Sau thời gian dài chỉnh nha, niềng răng duy trì là giai đoạn quan trọng nhằm ổn định vị trí cho răng. Việc tuân thủ giai đoạn này giúp kết quả niềng thành công, đạt được hiệu quả tốt và duy trì được kết quả lâu dài. Vậy niềng răng duy trì thực hiện bao lâu? Hãy cùng My Auris giải đáp cũng như tìm hiểu kỹ hơn và duy trì sau niềng qua bài viết này nhé.
Mục Lục
Niềng răng duy trì là gì?
Sau thời gian chỉnh nha hoàn tất, bác sĩ sẽ tiến hành tháo khí cụ khỏi răng và hướng dẫn người niềng chọn khí cụ duy trì phù hợp. Giai đoạn này được gọi là duy trì sau niềng răng.
Người niềng cần phải tuân thủ giai đoạn này chặt chẽ và tránh chủ quan bởi răng mới tháo niềng chưa thực sự ổn định. Hơn nữa, răng của con người luôn di chuyển và có xu hướng dịch chuyển suốt đời. Vì thế, sau khi tháo niềng răng mà không dùng khí cụ duy trì kết quả, vị trí mới cho răng sẽ khiến răng di chuyển lệch lạc, quay trở lại vị trí cũ.
Khí cụ duy trì được gọi là hàm duy trì. Hàm duy trì có nhiều loại với nhiều chất liệu và kích thước khác nhau. Tùy vào nhu cầu, sở thích và điều kiện kinh tế mà chọn hàm duy trì phù hợp.
Niềng răng duy trì thực hiện trong thời gian bao lâu?
Thời gian niềng răng duy trì phụ thuộc vào tình trạng răng của mỗi người mà bác sĩ đưa ra lời khuyên phù hợp. Thông thường, thời gian đeo hàm duy trì sau niềng răng thường kéo dài từ 6-12 tháng hoặc có thể lâu hơn tùy vào tình trạng, độ chắc khỏe của xương hàm. Đặc biệt, trong thời gian 4-6 tháng đầu mới tháo niềng, người niềng răng cần đeo ít nhất 20 giờ/ ngày để kết quả hiệu quả. Sau đó, duy trì đeo hàm vào mỗi buổi tối khi đi ngủ.
Không đeo hàm duy trì sau niềng răng được không?
Nhiều người trải qua thời gian niềng răng, chỉnh nha khá dài và đến lúc tháo niềng như trút được gánh nặng. Vì thế, có nhiều người không muốn sử dụng hàm duy trì. Vậy điều này có được không?
Theo cấu tạo, răng là bộ phận đặt trong xương hàm, xung quanh là dây chằng nha chu. Các dây chằng nha chu có khả năng ghi nhớ vị trí cũ của răng. Vì thế, sau khi chỉnh nha xong mà không thực hiện niềng răng duy trì, ký ức về vị trí ban đầu của dây chằng nha chu sẽ khiến răng chạy về vị trí trước đó.
Ngoài ra, sau thời gian dài niềng răng, răng đã chịu lực siết, tổ chức quanh răng như mô nướu, mô nha chu và đặc biệt là ổ chân răng đều nhạy cảm, không thể cố định chắc chắn vị trí cho răng. Do đó, cần phải sử dụng hàm duy trì để ổn định vị trí cho răng sau niềng, tránh tình trạng lệch lạc, xô lệch.
Vậy nên, niềng răng duy trì là giai đoạn bắt buộc mà sau niềng răng cần phải tuân thủ. Điều này giúp mang đến hiệu quả chỉnh nha cao và lâu dài. Nếu như bỏ qua giai đoạn này sẽ vô cùng tốn chi phí và thời gian niềng răng vừa qua, xem như công cốc.
