Niềng răng khớp cắn sâu là giải pháp cải thiện tình răng miệng. Tuy nhiên, trường hợp này rất hiếm gặp, nhưng loại khớp cắn này vẫn xuất hiện không chỉ gây tác hại nghiêm trọng cho người bệnh như: lệch hàm, ăn uống khó khăn, viêm lợi. Vậy dấu hiệu nhận biết khớp cắn sâu như thế nào? Và phương pháp phục hình như thế nào để cải thiện khớp cắn chuẩn. Cùng nha khoa My Auris tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây đã được tổng hợp từ các chuyên gia.
Mục Lục
Khớp cắn sâu là gì? Dấu hiệu nhận biết
Khớp cắn sâu là tình trạng sai lệch khớp cắn làm mất sự cân đối giữa hàm trên và hàm dưới. Cụ thể là hàm dưới nằm ở phía trong sâu ở trong cung hàm trên. Tình trạng này xảy ra khi răng hàm dưới mọc cụp vào trong hoặc do xương hàm trên quá to. Hơn thế nữa, tình trạng này có thể xảy ra ở trẻ em và người lớn.
Dấu hiệu nhận biết tình trạng khớp cắn sâu với một số đặc điểm như:
- Răng hàm dưới không chạm được vào răng trên. Trong trường hợp nghiêm trọng, răng hàm dưới mọc ra và chạm vào nướu của hàm trên.
- Hai hàm trên và dưới không tương quan với nhau. Hàm trên thường che khuất ở hàm dưới, khi cơ miệng thư giãn sẽ không thấy được hàm dưới, hàm trên hơi chìa ra ngoài.
- Không có sự tương quan giữa trán, mũi và cằm.
Tác hại khi sở hữu tình trạng răng khớp cắn sâu như thế nào?
Tình trạng răng khớp cắn sâu không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng cũng như tinh thần của người bệnh. Cụ thể như:
- Ảnh hưởng đến thẩm mỹ: Khiến khuôn mặt mất cân đối, thiếu sự hài hòa. Cằm sẽ trông ngắn đi, khiến bạn có cảm giác bị hô hoặc hở lợi.
- Ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai: Khớp cắn sâu dẫn đến việc hai trên khó chạm vào với nhau. Khiến cho việc ăn nhai khó khăn và chậm chạp hơn. Ngoài ra, việc ăn nhai và nghiền nát thức ăn cũng không đảm bảo.
- Mắc các bệnh lý răng miệng: Khi việc tiếp xúc của hai hàm răng lệch nhau, chủ yếu là mặt nướu trong của hàm dễ khiến nướu bị tổn thương. Tình trạng này có thể kéo dài đến các bệnh răng miệng như: viêm nướu, viêm lợi, viêm nha chu.
- Răng hàm trên có khả năng bị mòn: Với tình trạng khớp cắn sâu sẽ mài mòn men răng hàm trên. Từ đó, gây ra lộ ngà răng và đau buốt khi ăn nhai.
- Viêm khớp thái dương hàm: Tình trạng lệch hàm có thể dẫn đến bệnh lý viêm khớp thái dương hàm. Nếu không điều trị kịp thời, nó sẽ không ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe.
Đối với những trường hợp khớp cắn sâu nhẹ khoảng từ 4mm đến 5 mm. Ngược lại, khớp cắn nặng khoảng từ 6mm trở lên. Thông thường, hàm trên có kích thước bình thường nhưng hàm dưới nhỏ dẫn đến tỷ lệ hàm trên to bất thường.
Lúc này, bác sĩ sẽ hàm trên ra ngoài để tạo khuôn miệng cân đối mà không ảnh hưởng đến hàm trên. Bằng phương pháp niềng răng là phương án tối ưu để điều trị dứt điểm. Khi bạn trải qua quá trình chỉnh nha, hàm trên và hàm dưới sẽ trở nên bình thường và chuẩn khớp cắn. Nhờ đó, khôi phục chức năng ăn nhai và nụ cười thẩm mỹ cho người bệnh.
