Niềng răng hết móm – Liệu có phải sự thật?

Niềng răng hết móm - liệu có phải sự thật?

Răng móm là một trong những tình trạng sai khớp cắn thường gặp. Tình trạng này không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và chức năng hoạt động của răng. Niềng răng hết móm là giải pháp được rất nhiều người lựa chọn để cải thiện tình trạng sai lệch này. Để hiểu rõ hơn về kỹ thuật niềng răng móm, hãy cùng nha khoa My Auris tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé.

Tìm hiểu về tình trạng răng móm

Răng móm là một dạng khớp cắn ngược rất phổ biến trong nha khoa. Tình trạng này dễ dàng nhận biết khi quan sát tại nhà. Khi để gương mặt ở trạng thái nghỉ, có thể thấy hàm dưới đưa ra ngoài nhiều hơn, trong khi hàm trên lại thụt sâu vào bên trong. Đồng thời, khi quan sát góc nghiêng sẽ thấy mặt bị lõm, gây mất hài hòa cho tổng thể. 

Móm được chia thành 2 loại:

  • Móm do răng: Xương hàm phát triển bình thường, ở trạng thái ổn định nhưng răng hàm trên lại lệch và nằm trong hàm dưới. 
  • Móm do xương: bị móm xương có nghĩa là tình trạng xương hàm dưới phát triển quá mức so với xương hàm trên. Từ đó, biểu hiện với khớp cắn ngược, hàm trên nằm trong hàm dưới. Tình trạng móm này phức tạp hơn móm do răng. Do đó, để xác định và chẩn đoán điều trị chính xác phải tiến hành chụp X-quang. 
niềng răng hết móm
Tìm hiểu về tình trạng răng móm

Có khá nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng móm do răng, trong đó, có cả di truyền. Chẳng hạn như những gia đình cho ông bà, cha mẹ bị móm thì con cháu sẽ có nguy cơ móm cao hơn so với người khác. 

Ngoài ra, nguyên nhân móm còn đến từ:

  • Mất răng sớm: việc mất răng cối sữa ở hàm dưới sớm mà không có biện pháp trồng răng can thiệp sẽ khiến cho phần hàm này phải trượt ra trước để ăn nhai thức ăn, dẫn đến tình trạng móm. 
  • Thiếu răng: nếu răng cửa hàm trên không mọc hoặc mọc chậm sẽ làm giảm chiều dài cung răng và làm cho phần hàm dưới trượt ra ngoài gây nên tình trạng móm răng. 
  • Khớp thái dương hàm lỏng lẻo: khi khớp ở thái dương hàm không được chắc chắn, hàm dưới dễ bị đẩy ra ngoài và khiến cho tình trạng móm thêm nghiêm trọng. 
  • Thay đổi nội tiết: tuyến yên bị rối loạn hoạt động trong giai đoạn phát triển của trẻ có thể gây nên sự sai lệch ở xương hàm. 
  • Các thói quen xấu: những thói quen như mút tay, đẩy lưỡi, chống cằm, ngậm ti giả trong thời gian dài có thể dẫn đến tình trạng móm răng. 

Bị móm có niềng răng được không?

Như đã đề cập, móm có 2 dạng là móm do răng và móm do xương hàm. Để xác định bị móm có niềng răng được không, bác sĩ sẽ tìm nguyên nhân và chẩn đoán xem móm do đâu. Nếu như móm do răng thì hoàn toàn áp dụng niềng răng để điều chỉnh các răng về đúng vị trí. Từ đó, cân đối khuôn mặt, đem đến thẩm mỹ, khắc phục sai lệch khớp cắn ngược. 

Tuy nhiên, với trường hợp bị móm do xương hàm thì niềng răng không phải là giải pháp tối ưu. Bởi lúc này răng không có vấn đề mà vấn đề nằm ở xương hàm phát triển không cân đối. Do đó, để khắc phục tình trạng này, phương pháp phẫu thuật xương hàm, đưa 2 hàm về cân đối mới đảm bảo hiệu quả. 

niềng răng hết móm
Bị móm có niềng răng được không?

Niềng răng hết móm không? 

Theo các bác sĩ nha khoa, niềng răng là phương pháp tối ưu giúp khắc phục tình trạng móm do răng. Cụ thể, thông qua lực tác động, siết của khí cụ chỉnh nha mà các răng được kéo chỉnh về đúng vị trí mong muốn, khắc phục sai lệch khớp cắn. Từ đó, giúp các răng được sắp xếp đều, ngay ngắn, nụ cười trở nên tự tin hơn. 

