Niềng răng khi mang thai có gây ảnh hưởng không?

Niềng răng khi mang thai có gây ảnh hưởng không?

Niềng răng là giải pháp làm đẹp cho răng, đem đến thẩm mỹ cao trong nụ cười cũng như nâng cao sức khỏe răng miệng. Tuy nhiên, có khá nhiều chị em quan tâm đến niềng răng khi mang thai bởi ai cũng mong muốn làm đẹp nhưng thời gian niềng răng quá dài lo lắng ảnh hưởng đến quá trình mang thai. Để giải đáp các vấn đề xoay quanh niềng răng khi mang thai, hãy cùng nha khoa My Auris tìm hiểu bài viết sau đây nhé. 

Niềng răng khi mang thai được không?

Niềng răng khi mang thai là vấn đề được nhiều chị em quan tâm. Bởi một số chị em được chẩn đoán hô, móm, khấp khểnh cần chỉnh nha để khắc phục và đem đến hiệu quả thẩm mỹ cao. Tuy nhiên, thời gian chỉnh nha thường mất từ 1,5-2 năm nên các chị em băn khoăn đến việc mình có kế hoạch có con, mang thai thì sao. 

Theo các bác sĩ chỉnh nha, niềng răng khi mang thai đa số bình thường, sẽ không có ảnh hưởng miễn là việc chụp X-quang được tiến hành trước khi có thai. Đồng thời, sức khỏe chị em ổn định không mắc bệnh hay các biến chứng mang thai khác. Bên cạnh đó, nếu trường hợp có nhổ răng, bác sĩ cũng chỉ định nhổ răng trước thời gian mang thai. 

Ngoài ra, với những người có tình trạng viêm nướu thai kỳ nghiêm trọng thì cần cẩn thận và phải trao đổi thật kỹ với bác sĩ trước khi niềng răng. 

Niềng răng khi mang thai được không?
Niềng răng khi mang thai được không?

Được biết, niềng răng là phương pháp chỉnh nha, kéo chỉnh răng về đúng vị trí trên cung hàm nhằm khắc phục các tình trạng răng hô, móm, khấp khểnh, lệch lạc thông qua lực tác động từ khí cụ chỉnh nha như mắc cài, dây cung hay khay niềng trong suốt. Do đó, ngoài cấu trúc răng thì không còn bộ phận nào khác trên cơ thể thay đổi. Thế nên, có thể nói niềng răng không gây ra tác động nào đến mẹ và bé.

Đang niềng răng thì phát hiện có thai có sao không? 

Trường hợp đang niềng răng thì phát hiện mang thai, các mẹ nên ngay lập tức thông báo với bác sĩ chỉnh nha để có phương án, kế hoạch điều trị phù hợp trong thời gian sắp tới. Nếu mẹ bầu đang niềng răng mắc cài mà có tình trạng sức khỏe không ổn định thì có thể tạm dừng việc điều trị, giảm lực siết răng dần hoặc tháo bớt mắc cài để thoải mái hơn. 

Nếu mẹ bầu có sức khỏe tốt, thì bác sĩ vẫn cho niềng răng nhưng sẽ được kiểm soát chặt chẽ. Đặc biệt, thời gian 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kỳ là giai đoạn nhạy cảm nên cần cân nhắc lực siết răng nhẹ, hạn chế dùng thuốc và phải đảm bảo dinh dưỡng. 

Ngoài ra, để niềng răng khi mang thai an toàn, chụp phim, nhổ răng và lực siết niềng quá mạnh sẽ không được thực hiện trong 3 tháng đầu thai kỳ. 

Đang niềng răng thì phát hiện có thai có sao không? 
Đang niềng răng thì phát hiện có thai có sao không?

Lưu ý niềng răng khi mang thai 

Để niềng răng khi mang thai an toàn, bảo vệ sức khỏe của mẹ và bé, các mẹ nên chú ý 4 điều sau đây:

Chuẩn bị niềng răng và có kế hoạch mang thai 

Các chị em nên thực hiện chụp X-quang, nhổ răng (nếu có) và hoàn tất quá trình cắm vis trước khi mang thai. Trường hợp niềng răng trùng với giai đoạn đầu của thai kỳ, bác sĩ có thể thảo luận kỹ với các chị em về các bước trong chỉnh nha nào thực hiện trước hay đề xuất hoãn lại kế hoạch niềng răng. 

Đối với chụp X-quang khi mang thai, trong trường hợp cần thiết bác sĩ vẫn cho phép chụp phim nhưng điều kiện là thai phụ đã mang thai sau 3 tháng và phải tuân thủ theo các chỉ định của bác sĩ. 

