Ăn uống trong quá trình chỉnh nha chính là chủ đề đang được nhiều người quan tâm. Vậy niềng răng có nên nhai nhiều không? Đồng thời để giữ sự ổn định của các mắc cài, dây cung không làm ảnh hưởng đến kết quả chỉnh nha. Thông qua bài viết này, nha khoa My Auris với đội ngũ bác sĩ chuyên môn sẽ giúp bạn biết được cá loại thực phẩm mà người niềng nên bổ sung, cũng như giải đáp thắc mắc kể trên.
Mục Lục
Giải đáp niềng răng có nên nhai nhiều không?
Trong phương pháp niềng răng, giai đoạn bạn sẽ gặp chút khó ăn trong ăn nhai là khoảng 1 đến 2 tuần đầu sau khi niềng, và 1 đến 3 ngày sau khi bác sĩ hỗ trợ thay dây thun, dây cung định kỳ. Niềng răng có nên nhai nhiều trong giai đoạn này thường được bác sĩ khuyên bạn nên hạn chế nhất có thể, có thể sử dụng các loại đồ ăn mềm đề hạn chế hoạt động của hàm.
Tuy nhiên, bạn có thể ăn uống trở lại bình thường sau khi trải qua 2 giai đoạn trên. Mặt khác, bạn cần lưu ý điều này chỉ diễn ra nếu bạn được thực hiện niềng răng đúng quy cách. Thực tế, cũng có một số trường hợp người niềng sụt từ 2 đến 6kg – Thực trạng xảy ra tùy vào cơ địa của từng người. Vì cũng có người cân nặng gần như không thay đổi trong suốt quá trình niềng, thậm chí còn có người tăng cân.
Sau khi tháo các khí cụ trên cung hàm, hoàn thành được quá trình niềng thì bạn hiển nhiên sẽ có thể ăn uống được thoải mái hơn. Các răng đã được điều chỉnh về đúng vị trí, đảm bảo tốt khả năng ăn nhai. Do đó niềng răng có nên nhai nhiều trong giai đoạn này bạn có thể dễ dàng cắn xé, nghiền nát thức ăn.
Những loại thực phẩm mà người niềng nên bổ sung
Thông thường người bệnh sau khi được gắn mắc cài hay đeo khay niềng trong suốt sẽ không tránh được cảm giác đau, căng tức vì lực của khí cụ tác động lên răng. Vì vậy, niềng răng có nên nhai nhiều trong khoảng 2 3 ngày đầu sẽ cần được hạn chế, thay vào đó người niềng chỉ nên ăn các món đảm bảo có tính mềm, lỏng, vụn nhưng vẫn cung cấp đủ các chất dinh dưỡng.
Cụ thể, bạn có thể tham khảo qua một số loại thực phẩm sau:
Sữa, chế phẩm từ sữa
Ở giai đoạn đầu, khi gắn các khí cụ niềng răng thì sữa, chế phẩm từ sữa sẽ giúp bạn bổ sung năng lượng cần thiết cho hoạt động thường ngày. Đồng thời cũng giảm áp lực lên các răng đang niềng, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình nắn chỉnh đạt được tính hiệu quả cao. Bạn cũng tránh được trường hợp hóp má, sút cân sau khi tiến hành niềng răng.
Các loại thực phẩm có độ mềm, xốp cao
Điển hình là các loại thực phẩm chế biến từ ngũ cốc như đậu hũ, bánh bông lan, bột ngũ cốc,… Đây đều là các loại thực phẩm bổ dưỡng, không làm ảnh hưởng đến quá trình chỉnh nha niềng răng của bạn.
Những món ăn làm từ trứng
Trứng luộc, trứng chiên, bánh flan,… đều là các món là người niềng có thể bổ sung cho cơ thể. Do trong trứng có hàm lượng vitamin D, đồng thời nó không cứng hay dai nên người niềng có thể thoải mái hơn trong hoạt động ăn nhai của mình.
Đồ ăn đã được xử lý chín mềm
Một số món mà bạn có thể thêm vào thực đơn như cháo, cơm mềm, bún, súp, phở,… Những món ăn được làm từ rau củ, thịt, cá bạn vẫn có thể ăn nhưng hãy đảm bảo các món đã được chế biến ở dạng mềm, có thể chế biến thành kiểu ninh nhừ hay băm nhuyễn.
