Niềng răng là giải pháp giúp kéo chỉnh răng về đúng vị trí trên cung hàm. Từ đó, khắc phục khuyết điểm ở răng, đem đến tính thẩm mỹ cao và nụ cười tự tin. Tuy nhiên, có rất nhiều người lo lắng về niềng răng gây đau và khó chịu. Vậy niềng răng đau nhất giai đoạn nào, hãy cùng My Auris tìm hiểu qua bài viết sau đây.
Mục Lục
Niềng răng có đau không?
Niềng răng là phương pháp sử dụng khí cụ trong nha khoa để tác động lực kéo chỉnh răng về đúng vị trí, khắc phục sai lệch và chuẩn khớp cắn sinh lý. Chính sự tác động lực kéo răng mà niềng răng đau là điều không thể tránh khỏi. Lúc này, người niềng răng sẽ cảm thấy đau nhức, ê buốt khó chịu.
Tuy nhiên, cảm giác đau này chỉ diễn ra trong vài ngày đầu khi răng chưa thích nghi được khí cụ. Dù là khí cụ cố định như mắc cài, dây cung hay khay niềng trong suốt thì đều gây đau tức, khó chịu trong thời gian đầu chỉnh nha.
Cảm giác đau này sẽ nhanh chóng thuyên giảm nếu người niềng răng tuân thủ ăn uống, hướng dẫn vệ sinh và chăm sóc răng miệng từ bác sĩ.
Niềng răng đau nhất giai đoạn nào?
Như vậy, niềng răng gây đau là điều không thể tránh khỏi nhưng niềng răng đau nhất giai đoạn nào. Theo các bác sĩ chỉnh nha, niềng răng đau nhất vào giai đoạn đầu khi mà chưa quen và thích nghi với khí cụ có mặt trong khoang miệng.
Giai đoạn đầu được chia thành nhiều bước nhỏ và hầu như người niềng đều cảm giác đau nhiều ở các bước này. Cụ thể như sau:
Gắn thun tách kẽ
Nhiều người niềng răng và bác sĩ cho rằng đây là giai đoạn niềng răng đau nhiều nhất. Công đoạn gắn thun tách kẽ là bước chuẩn bị đầu tiên trước khi gắn mắc cài cố định trên bề mặt răng. Ở giai đoạn này, bác sĩ sẽ đặt các dây thun có độ dày khoảng 2mm vào giữa 2 răng để tạo kẽ hở, giúp nới rộng khoảng trống cho các răng di chuyển dễ dàng hơn.
Dây thun sẽ được đặt trên răng khoảng gần 1 tuần để tạo khe trống trước khi bác sĩ gắn khâu vào răng cối. Sau khi hoàn thiện công đoạn gắn chun, người niềng răng sẽ cảm thấy răng bị cộm, khó chịu và hơi đau nhức khi ăn nhai. Tuy nhiên, chỉ sau vài ngày thì cơn đau cũng giảm và biến mất.
Giai đoạn nhổ răng
Nhổ răng là công đoạn không bắt buộc trong chỉnh nha nhưng với sự sai lệch quá mức, răng quá chen chúc thì việc nhổ răng nhằm tạo khoảng trống cho các răng trên cung hàm di chuyển.
Trong thời gian nhổ răng có thuốc tê nên không thấy đau. Sau khi thuốc tê hết tác dụng, vị trí nhổ răng thường bị sưng hoặc đau trong 3-5 ngày tùy cơ địa mỗi người.
Niềng răng đau nhất giai đoạn nào – Giai đoạn gắn dây cung vào mắc cài
Để gắn dây cung vào mắc cài, bác sĩ sẽ phải tạo lực siết để kéo răng di chuyển vào vị trí phù hợp. Lúc này, răng, môi, má, lưỡi chưa kịp thích nghi với khí cụ nên thường cảm thấy vướng víu, khó chịu và đau nhức. Tùy vào cơ địa và cảm nhận của mỗi người mà mức độ đau có sự khác biệt.
Sau khi gắn dây cung vào mắc cài
Sau khi gắn dây cung vào mắc cài, dây cung sẽ tác động lực lên răng để kéo chỉnh. Lúc này, cảm giác đau sẽ tăng nhiều hơn so với khi mới gắn. Sau vài tuần, khi đã quen với khí cụ thì mới cảm giác giảm đau và dễ chịu hơn.