Các phương pháp niềng khắc phục khớp cắn sâu
Niềng răng khớp cắn sâu là giải pháp hiệu quả để khắc phục được tình trạng này. Trên thị trường có rất nhiều phương pháp chỉnh nha khác nhau. Tùy vào nhu cầu và điều kiện kinh tế, bạn có thể lựa chọn phương pháp phù hợp cho bản thân. Gồm các phương pháp niềng phổ biến như:
Niềng răng mắc cài kim loại
Là phương pháp niềng răng được sử dụng phố biến. Áp dụng cho các trường hợp sai lệch khớp cắn trong đó có tình trạng khớp cắn sâu, được xem là ca phục hình khó trong chỉnh nha. Chất liệu của mắc cài kim loại được làm bằng thép không gỉ, bạc hoặc vàng sẽ phụ thuộc vào nhu cầu của người sử dụng. Với phương pháp này, bác sĩ sẽ gắn mắc cài vào mặt răng, chúng được liên kết bởi dây cung và dây thun.
Ưu điểm của phương pháp này chính là chi phí thực hiện thấp, khung kim loại bởi chất lượng cao và chịu được lực siết tốt.
Niềng răng mắc cài sứ
Niềng răng mắc cài sứ là phương án tối ưu hơn so với mắc cài kim loại bởi tính thẩm mỹ khi niềng. Mắc cài được làm bằng sứ, nên loại mắc cài này vô cùng an toàn, tương thích với môi trường miệng và không gây kích ứng với cơ thể.
Hơn thế nữa, mắc cài sứ trùng với màu sắc của răng thật nên người đối diện rất khó nhận ra khi chỉnh nha. Ưu điểm của phương pháp này chính là thẩm mỹ cao, thoải mái khi sử dụng.
Niềng răng mắc cài mặt trong
Phương pháp này còn có tên gọi khác là niềng răng mắc cài mặt lưỡi. Loại mắc cài này được thiết kế khá giống với mắc cài kim loại, nhưng lại vị trí định hình trên răng. Mắc cài và dây cung được gắn vào mặt trong của răng.
Niềng răng mắc cài mặt trong đảm bảo được tính thẩm mỹ và người đối diện rất khó phát hiện khi niềng răng. Với kỹ thuật này, cần phải đòi hỏi chuyên môn cao, nên bạn cần thực hiện ở những nha khoa uy tín.
Niềng răng không mắc cài
Niềng răng không mắc cài là phương pháp niềng răng hiện đại hay còn gọi là khay niềng trong suốt. Song, phương pháp này khắc phục được các khuyết điểm của các phương pháp chỉnh nha truyền thống.
Hiện nay, có nhiều phương pháp niềng răng trong suốt, trong đó khay niềng đến từ thương hiệu Invisalign, iWay,..được nhiều biết đến và tin tưởng lựa chọn. Hơn thế nữa, khay niềng đem đến thẩm mỹ cao, phù hợp với những khách hàng thường xuyên giao tiếp. Ngoài ra, khay niềng dễ dàng tháo lắp để vệ sinh hoặc trong quá trình ăn uống.
Niềng răng khớp cắn sâu trong bao lâu?
Ngày nay, với sự phát triển của kỹ thuật nha khoa, niềng răng khớp cắn sâu trở nên đơn giản và mang đến hiệu quả cực kỳ cao. Vậy, niềng răng khớp cắn sâu trong bao lâu?
Thông thường, trường hợp niềng răng khớp cắn sâu ở mức độ nhẹ thì cần phải thời gian từ 1 – 1,5 năm. Ngược lại, các trường hợp khớp cắn sâu phức tạp sẽ kéo dài từ 2 – 3 năm.
Hơn thế nữa, thời gian niềng răng sẽ còn phụ thuộc vào phương pháp chỉnh nha và sự tuân thủ đúng quy định của bác sĩ. Để quá trình niềng răng diễn ra nhanh chóng, bạn cần phải thăm khám đúng thời gian và vệ sinh răng miệng đúng cách.
Trên đây là những thông tin hữu ích về vấn đề niềng răng khớp cắn sâu bao lâu. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn tìm hiểu các phương pháp nắn chỉnh nha phù hợp với tình trạng sức khỏe răng miệng của bạn. Nếu bạn có nhu cầu tìm hiểu dịch vụ, mời Quý khách hàng hãy liên hệ trực tiếp với nha khoa My Auris, các bác sĩ sẽ tư vấn kỹ hơn cho bạn nhé!
Kim Dung