của bác sĩ và phải tuân thủ quy trình tiêu chuẩn:
- Bước 1: Thăm khám: bác sĩ sẽ kiểm tra tổng quát răng miệng sau đó chụp Xquang để nắm rõ tình trạng răng của khách hàng. Từ đó, lên phác đồ điều trị phù hợp nhất.
- Bước 2: Chế tác niềng: để chế tác niềng, bác sĩ sẽ lấy dấu hàm của khách hàng sau đó dữ liệu về dấu răng được chuyển lên máy chế tác và phân tích. Thời gian sau 1-2 tuần niềng được chế tác xong.
- Bước 3: Đeo hàm: sau khi có niềng bạn sẽ đến nha khoa để bác sĩ lắp niềng trên bề mặt răng.
- Bước 4: Tái khám: Kiểm tra mắc cài, dây cung, khả năng di chuyển của răng.
Lưu ý khi niềng răng mắc cài truyền thống
Ngoài kỹ thuật từ bác sĩ, để mắc cài truyền thống hiệu quả nên chú ý một số điều sau:
- Hạn chế các thực phẩm quá cứng, quá nóng, quá lạnh trong thời gian đeo niềng,… vì sẽ khiến dây cung hay mắc cài bị bung, tuột ra.
- Khi dây cung bị bung ra, không được tự ý tháo lắp mà nên lập tức đến nha khoa
- Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng nhưng nên bổ sung các thực phẩm mềm, lỏng, dễ nuốt mà không nhai, tác động nhiều lên răng
- Chú ý vệ sinh kỹ và cẩn thận răng miệng tránh thức ăn thừa mắc kẹt trên răng hay mắc cài
- Tái khám định kỳ theo lịch của bác sĩ
Với những thông tin trong bài viết, hẳn là nhiều người cũng nắm được phương pháp niềng răng mắc cài truyền thống. Nha khoa My auris hy vọng mọi khách hàng cân nhắc, tìm hiểu và chọn phương pháp chỉnh nha phù hợp nhất với mình.
Anh Thy