Hầu hết mọi người mới thực hiện niềng răng đều cảm thấy lo lắng, không biết liệu niềng răng không nên ăn gì và nên ăn gì. Vì thực tế, thực phẩm là một trong các yếu tố có thể gây ảnh hưởng đến độ ổn định của lực kéo cũng như thời gian của quá trình chỉnh nha. Nếu bạn đang quan tâm đến vấn đề dinh dưỡng khi niềng răng, mời bạn tham khảo bài viết sau. Nha khoa My Auris sẽ giúp bạn có được câu trả lời chính xác nhất.
Mục Lục
Bác sĩ chia sẻ: Niềng răng không nên ăn gì?
Khi niềng răng, bạn nên tránh ăn thực phẩm cứng, dai như xương, sườn, mía, kẹo cứng. Đồ ăn quá nóng hoặc lạnh cũng nên kiêng để bảo vệ men răng. Các món giòn, nhiều vụn như bỏng ngô, khoai tây chiên cũng nên tránh. Bạn cũng cần lưu ý một số vấn đề sau:
Các loại thực phẩm có độ cứng
Việc nhai các thực phẩm cứng như đá lạnh trong đồ uống, kẹo cứng, xương,… sẽ tác động lớn đến răng hàm, các mắc cài và dây cung,… Khiến răng dễ bị ê buốt, dịch chuyển không đúng vị trí, đồng thời mắc cài và dây cung cũng dễ đứt hơn.
Thực phẩm có độ dẻo và dính cao
Loại thực phẩm này được coi là “khắc tinh” của người niềng, bởi để nghiền nát các thực phẩm dẻo, dai, dính như bánh nếp, bánh dày, kẹo dẻo,… sẽ cần răng hàm hoạt động nhiều hơn.
Điều này sẽ gây ảnh hưởng cho răng, khiến bạn cảm thấy đau nhức. Đồng thời, đồ ăn dẻo dễ bám trên mắc cài rất khó vệ sinh. Lâu dần, các thực phẩm này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi, gây nên bệnh lý về răng miệng.
Thực phẩm quá nóng hay quá lạnh
Thực phẩm quá nóng hay quá lạnh như kem, lẩu, đá viên,… có thể làm răng ê buốt, đau nhức. Bởi lúc này, răng đang chịu lực kéo của khí cụ nên chân răng khá yếu, không còn chắc khỏe như trước.
Thực phẩm giòn và có nhiều vụn
Người niềng cũng cần hạn chế đồ ăn giòn, có nhiều vụn như bánh mì, bim bim, bánh quy,… Bởi các vụn thức ăn có thể bám sâu trong mắc cài hoặc các khoảng trống mà bạn khó vệ sinh, dễ bị sót lại. Lâu dầu sẽ gây nên các bệnh lý răng miệng làm kéo dài thời gian và hiệu quả chỉnh nha.
Các loại bánh kẹo và thực phẩm có chứa nhiều đường
Các thực phẩm như bánh quy, bánh kẹo, đồ ăn nhanh,… luôn chứa nhiều tinh bột và đường. Nó có khả năng làm tăng nguy cơ sản sinh axit gây sâu răng hoặc các bệnh lý răng miệng.
Người mới niềng thì nên bổ sung thực phẩm nào?
Trong quá trình chỉnh nha, các bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh nên thực hiện một chế độ dinh dưỡng hợp lý. Điều này giúp giảm các tác động đến khí cụ và mắc cài trong lúc ăn nhai. Nếu như bạn không tuân thủ, chúng sẽ làm ảnh hưởng đến khí cụ và hiệu quả về sau.
Dưới đây là một số thực phẩm mà bác sĩ đề xuất cho người niềng nên bổ sung:
Sữa và thực phẩm làm từ sữa
Trong thời gian đầu thường có cảm giác ê buốt và có thể dẫn đến tình trạng chán ăn. Do đó, việc bổ sung các loại thực phẩm như phô mai, sữa chua, bơ mềm,… sẽ cung cấp đủ chất béo cho cơ thể nhằm tránh bị sụt cân, hóp má.
Bổ sung các thực phẩm mềm
Bạn cần ăn đồ mềm, đồ hầm dễ nhai như cơm mềm, cháo, phở, súp,… Các món ăn như thịt, cá hay tôm thì cần đảm bảo được nấu chín kỹ và được xé nhỏ để tránh tác động mạnh vào răng.
Đồng thời, các thực phẩm như bánh bông lan, bánh mì mềm, đậu hũ,… cũng thích hợp bổ sung cho người niềng, Chúng sẽ giúp kích thích khẩu vị nhằm xóa bỏ cảm giác chán răng nhanh chóng.
Trứng và các món được chế biến từ trứng
Trứng được coi là món ăn quốc dân dành cho người niềng răng. Bởi món ăn này được chế biến thành nhiều món đa dạng, đồng thời nó cũng cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể hoạt động hàng ngày.
