Niềng răng đau cỡ nào? 8 cách giảm đau cần lưu ý

Niềng răng đau cỡ nào? 8 cách giảm đau cần lưu ý

Phương pháp niềng răng hiện nay không đơn giản là hỗ trợ khắc phục các khuyết điểm của răng, cải thiện thẩm mỹ mà đôi khi cũng gây ảnh hưởng đối với tâm lý người niềng. Cảm giác đau nhức, ê buốt sẽ không thể tránh khỏi trong quá trình niềng. Vậy niềng răng đau cỡ nào? Để trả lời được câu hỏi này, mời bạn tham khảo bài viết sau, bác sĩ chuyên môn có mặt tại nha khoa My Auris sẽ giúp bạn giải đáp chi tiết.

Giải đáp niềng răng đau cỡ nào?

Nếu bạn đang có ý định thực hiện cải thiện tình trạng khuyết điểm răng miệng bằng niềng răng, với mong muốn phục hồi tốt khả năng ăn nhai. Tuy nhiên, một số lo lắng, điển hình niềng răng đau cỡ nào luôn xuất hiện trong đầu.

Giải đáp niềng răng đau cỡ nào?
Giải đáp niềng răng đau cỡ nào?

Thực tế, theo chia sẻ của bác sĩ chuyên môn, niềng răng là kỹ thuật trong nha khoa không quá phức tạp nhưng vẫn sẽ tồn tại cảm giác khó chịu trong một số giai đoạn nhất định. Nhưng cảm giác này sẽ không quá đáng sợ và nó sẽ biến mất sau khoảng vài ngày khi bạn đã quen dần với các khí cụ trong khoang miệng, thực hiện một số biện pháp hỗ trợ giảm đau.

Phương pháp niềng răng cũng được thực hiện nhiều cho đối tượng là trẻ em. Và hầu như tất cả đều vui khi thấy được sự thay đổi tích cực sau quá trình điều trị. Mặt khác, bạn không cần quá lo lắng, niềng răng chỉ hơi khó chịu khoảng thời gian đầu, mức độ đau vẫn nằm trong khả năng chịu đựng của người niềng, vì vậy hãy an tâm và thăm khám với bác sĩ để được chỉ định điều trị phù hợp nhất.

Sơ lược các giai đoạn đau nhất khi thực hiện niềng răng chỉnh nha

Niềng răng đau cỡ nào với từng giai đoạn trong quy trình sẽ tùy thuộc vào cảm giác của từng người. Có người sẽ cảm thấy rất đau khi thực hiện nhổ răng trước niềng, có người lại cảm thấy lúc siết răng là đau nhất. Do đó, rất khó để có thể xác định chính xác giai đoạn đau nhất, cũng như mức độ đau của quá trình niềng răng.

Giải đáp niềng răng đau cỡ nào?
Giải đáp niềng răng đau cỡ nào?

Cụ thể sẽ có một số giai đoạn gây nên cảm giác khó chịu trong khi niềng mà bạn cần phải chú ý:

  • Nhổ răng tạo khoảng trống trước khi niềng
  • Mài kẽ răng (nếu có)
  • Đeo mắc cài (giai đoạn đầu mới tiến hành niềng răng)
  • Siết mắc cài định kỳ, giúp răng dịch chuyển về đúng vị trí trên cung hàm

Trong tất cả các giai đoạn được kể trên, có thể quá trình nhổ răng là giai đoạn mà hầu hết mọi người đều cảm thấy đau. Thực tế, bạn hoàn toàn có thể an tâm khi thực hiện niềng răng, nhổ răng tại nha khoa My Auris. Bởi luôn có đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao, nhiều năm kinh nghiệm và đã thành thạo trong kỹ thuật nhổ răng thực hiện cho bạn, hạn chế cảm giác đau tốt nhất.

Khi nào thực hiện niềng răng không đau?

Niềng răng đau cỡ nào là điều mà người niềng nào cũng ngán ngẫm và lo lắng. Đồng thời họ cũng thắc mắc là niềng răng không đau có được không? Theo chia sẻ của bác sĩ, niềng răng không đau chỉ xảy ra nếu tình trạng răng của bạn không có quá nhiều khuyết điểm. 

Chẳng hạn tình trạng hô, khấp khểnh ở mức độ nhẹ hay răng bạn thưa và không cần tiến hành nhổ răng trong lúc niềng. Một yếu tố nữa cũng có thể giúp bạn niềng răng không đau là bác sĩ phải có tay nghề cao. Vì một bác sĩ có chuyên môn sẽ giúp lên phác đồ điều trị chính xác. Đồng thời rút ngắn được thời gian niềng, răng dịch chuyển đúng vị trí mà không gây cảm giác khó chịu.

Bí quyết hỗ trợ giảm đau hiệu quả khi chỉnh nha niềng răng

Để quá trình niềng răng diễn ra thuận lợi, cũng như niềng răng đau cỡ nào không còn là nỗi lo của nhiều người. Nha khoa My Auris sẽ mách bạn một số bí quyết hỗ trợ giảm đau khi niềng.

