Theo quan niệm Á đông, răng khểnh thể hiện nét cười duyên dáng, xinh đẹp, cá tính riêng của mỗi người. Song, trong y khoa, răng khểnh là một dạng răng mọc sai khớp cắn, chen chúc khi không đủ chỗ phát triển trên cung hàm. Do đó, nhiều người quan niệm khi niềng răng khểnh mang lại tính thẩm mỹ cao nhưng đều phải trải qua nhổ răng. Vậy điều này có đúng không, để giải đáp niềng răng khểnh có phải nhổ răng không, cùng nha khoa My Auris theo dõi bài viết sau đây nhé.
Mục Lục
Niềng răng khểnh có phải nhổ răng không?
Niềng răng khểnh có phải nhổ răng không còn phụ thuộc vào tình trạng răng của mỗi người:
- Những người có cung hàm hẹp, răng khểnh mọc lệch nhiều, các răng còn lại chen chúc quá nhiều thì bác sĩ sẽ chỉ định nhổ răng.
- Những người chỉ có răng khểnh mà các răng còn lại đều đặn, hay các răng thưa nhau thì có thể không cần nhổ răng khi niềng.
Thế nên, khi nhổ răng sẽ tạo khoảng trống cho răng dịch chuyển. Tuy nhiên, không nên tin các thông tin hù dọa trên mạng, bởi không phải trường hợp niềng răng khểnh nào cũng nhổ răng. Theo các chuyên gia, bác sĩ, răng khểnh thuộc trường hợp răng mọc lệch lạc. Răng khểnh ở vị trí răng số 3 trên cung hàm, có chức năng cắn xé thức ăn, hỗ trợ cho răng hàm.
Các răng khểnh mọc chỉ có độ chếch nhẹ so với các răng khác trên cung hàm thì có thể dễ thương và đem lại nụ cười duyên dáng. Một người có thể có 1 hay 2 răng khểnh trên cung hàm.
Tuy nhiên, với những trường hợp răng khểnh nhô cao, chếch nhiều, không chỉ xấu, kém duyên mà còn khiến cấu trúc răng mất cân đối, chìa ra ngoài quá nhiều. Không những vậy mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng bởi khó vệ sinh, tạo điều kiện cho tác nhân gây hại phát triển. Từ đó, gia tăng các bệnh lý về răng miệng.
Do đó, chọn niềng răng chính là giải pháp giúp cải thiện thẩm mỹ lẫn ăn nhai, khớp cắn chuẩn chỉnh. Bản chất của niềng răng là dùng khí cụ chỉnh nha tác động vào thân và chân răng giúp chúng dịch chuyển đến vị trí mong muốn. Để dịch chuyển hiệu quả thì đòi hỏi cần phải có khoảng trống trên cung hàm.
Niềng răng khểnh thường nhổ răng nào?
Niềng răng khểnh có phải nhổ răng không với những trường hợp cung hàm quá hẹp, răng quá chen chúc là điều bắt buộc thì không cần phải quá lo lắng. Bởi bạn sẽ không bị ảnh hưởng tính thẩm mỹ và ăn nhai, do bác sĩ chỉ định nhổ các răng không cần thiết, không đảm nhận nhiệm vụ quan trọng.
Sau đây là các răng thường được chỉ định nhổ khi niềng răng:
- Răng số 4: đây là răng cối nhỏ, không đóng vai trò quá quan trọng trong quá trình ăn nhai. Sau khi nhổ răng số 4, răng số 5 ở vị trí liền kề có thể thay thế vị trí và đảm nhận tốt chức năng ăn nhai và nghiền nhỏ thức ăn.
- Răng số 5: răng đảm nhận vị trí nhai quan trọng nên thông thường bác sĩ ưu tiên nhổ răng số 4 hơn. Nhưng trong 1 số trường hợp răng số 5 có vấn đề: sâu, tổn hại nghiêm trọng, lung lay, vỡ mẻ nặng,… hay răng số 4 không đủ điều kiện thì mới nhổ răng số 5.