Nhưng bạn cũng không nên quá lạm dụng trứng. Nhằm đảm bảo sức khỏe toàn diện, bạn chỉ nên ăn khoảng 4 quả một tuần và không quá 2 quả mỗi ngày.
Bổ sung vitamin từ các loại rau xanh và hoa quả
Các loại rau củ quả tươi chính là thực phẩm phù hợp nhất cho những ai đang niềng. Bổ sung nhiều rau củ quả tươi xanh sẽ giúp cung cấp đủ những chất xơ và vitamin cần thiết cho sự phát triển của cơ thể.
Vì sao cần quan trọng việc ăn uống khi niềng răng?
Khi niềng răng, nếu bạn vẫn giữ thói quen ăn uống khoa học đúng cách sẽ giúp hạn chế tình trạng bung, gãy mắc cài. Điều này sẽ giúp rút ngắn thời gian niềng được hiệu quả nhất.
- Chú ý nếu bạn ăn đồ ăn dai, cứng sẽ dễ khiến mắc cài nhanh bị oxy hóa, dẫn đến hư hỏng. Bên cạnh đó, nó không chỉ ảnh hưởng đến hiệu quả niềng răng mà còn làm tổn thương nướu, mô mềm trong khuôn miệng.
- Việc ăn nhai cẩn thận khi niềng sẽ giúp bạn tránh tình trạng đau nhức, ê răng hiệu quả. Bởi trong khi niềng, răng sẽ dịch chuyển về đúng vị trí trên cung hàm, do đó nó có phần yếu và nhạy cảm hơn so với bình thường.
- Ăn uống hợp lý khi niềng còn giúp tăng cường sức khỏe răng miệng, đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể mà vẫn mang lại hiệu quả chỉnh nha tối ưu. Đặc biệt, bạn có thể hạn chế được tình trạng sụt cân, hóp má khi niềng.
Niềng răng khoảng bao lâu thì có thể ăn uống bình thường?
Thực tế, bạn sẽ gặp một chút khó khăn trong ăn uống ở hai giai đoạn: 1 đến 2 tuần đầu sau khi niềng và 1 đến 3 ngày sau khi thay thun và dây cung định kỳ. Người niềng răng vẫn có thể ăn uống như bình thường trong hai giai đoạn kể trên, tuy nhiên bạn cần chú ý hơn để bổ sung thực phẩm dinh dưỡng. Đảm bảo quy trình niềng không bị ảnh hưởng. Một số người có thể bị sụt cân khi niềng, nhưng cũng có người không thay đổi cân nặng, thậm chí là tăng cân.
Sau khi tháo khí cụ, hoàn thành quá trình niềng thì bạn dễ ăn uống hơn. Các răng đã được điều chỉnh về đúng vị trí trên cung hàm và đảm bảo tốt chức năng ăn nhai. Do đó bạn dễ dàng cắn xé thức ăn, nghiền nát thức ăn.
Cách vệ sinh răng miệng cho người niềng sau khi ăn
Ngoài chế độ ăn uống thì vệ sinh răng miệng cũng là vấn đề được nhiều khách hàng quan tâm. Bởi sau khi gắn khí cụ chỉnh nha, việc vệ sinh răng miệng cũng gặp nhiều khó khăn hơn. Dưới đây là một số chỉ định từ bác sĩ mà người niềng cần tuân thủ:
- Chỉ nên đánh răng với bàn chải lông mềm và mảnh để dễ dàng luồn vào các kẽ răng. Nếu niềng răng bằng mắc cài thì bạn cần sử dụng thêm bàn chải kẽ, nó sẽ giúp loại bỏ mảng bám trên răng và không làm ảnh hưởng đến các khí cụ niềng.
- Nên đầu tư vào các thiết bị vệ sinh răng miệng chuyên dụng như máy tăm nước, bàn chải điện,… Các loại thiết bị này sẽ giúp vệ sinh kỹ hơn, loại bỏ phần thức ăn thừa hiệu quả.
- Tuyệt đối không nên dùng tăm xỉa răng, thay vào đó bạn cần dùng chỉ nha khoa để lấy hết thức ăn thừa còn mắc lại trong kẽ răng sau khi ăn.
Hy vọng với những thông tin trên có thể giúp bạn biết được niềng răng không nên ăn gì. Việc chú ý ăn uống trong lúc niềng sẽ giúp bạn bảo vệ sức khỏe răng miệng, tránh làm ảnh hưởng đến mức độ dịch chuyển của răng. Đồng thời, bạn đừng quên thăm khám định kỳ với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn thêm về chế độ dinh dưỡng an toàn cho bản thân. Thông qua đó, bạn cũng hạn chế tốt tình trạng chán ăn khi đang niềng.
Yến Nhi