Đối với tình trạng móm nhẹ và vừa thì hiệu quả nhanh hơn, tiết kiệm được thời gian chỉnh nha. Ngược lại, với những tình trạng móm, sai lệch nặng thì cần thời gian niềng, chỉnh nha lâu hơn. 

Niềng răng hết móm không? 
Niềng răng hết móm không?

Thêm vào đó, niềng răng hết móm không còn phụ thuộc vào chế độ chăm sóc, tuân thủ đeo hàm duy trì theo hướng dẫn của bác sĩ sau niềng. Đặc biệt, để niềng răng hết móm, mọi người phải thực hiện chỉnh nha tại các cơ sở nha khoa uy tín, chất lượng, đảm bảo tay nghề bác sĩ để điều chỉnh răng mang đến kết quả toàn diện. 

Niềng răng hết móm có cần nhổ răng không? 

Thông thường, khi niềng răng đem đến kết quả toàn diện, răng dàn đều và đẹp thì đều được tư vấn nhổ răng. Do đó, nhiều người bị móm rất băn khoăn không biết mình có phải nhổ răng không. 

Thực tế, niềng răng móm có cần nhổ răng không còn tùy thuộc vào tình trạng của từng người. Nếu như sau nong hàm tạo nên nhiều khoảng trống cho răng dịch chuyển và dàn đều thì không cần nhổ răng. Ngược lại, cung hàm quá nhỏ, sai lệch nhiều, răng chen chúc không còn đủ chỗ di chuyển sẽ cần phải nhổ bớt răng để tăng hiệu quả chỉnh nha. 

niềng răng hết móm
Niềng răng hết móm có cần nhổ răng không?

Tuy nhiên, mọi người không cần quá lo lắng bởi chỉ định nhổ răng thì bác sĩ sẽ chọn các răng không đảm nhận chức năng ăn nhai chính và không làm mất thẩm mỹ. Thông thường, răng số 4, 5 và răng khôn số 8 được chỉ định nhổ bỏ khi niềng răng. 

Hiện nay với công nghệ, kỹ thuật phát triển, nhổ răng sẽ không còn là nỗi ám ảnh bởi giảm được đau đớn, quá trình diễn ra thuận lợi, nhẹ nhàng. Sau khi nhổ răng, mọi người chỉ cần tuân thủ vệ sinh, ăn uống và chăm sóc theo hướng dẫn của bác sĩ sẽ không gây bất kỳ ảnh hưởng nào. 

Khi vết thương ở vị trí răng nhổ lành, bác sĩ sẽ tiến hành quá trình niềng răng, chỉnh nha. Sau khi niềng răng kết thúc, các răng dàn đều, che lấp khoảng trống nên mọi người không cần lo lắng tiêu xương hàm hay khoảng trống trên cung hàm làm mất thẩm mỹ. 

Niềng răng hết móm mất bao lâu? 

Khi lựa chọn chỉnh nha đều khắc phục tình trạng móm, sai khớp cắn, đa phần khách hàng mong muốn đạt kết quả nhanh chóng. Vậy niềng răng hết móm cần bao lâu? 

Tùy vào mức độ móm của răng, phương pháp niềng, kỹ thuật của bác sĩ và cơ địa của từng người mà có thời gian niềng răng móm khác nhau. Cụ thể, với tình trạng móm nhẹ, thực hiện niềng răng mắc cài kim loại sẽ rút ngắn thời gian chỉnh nha hơn so với mức độ sai lệch nặng. Thông thường, trung bình thời gian niềng răng móm ở người trưởng thành kéo dài từ 2-3 năm. 

Tuy nhiên, đối với trẻ em niềng răng móm sẽ nhanh hơn so với người lớn, đặc biệt ở độ tuổi 6-12 tuổi. Bởi lúc này, xương hàm của trẻ còn mềm, dễ dàng nắn chỉnh hơn người lớn. 

niềng răng hết móm
Niềng răng hết móm mất bao lâu?

Mong rằng với những thông tin trong bài viết về niềng răng hết móm giúp mọi người hiểu hơn về tình trạng này. Từ đó, cân nhắc tình trạng của mình mà lựa chọn nha khoa và phương pháp chỉnh nha phù hợp. Hãy liên hệ ngay nha khoa My Auris để được tư vấn và đặt lịch thăm khám sớm nhất nhé.

Anh Thy 

chat zalo
messenger