Bên cạnh đó, người niềng răng cũng cần bổ sung các loại trái cây trong thực đơn dinh dưỡng mỗi ngày. Bạn có thể ăn trực tiếp hay ép thành nước, làm sinh tố,…
Các loại thực phẩm kể trên sẽ đảm bảo dễ ăn, cung cấp đủ các chất dinh dưỡng cho cơ thể và không làm ảnh hưởng đến khí cụ niềng. Điều bạn cần lưu ý là chế biến món ăn đúng cách, phối hợp đa dạng thực phẩm để giảm sức nhai cho răng – Điểm này cũng hỗ trợ trả lời cho vấn đề niềng răng có nên nhai nhiều không?
Chế độ ăn uống hợp lý sẽ giúp người niềng hạn chế lực tác động lên dây cung, mắc cài, năng bung tuột mắc cài,… Từ đó bạn sẽ giảm bớt tình trạng đau đớn, không làm cản trở đến sức khỏe răng miệng, tính thẩm mỹ. Đồng thời, bạn cần chú ý cắt nhỏ đồ ăn để giảm bớt lần cắn, hạn chế lực tác động lên răng.
Một số thực phẩm cần hạn chế khi niềng răng
Theo khuyến cáo của bác sĩ chuyên môn, người niềng răng cần hạn chế một số loại thực phẩm để không ảnh hướng kết quả chỉnh nha. Niềng răng có nên nhai nhiều cũng được bác sĩ khuyên là hạn chế. Do đó các loại thực phẩm quá cứng sẽ gây hư hỏng mắc cài, giảm tính hiệu quả niềng răng. Cụ thể:
- Các loại đồ ăn quá cứng như kẹo, hạt cứng,…
- Các loại thực phẩm có độ giòn như khoai tây chiên, bỏng ngô, bánh đa, bánh mì nóng,…
- Thực phẩm có độ dai như kẹo dẻo, bánh dày, bánh nếp, pizza,…
- Thực phẩm có độ dính như kẹo cao su, kẹo gôm,…
- Các loại trái cây có độ cứng như táo, lê, ổi,… Nếu muốn ăn hãy lưu ý cắt nhỏ ra trước khi ăn.
Mặt khác, người niềng răng cũng cần hạn chế sử dụng các loại đồ ăn nhiều tinh bột, đồ ăn nhanh, đồ ngọt. Trong giai đoạn niềng bạn cần hạn chế cũng như tránh xa thuốc lá, cà phê, trà, bia, rượu,…Đặc biệt không được sử dụng răng để cắn mở nắp chai, các đồ vật cứng vì sẽ làm hư hỏng các khí cụ hay khiến răng của bạn bị tổn thương.
Niềng răng là quá trình đòi hỏi nhiều thời gian, sự kiên nhẫn của người bệnh. Đồng thời phải được tiến hành tại các cơ sở nha khoa uy tín, có đội ngũ bác sĩ tay nghề cao, nhiều kinh nghiệm.
Nha khoa My Auris từ lâu đã được mọi người biết đến là cơ sở nha khoa uy tín, chất lượng tại TPHCM. Cơ sở có đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao, những chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực nha khoa. Đồng thời có trang bị các loại máy móc, trang thiết bị hiện đại hỗ trợ khám chữa bệnh cho mọi người. Niềng răng tại My Auris – Bạn hoàn toàn có thể an tâm về mặt chất lượng và kết quả cuối cùng đạt được.
Hy vọng những thông tin trên có thể giúp bạn hiểu được niềng răng có nên nhai nhiều không? Hoạt động này thực tế cần được hạn chế để tránh ảnh hưởng đến mắc cài, dây cung, thời gian chỉnh nha của bạn. Các loại thực phẩm bạn chỉ nên ăn đồ mềm, đồ đã qua nấu chín, không sử dụng đồ cứng, dai, dẻo,… Hạn chế ảnh hưởng đến mắc cài thì quá trình chỉnh nha của bạn sẽ diễn ra liên tục, tránh mất nhiều thời gian.
Yến Nhi