Bí quyết hỗ trợ giảm đau hiệu quả khi chỉnh nha niềng răng
Bí quyết hỗ trợ giảm đau hiệu quả khi chỉnh nha niềng răng

Chọn khí cụ niềng phù hợp

Lựa chọn khí cụ niềng phù hợp không những giúp bạn giảm đau nhức trong quá trình niềng mà còn giúp bạn cảm thấy thoải mái, tiết kiệm được nhiều thời gian, chi phí trong điều trị. Trong các loại khí cụ hiện nay, niềng răng trong suốt Iway được xem là một trong những loại niềng răng hiệu quả, thẩm mỹ cao và hạn chế đau nhức. Tuy nhiên, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi thực hiện.

Niềng răng tại nha khoa uy tín

Niềng răng tại nha khoa uy tín
Niềng răng tại nha khoa uy tín

Niềng răng đau cỡ nào sẽ phụ thuộc nhiều vào bác sĩ chuyên môn thực hiện, cũng như công nghệ trang thiết bị của cơ sở nha khoa. Nếu người thực hiện cho bạn không có chuyên môn cao sẽ có thể gây đau đớn cho người bệnh, đồng thời tác động xấu đến răng.

Mặt khác, nếu bác sĩ không có chuyên môn sẽ lên sai phác đồ điều trị hay gắn loại mắc cài không phù hợp. Điều này gây ảnh hưởng đến kết quả niềng răng, tính thẩm mỹ cuối cùng. Do đó, trước khi niềng răng, bạn cần chú ý lựa chọn một cơ sở nha khoa uy tín.

Niềng răng sớm giúp hạn chế đau đớn

Niềng răng sớm có thể giúp bạn giảm đau nhức, trẻ trong độ tuổi từ 12 đến 14 tuổi chính là thời điểm vàng để niềng răng. Bởi giai đoạn này, cấu trúc xương hàm, răng của bé có thể tác động lực dễ dàng. Nên khi tác động lực kéo sẽ nhẹ nhàng hơn, hạn chế đau đớn. Mặt khác, niềng răng cho trẻ sẽ không phải nhổ răng, do đó sẽ không phải trải qua cảm giác đau nhức.

Đặc biệt, cơ thể của bé có khả năng thích ứng nhanh, nên khi niềng sẽ rút ngắn được thời gian, đạt thẩm mỹ cao. Thường các bé sẽ chỉ đau nhức, khó chịu khoảng 1 đến 2 ngày đầu nên các bậc phụ huynh không cần phải lo lắng về vấn đề niềng răng đau cỡ nào!

Chườm nóng hay chườm lạnh đều giúp giảm đau

Nếu bạn đang cảm thấy niềng răng đau nhức, khó chịu có thể sử dụng túi chườm đá chườm bên ngoài vị trí đau nhức. Mặt khác bạn cũng có thể sử dụng miếng đệm nóng chườm tại vị trí đau nhức, bạn sẽ thấy tình trạng thuyên giảm một cách nhanh chóng.

Súc miệng với nước ấm

Niềng răng có thể gây xước má, nướu do dây cung hay mắc cài cọ vào. Để giảm tình trạng kích ứng, đau nhức thì bạn cần súc miệng với nước muối ấm trong khoảng 60 giây. Bởi nước ấm có tính sát khuẩn cao, làm quá trình lành thương có thể diễn ra nhanh chóng hơn.

Sử dụng sáp chuyên dụng nha khoa

Sáp nha khoa được sử dụng để bịt vào các đầu dây cung hay đầu mắc cài, giúp bảo vệ môi, nướu không bị trầy và tổn thương. Sử dụng sáp nha khoa sẽ giúp bạn ăn uống được dễ dàng hơn, không cần phải lo lắng mắc cài, dây cung cọ xát vào má.

Thành phần chủ yếu có trong sáp nha khoa là sáp mật ong nên sẽ đảm bảo an toàn, có thể nuốt mà không gây hại gì cho sức khỏe người sử dụng.

Chọn lựa ăn các loại thực phẩm mềm

Khi mới đeo niềng hay sau mỗi lần tái khám để siết dây cung, răng bắt đầu dịch chuyển. Lúc này, nướu và răng của bạn nhạy cảm hơn bình thường, bạn sẽ cảm thấy đau nhức, khó chịu khi ăn. Do đó để hạn chế quá trình niềng răng đau thì hãy lựa chọn các loại thực phẩm mềm như sinh tố, sữa, cháo, soup,…

Sử dụng tay để xoa bóp nướu

Xoa bóp nướu sẽ giúp giảm đau nhức được hiệu quả. Đặc biệt, nếu nướu bạn bị sưng tấy thì việc xoa bóp nướu không những giúp giãn cơ mạch máy, tăng khả năng tuần hoàn máu mà còn giúp cho quá trình tái cấu trúc mô xương, quá trình dịch chuyển răng được dịch chuyển tốt nhất.

Hy vọng với những thông tin trên có thể giúp bạn biết được niềng răng đau cỡ nào. Thực tế, không thể đánh giá chính xác mức độ đau của người niềng. Bởi mỗi người sẽ có khả năng chịu đau khác nhau. Do đó, hãy thăm khám với bác sĩ chuyên môn tại nha khoa uy tín để được chỉ định điều trị phù hợp, hạn chế các biến chứng và có được kết quả chỉnh nha đạt thẩm mỹ như mong đợi.

Yến Nhi

chat zalo
messenger