- Răng khôn ( răng số 8): răng cuối cùng trên cung hàm, không đảm nhận chức năng ăn nhai lẫn thẩm mỹ cho răng hàm.
Biện pháp khác nếu không nhổ răng khi niềng răng khểnh
Bên cạnh giải pháp nhổ răng tạo khoảng trống cho các răng dịch chuyển, thì với sự phát triển vượt bậc trong y khoa, bác sĩ có thể đưa ra một số phương án khác như nong rộng cung hàm, di xa, cắt kẽ. Các phương pháp này đều tạo ra khoảng trống trong niềng răng để hạn chế việc nhổ tăng.
Thế nên, các phương pháp này được hầu hết các bác sĩ, chuyên gia chỉnh nha hàng đầu tin tưởng nhằm bảo tồn răng gốc cho khách hàng trong niềng răng.
Hàm được nong một cách linh hoạt để nới rộng vòm và diện tích của cung răng. Đồng thời, các răng hàm từ từ được đẩy ra xa, tạo ra chỗ dịch chuyển khi nắn chỉnh răng. Tuy nhiên, việc áp dụng nhổ răng hay nong hàm còn phụ thuộc vào tình trạng răng của bạn mà bác sĩ sẽ tư vấn và chỉ định thực hiện.
Những lưu ý khi nhổ răng niềng răng khểnh
Sau khi chỉnh nha kết thúc, các răng dịch chuyển về khoảng trống mất răng nên vẫn đều và sát khít với nhau, không tạo khoảng trống mất răng. Vì vậy, thay vì lo lắng, bạn nên chuẩn bị tinh thần và tâm lý thoải mái để chăm sóc tốt vết thương sau khi nhổ răng.
Sau khi nhổ răng, bạn có thể sẽ cảm thấy đau, ê nhức tùy thuộc vào mức độ khó của răng được nhổ. Tuy nhiên, tình trạng này sẽ thuyên giảm sau vài ngày, và để vết thương không ảnh hưởng, hãy chú ý một số điều sau:
- Cắn chặt gòn trong 30 phút sau nhổ răng. Sau khi nhả bông gòn vẫn còn thấy máu chảy nên cắn tiếp miếng khác trong 15 phút nữa. Nếu trường hợp vẫn còn chảy máu thì hãy báo ngay cho bác sĩ điều trị.
- Trong khi cắn bông gòn nếu như có nước bọt trong khoang miệng thì nên nuốt xuống.
- Không khạc nhổ, phun mạnh sau khi nhỏ bông gòn.
- Không sử dụng tăm, tay chạm vào vết thương, ổ răng mới nhổ.
- Đánh răng, súc miệng như lúc bình thường nên cần hạn chế đụng vào vết nhổ răng.
- Không sử dụng nước muối, nước súc miệng trong 3-4 ngày sau khi nhổ răng.
- Tránh nhai, ăn ở bên răng mới nhổ. Nên ăn thức ăn nguội và mềm trong 2 ngày đầu mới nhổ răng.
- Nếu đau nhức có thể chườm đá vào ngày thứ nhất để giảm sưng, từ ngày thứ 2 trở đi thì chườm ấm để tăng máu lưu thông.
- Có thể trao đổi với bác sĩ về việc sử dụng thuốc giảm đau nếu không chịu nổi. Việc sử dụng thuốc giảm đau phải theo chỉ định của bác sĩ, tránh lạm dụng bởi không có lợi cho sức khỏe.
Hy vọng với những thông tin trong bài viết về niềng răng khểnh có phải nhổ răng không, mọi người có được giải đáp cho riêng mình. Thực tế, tình trạng mỗi người mỗi khác, do đó, để biết chính xác có nên nhổ răng không nên tìm đến nha khoa uy tín, bác sĩ giỏi nhé.
Nha khoa My Auris sẽ là một trong những sự lựa chọn hoàn hảo cho khách hàng tìm hiểu, thăm khám và điều trị cải thiện thẩm mỹ với nhiều dịch vụ, chương trình ưu đãi cho khách hàng.
Anh Thy