Các loại hàm duy trì hiện nay
Cũng tương tự như khí cụ chỉnh nha, hàm duy trì có 2 loại là hàm cố định và hàm tháo lắp. Mỗi loại cũng sở hữu ưu nhược điểm riêng biệt, cụ thể như sau:
Hàm duy trì cố định bằng kim loại
Đây là loại hàm được làm từ dây thép có nhiều kích cỡ, hình dạng xoắn hoặc thẳng và được gắn cố định vào bên trong của răng trước (răng số 1, 2, 3) bằng Composite.
Ưu điểm
- Hàm cố định nên không xảy ra trường hợp quên đeo hàm duy trì.
- Dây kim loại được gắn vào mặt trong của răng nên khó phát hiện, đảm bảo tính thẩm mỹ.
Nhược điểm
- Hàm có thể gây xước miệng, lưỡi, tổn thương mô mềm khi ăn uống.
- Khó vệ sinh kẽ răng, dễ dẫn đến tình trạng sâu răng và hôi miệng.
- Khó chịu khi đeo hàm bởi cộm.
Hàm duy trì tháo lắp bằng kim loại
Đây là loại hàm duy trì làm từ dây cung kim loại. Khi gắn vào sẽ ôm sát răng cửa giữa hai răng nanh và được gắn vào khuôn acrylic trên vòm miệng hoặc bên dưới phần lưỡi của người đeo.
Ưu điểm
- Dễ dàng tháo lắp đem đến sự tiện lợi trong sinh hoạt, ăn uống và vệ sinh răng miệng.
- Độ bền cao, có thể đeo lâu dài mà không phải thay mới.
Nhược điểm
- Dây cung kim loại được gắn phía bên ngoài, kém thẩm mỹ.
- Do dễ tháo lắp nên thường quên đeo hàm.
- Không bảo quản đúng cách gây ra tình trạng gãy, vỡ hàm. Việc làm lại hàm có thể tốn kém thêm chi phí.
Hàm duy tháo lắp bằng nhựa
Loại hàm này được làm từ nhựa trong suốt, ôm sát cung răng của mỗi người và được thiết kế cá nhân theo dấu hàm của từng người.
Ưu điểm
- Đem lại tính thẩm mỹ cao do được làm từ nhựa trong suốt
- Dễ dàng tháo lắp đem đến nhiều tiện lợi khi ăn uống, vệ sinh răng miệng.
- Hàm được thiết kế theo dấu hàm của từng người nên tác động lực hiệu quả.
Nhược điểm
- Do tháo lắp dễ dàng nên người sử dụng dễ quên, dễ mất, không đeo thường xuyên và dễ làm rơi rớt.
Một số lưu ý khi sử dụng hàm duy trì
Để sử dụng hàm duy trì đúng cách và bảo vệ sức khỏe răng miệng, mọi người cần chú ý:
Sử dụng và vệ sinh hàm duy trì
- Phải được vệ sinh và làm sạch mỗi ngày. Cụ thể là rửa sạch qua với nước lạnh, sau đó vệ sinh hàm nhẹ nhàng bằng bàn chải lông mềm với kem đánh răng.
- Mỗi khi tháo hàm nên đặt vào hộp tránh vỡ, gãy, hư hỏng
- Không cho hàm duy trì vào nước nóng, nhất là hàm trong suốt.
Cách ăn uống
Đeo hàm duy trì vẫn ăn uống được nhưng ưu tiên thức ăn mềm, dễ nhai, tránh dùng lực nhai tác động quá nhiều.
Bên cạnh đó, tránh các thực phẩm nhiều đường, tinh bột, nước ngọt có ga, thực phẩm cứng, giòn.
Hy vọng với những thông tin trong bài viết giúp mọi người hiểu hơn về niềng răng duy trì và tuân thủ tốt để duy trì kết quả niềng lâu dài. Nếu vẫn còn băn khoăn, hãy liên hệ ngay nha khoa My Auris để được tư vấn và giải đáp chi tiết hơn nhé.
Anh Thy