Giai đoạn 3 tháng đầu

Niềng răng khi mang thai mẹ bầu cần chú ý đến việc vệ sinh răng miệng bởi đây là thời gian vô cùng nhạy cảm, làm gia tăng nguy cơ viêm nướu. Bệnh lý viêm nướu sẽ làm ảnh hưởng đến hiệu quả chỉnh nha cũng như sức khỏe của mẹ và bé. 

Về việc ăn uống, bầu 3 tháng đầu có thể gặp phải những cơn nghén dữ dội. Thêm nữa, mắc cài niềng răng có thể làm khó chịu, nên các mẹ phải cố gắng ăn uống để đảm bảo dinh dưỡng cho mẹ và bé. Các mẹ lựa chọn thực phẩm dễ ăn như sinh tố, cháo, các loại hạt hầm mềm, trái cây cắt nhỏ,…. 

Giai đoạn 3 tháng đầu - Lưu ý niềng răng khi mang thai
Giai đoạn 3 tháng đầu – Lưu ý niềng răng khi mang thai

Giai đoạn 3 tháng giữa 

Thời gian 3 tháng giữa được xem là khá nhẹ nhàng và sức khỏe mẹ và bé ổn định nhất. Tuy nhiên, để mẹ bầu cảm thấy thoải mái khi niềng răng, các thao tác điều chỉnh, siết niềng sẽ được bác sĩ tiến hành từ từ, mức độ nhẹ nhàng. 

Bên cạnh các lần khám thai định kỳ, mẹ bầu cũng cần lưu ý lịch khám răng định kỳ để không làm ảnh hưởng đến quá trình răng di chuyển nhé. 

Đặc biệt, các mẹ luôn ghi nhớ trong giai đoạn nào thì vệ sinh răng miệng vẫn là quan trọng nhất, không được lơ là, chủ quan. 

Giai đoạn 3 tháng cuối 

Đây là giai đoạn cuối của thai kỳ, là thời gian chuẩn bị đón thiên thần nhỏ chào đời. Do đó, để giữ an toàn, thoải mái nhất, các mẹ niềng răng mắc cài có thể đề nghị với bác sĩ việc tháo mắc cài tạm trong thời gian này và mang hàm duy trì. 

Giai đoạn 3 tháng cuối - Lưu ý niềng răng khi mang thai
Giai đoạn 3 tháng cuối – Lưu ý niềng răng khi mang thai

Phương pháp tối ưu niềng răng khi mang thai 

Theo chia sẻ của các bác sĩ chỉnh nha, niềng răng khi mang thai có thể chọn niềng răng mắc cài hay niềng răng trong suốt. Tuy nhiên, niềng răng trong suốt được khuyến khích hơn cả nhờ đem đến nhiều ưu điểm thoải mái, phù hợp với các mẹ trong giai đoạn mang thai. 

  • Khay niềng trong suốt sẽ không gây đau tức, khó chịu như niềng răng mắc cài nên giúp các mẹ thoải mái hơn. 
  • Khay niềng trong suốt, ôm sát cung răng đem lại tính thẩm mỹ cao. 
  • Khay niềng mang đến lợi ích tuyệt vời là dễ dàng tháo lắp tại nhà, giúp các mẹ linh hoạt trong việc vệ sinh răng miệng và ăn uống. Đặc biệt, các mẹ có thể thưởng thức nhiều món ăn ngon, bổ dưỡng đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho cả mẹ và bé trong thai kỳ. 
  • Vệ sinh răng miệng dễ dàng, hạn chế mắc bệnh viêm nướu, viêm nha chu, ảnh hưởng xấu đến thai kỳ. 
  • Khay niềng trong suốt không có dây cung và mắc cài kim loại nên an toàn cho cơ thể nhạy cảm của mẹ bầu, không gây dị ứng, kích ứng cho môi trường khoang miệng. 
  • Hơn nữa, khay niềng trong suốt cũng sẽ giúp các mẹ tiết kiệm thời gian, không cần đi lại nha khoa thường xuyên thăm khám. 
Phương pháp tối ưu niềng răng khi mang thai 
Phương pháp tối ưu niềng răng khi mang thai

Mong rằng với những chia sẻ trong bài viết về niềng răng khi mang thai giúp mọi người hiểu hơn và có thêm kinh nghiệm. Từ đó, có những sự chuẩn bị phù hợp nhất, để an toàn trong chỉnh nha, và sở hữu răng đều, đẹp. Hãy liên hệ ngay nha khoa My Auris để được tư vấn và giải đáp chi tiết nhất nhé.

Anh Thy 

chat zalo
messenger