Giai đoạn siết răng định kỳ
Sau khi đã quen với mắc cài, cảm giác đau sẽ đến từ công đoạn siết răng định kỳ. Mỗi lần đến lịch hẹn tái khám, bác sĩ sẽ kiểm tra sự di chuyển của răng theo đúng ý muốn ban đầu chưa và tiến hành siết răng qua từng giai đoạn. Hầu như mỗi lần siết răng đều làm cho người niềng cảm thấy đau nhức nhiều.
Không những vậy, khi ăn nhai, nói chuyện quá lớn cũng khiến cho mắc cài cọ xát vào mô mềm trong khoang miệng gây lở loét, chảy máu. Nếu cơn đau kéo dài, cần thông báo với bác sĩ để điều chỉnh lại lực siết cho phù hợp.
Yếu tố ảnh hưởng đến cơn đau nhức khi niềng răng
Niềng răng là điều không thể tránh khỏi nhưng cũng tùy vào một số yếu tố mà mức độ đau khi niềng răng có sự khác nhau. Một số yếu tố tác động đến cơn đau khi niềng răng:
Tay nghề bác sĩ
Đây là yếu tố quan trọng quyết định sự thành công cũng như giảm đau đớn khi niềng răng. Nếu đến nha khoa uy tín, đội ngũ bác sĩ có tay nghề tốt, giỏi chuyên môn và kinh nghiệm trong lĩnh vực chỉnh nha thì cơn đau sẽ được giảm đi rất nhiều. Hơn nữa, hiệu quả chỉnh nha cao, giảm rủi ro.
Ngưỡng chịu đau của mỗi người
Mỗi người sẽ có ngưỡng chịu đau khác nhau. Ở cùng một mức độ đau, có người sẽ cảm thấy đau nhiều nhưng có người sẽ cảm thấy đau ít hơn.
Nền xương răng
Nếu có nền xương răng tốt, chắc khỏe thì niềng răng sẽ giảm được đau đớn hơn bởi không phải chịu được áp lực lớn khi kéo chỉnh răng. Tuy nhiên, với những người có nền răng yếu, cảm giác đau nhức, khó chịu sẽ xảy ra. Song, các cơn đau cũng chỉ kéo dài trong vòng 1-2 tuần rồi biến mất.
Độ tuổi chỉnh nha
Niềng răng càng sớm, nhất là ở tuổi trẻ em giai đoạn 6-12 tuổi sẽ giảm đau hơn so với người lớn. Bởi lúc này, xương hàm của trẻ còn mềm, dễ dàng nắn chỉnh.
Bí quyết giảm đau khi niềng răng
Niềng răng đau nhất giai đoạn nào sẽ không còn là nỗi lo nếu như biết cách giảm đau và chăm sóc răng miệng phù hợp.
- Chườm đá hoặc ăn uống những thực phẩm lạnh: Sử dụng tính lạnh để giảm đau là phương pháp vô cùng hiệu quả. Để giảm ê buốt, đau nhức sau khi niềng răng, hãy dùng túi đá lạnh áp lên khu vực bị đau hoặc ăn uống những đồ lạnh để giảm sự khó chịu tạm thời.
- Súc miệng bằng nước muối: muối có khả năng kháng khuẩn, làm sạch khoang miệng và chống viêm. Để tăng hiệu quả làm sạch cũng như giảm đau khi niềng răng, người niềng răng nên súc miệng thường xuyên.
- Ăn thức ăn mềm, lỏng để giảm khả năng ăn nhai, giảm đau hiệu quả.
- Bảo vệ mô mềm bằng sáp chỉnh nha: Để hạn chế khả năng cọ xát giữa mắc cài vào phần mô mềm như môi, nướu, lợi, người niềng răng nên dùng sáp chỉnh nha để bôi vào phần bị tổn thương trong khuôn miệng.
Hy vọng với những thông tin trong bài viết về niềng răng đau nhất giai đoạn nào giúp mọi người giải đáp được thắc mắc. Nếu vẫn còn băn khoăn, hãy liên hệ ngay nha khoa My Auris để được tư vấn và giải đáp chi tiết hơn nhé.
Anh Thy