Niềng răng đau nhất lúc nào – 4 giai đoạn đau nhất

Niềng răng đau nhất lúc nào

Hầu hết những người có ý định niềng răng đều tham khảo nhiều thông tin, nhất là lo sợ cảm giác đau. Vậy niềng răng đau nhất lúc nào? Cách khắc phục như thế nào? Để giảm bớt lo lắng cũng như sở hữu hàm răng đều đẹp, hãy cùng My Auris giải đáp các thắc mắc qua bài viết sau đây nhé. 

Niềng răng có đau không? 

Một trong những thắc mắc được rất nhiều người quan tâm trước khi niềng răng chính là niềng răng có đau không. Niềng răng là phương pháp sử dụng khí cụ chỉnh nha có thể là khí cụ cố định hay khí cụ tháo lắp để tác động lực kéo chỉnh các răng về đúng vị trí trên cung hàm. Vì thế, khi lực từ khí cụ tác động sự đau đớn, ê buốt ở răng là điều khó tránh khỏi. 

Hơn nữa, khi mới gắn khí cụ, cảm giác chưa quen, chưa thích nghi cũng gây ra cảm giác đau, khó chịu. Tuy nhiên, cảm giác này sẽ dần thuyên giảm và biến mất khi đã quen với khí cụ trong hàm. 

niềng răng đau nhất lúc nào
Niềng răng có đau không?

Ngoài ra, theo các bác sĩ và những người đã niềng răng trước đó chia sẻ, cảm giác đau khi niềng răng sẽ khác nhau ở mỗi giai đoạn và mỗi người. Mỗi người sẽ có ngưỡng chịu đau khác nhau, chẳng hạn cùng mức độ nhưng có người sẽ thấy đau nhiều, có người thấy đau ít. Vì thế, mọi người đừng làm và đừng nghĩ niềng răng đau ở mức thái quá. 

Niềng răng đau nhất lúc nào?

Trong suốt quá trình niềng răng, mỗi giai đoạn đều khiến răng đau và ê buốt. Tuy nhiên, để có thể khẳng định, niềng răng đau nhất lúc nào thì nhiều người chỗ mỗi ý kiến. Trong đó, thường nhất là giai đoạn đầu của niềng răng. Bởi vì khi mới gắn khí cụ, răng bỗng được tác động lực và chưa kịp thích nghi nên sẽ vô cùng khó chịu. 

Trong quá trình niềng răng chỉnh nha, người niềng răng sẽ phải trải qua khá nhiều giai đoạn khác nhau từ: thăm khám tổng quát, điều trị bệnh lý, thực hiện đặt thun tách kẽ, đeo khâu niềng răng, gắn mắc cài, nhổ răng (nếu có), điều chỉnh lực kéo của mắc cài, tháo niềng và đeo hàm duy trì.

Và mỗi giai đoạn đều sẽ có mức độ đau khác nhau. Để hiểu hơn cảm giác đau ở từng giai đoạn, mọi người tham khảo như sau: 

Đặt thun tách kẽ 

Đặt thun tách kẽ có thể là câu trả lời cho thắc mắc niềng răng đau nhất lúc nào. Giai đoạn này khiến nhiều người lo sợ bởi đau nhiều. Việc gắn chun tách kẽ là bước đầu tiên trước khi gắn mắc cài trên răng.

Ở giai đoạn này, bác sĩ sẽ đặt các dây chun có độ dày khoảng 2mm vào giữa 2 răng để tạo khe hở giúp nới rộng khoảng trống cho các răng di chuyển dễ dàng hơn khi đeo niềng. 

Dây chun sẽ đặt trên răng khoảng gần 1 tuần để tạo các khe thưa trống trước khi bác sĩ gắn khâu vào răng cối. Sau khi hoàn thành, người niềng răng sẽ cảm thấy răng bị cộm, khó chịu và đau khi ăn nhai 

Niềng răng đau nhất lúc nào?
Đặt thun tách kẽ – Niềng răng đau nhất lúc nào?

Nhổ răng tạo khoảng trống

Nhiều người rất sợ nhổ răng vì cảm giác đau. Nhổ răng trong niềng răng không bắt buộc nhưng với những tình trạng răng quá khít cần phải nhổ để tạo khoảng trống cho các răng dễ dàng di chuyển khi đeo niềng. 

Trong suốt quá trình nhổ răng, bác sĩ sẽ sử dụng thuốc tê nên hầu như không cảm giác đau nhưng sau khi hết thuốc tê thì cơn đau nhức, ê buốt sẽ diễn ra trong vòng 3-5 ngày tùy cơ địa của mỗi người. Song, tùy vào tình trạng răng của mỗi người mà số lượng răng nhổ khác nhau. Với những người nhổ răng khôn sẽ đau nhức nhiều hơn. 

Giai đoạn gắn dây cung vào mắc cài 

Để gắn dây cung vào mắc cài, bác sĩ sẽ phải tạo lực siết để kéo răng di chuyển đến vị trí phù hợp. Khi chưa thích nghi, má, môi, lưỡi, nướu sẽ cảm thấy khó chịu, vướng víu và đau. Hơn nữa, sự cọ xát của mắc cài, khí cụ có thể khiến mô mềm bị tổn thương và gây đau nhức, rát. 

Niềng răng đau nhất lúc nào?
Giai đoạn gắn dây cung vào mắc cài – Niềng răng đau nhất lúc nào?

Giai đoạn siết định kỳ 

Sau khi đã quen với việc đeo khí cụ thì cảm giác đau nhức cũng thuyên giảm và sinh hoạt bình thường. Tuy nhiên, đến định kỳ siết niềng sẽ là nỗi ám ảnh của nhiều người niềng răng. Tái khám là thời gian để bác sĩ theo dõi khả năng răng di chuyển theo ý muốn ban đầu hay chưa rồi mới tiến hành siết. Việc điều chỉnh siết lực từ dây cũng sẽ gây nên cảm giác đau. 

Như vậy, niềng răng đau nhất lúc nào thì theo chia sẻ chính là giai đoạn đầu bao gồm đặt thun tách kẽ, gắn mắc cài. Cảm giác đau đến không chỉ là thao tác mà còn do cảm giác chưa quen, chưa thích nghi với khí cụ chỉnh nha. 

Làm sao giảm đau khi niềng răng? 

Với những cơn đau khi niềng răng gây ra, người niềng có thể trao đổi với bác sĩ để lựa chọn phương pháp thuyên giảm phù hợp. Điều này giúp người niềng có sinh hoạt, cuộc sống và công việc diễn ra bình thường, không bị ảnh hưởng sức khỏe. 

  • Chế độ ăn uống hợp lý: khi đau nhức ở răng do niềng, người niềng răng nên có chế độ ăn uống khoa học, đầy đủ dinh dưỡng nhưng ưu tiên các thực phẩm mềm, lỏng, hạn chế tác động ăn nhai nhiều. Cụ thể: cháo, súp, canh hầm, sữa chua, sữa,…
  • Chườm đá: khi đau nhức, người niềng có thể chuẩn bị túi chườm hay bọc đá vào khăn mỏng để chườm lên vùng má bị đau nhức. 
  • Sáp nha khoa: thông thường, với những người niềng răng mắc cài sẽ dễ bị tổn thương mô mềm do mắc cài cọ xát vào má, môi, lưỡi,… Từ đó, tạo nên các vết lở loét và gây đau rát khó chịu. Lúc này, trao đổi với nha sĩ về việc sử dụng sáp nha khoa mềm để tránh cọ xát, giảm đau khi ăn uống và giao tiếp. 
  • Súc miệng nước muối ấm: pha nước ấm và cho một ít muối vào hòa tan rồi dùng dung dịch này ngậm và súc miệng. Nước muối không chỉ sát khuẩn vết thương lở loét ở mô mềm mà còn làm sạch răng, ngăn ngừa mảng bám, vi khuẩn,…
  • Vệ sinh nhẹ nhàng: khi niềng răng, người niềng nên trao đổi với bác sĩ về các dụng cụ vệ sinh răng miệng phù hợp để hỗ trợ làm sạch răng mà không gây đau nhức. Hơn nữa, khi đánh răng, nên thực hiện đánh răng nhẹ nhàng tránh làm bung mắc cài và gia tăng đau nhức cho răng. 
Niềng răng đau nhất lúc nào?
Làm sao giảm đau khi niềng răng? Chú ý chăm sóc răng miệng và sức khỏe

Hy vọng với những thông tin trong bài viết về niềng răng đau nhất lúc nào giúp mọi người giải đáp được thắc mắc. Song, đừng vội lo lắng bởi cảm giác đau còn tùy thuộc cơ địa mỗi người, tay nghề bác sĩ và loại khí cụ sử dụng. Vì thế, để được tư vấn chi tiết, giải quyết nỗi lo, mỗi người nên đến nha khoa lắng nghe bác sĩ nhé. Hãy liên hệ ngay nha khoa My Auris để được tư vấn, giải đáp cũng như đặt lịch thăm khám sớm nhất nhé. 

Anh Thy 

chat zalo
messenger