Gương mặt không cân đối, hàm bị lệch sẽ gây mất thẩm mỹ cùng nhiều ảnh hưởng cho sức khỏe răng miệng. Vì vậy, nhiều người chọn niềng răng chỉnh hàm lệch. Song, trên thực tế, không phải trường hợp lệch hàm nào cũng có thể niềng răng chỉnh nha được. Vậy niềng răng chỉnh hàm lệch hiệu quả không, hãy cùng My Auris giải đáp qua bài viết sau đây nhé.
Mục Lục
Vì sao phải chỉnh hàm lệch?
Hàm lệch là tình trạng hai hàm lệch nhau, không cân xứng. Tình trạng này có thể dễ dàng quan sát bằng mắt thường. Có trường hợp hàm lệch sang trái, trường hợp lệch phải hoặc đưa ra trước hay lùi về phía sau. Dù là tình trạng nào cũng khiến cho khuôn mặt mất đi sự cân đối, hài hòa vốn có.
Hàm bị lệch gây nhiều ảnh hưởng đến cuộc sống và sinh hoạt. Nếu không được điều trị, khắc phục sớm sẽ gây ra nhiều vấn đề khác cho sức khỏe răng miệng. Cụ thể như sau:
- Gây mất thẩm mỹ: hàm bị lệch sẽ khiến cho gương mặt không có sự cân đối, lúc này mặt trông sẽ bị thô kệch, thô cứng, nụ cười cũng kém duyên. Từ đó, khiến người bị lệch hàm dần trở nên tự ti trong cuộc sống và công việc.
- Dễ mắc các bệnh lý về răng miệng: vì cơ hàm bị lệch nên răng làm việc nhiều hơn và bề mặt răng sẽ nhanh bị mài mòn. Một khi lớp men răng hỏng, răng sẽ trở nên yếu, nhạy cảm, dễ bị vi khuẩn và các tác nhân bên ngoài tấn công gây nên các bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm tủy, hoại tử răng,…
- Ăn nhai gặp nhiều khó khăn: Chính sự sai lệch khiến cho răng không chuẩn khớp cắn, từ đó dẫn đến sự cộm, cấn khi ăn nhai. Do đó, quá trình ăn nhai gặp nhiều khó khăn. Về lâu dài, thức ăn không được nhai nghiền kỹ sẽ ảnh hưởng đến dạ dày, tiêu hóa.
- Tổn thương khớp thái dương: lệch hàm cũng sẽ gây ra đau nhức, rối loạn khớp thái dương do chịu áp lực nặng nề từ các hoạt động hàm thường ngày.
Vậy nên, lệch hàm không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn nhiều vấn đề khác ảnh hưởng sức khỏe cơ thể, răng miệng. Việc điều chỉnh càng sớm sẽ càng tốt hơn người bị lệch hàm.
Niềng răng chỉnh hàm lệch có hiệu quả không?
Niềng răng là phương pháp chỉnh nha trong nha khoa giúp kéo chỉnh các răng ngay ngắn trên cung hàm nhờ lực tác động của khí cụ. Các khí cụ tác động lực giúp cho các răng được sắp xếp sát khít, về đúng vị trí trên cùng hàm. Từ đó, giúp cân đối lại hàm lệch và nâng cao thẩm mỹ.
Tuy nhiên, niềng răng chỉnh hàm lệch không phải lúc nào cũng hiệu quả bởi còn tùy thuộc vào sự sai lệch. Hàm lệch được chia thành 3 loại và mỗi loại sẽ có cách khắc phục phù hợp.
Hàm lệch do răng
Trường hợp này cấu trúc xương hàm cân đối, xương phát triển bình thường nhưng do các răng mọc sai lệch khiến hàm lệch lạc, mất thẩm mỹ. Với tình trạng này, niềng răng chỉnh hàm lệch sẽ mang đến hiệu quả bởi chỉ cần tác động đến răng. Niềng răng sẽ kéo chỉnh các răng về đúng vị trí, khắc phục sai lệch, chuẩn khớp cắn sinh lý.
Tuy nhiên, cũng tùy vào mức độ sai lệch mà thời gian chỉnh nha của mỗi người có sự khác nhau. Nếu răng sai lệch nặng, phức tạp sẽ cần nhiều thời gian hơn để điều chỉnh.
Hàm lệch do xương hàm
Cấu trúc xương hàm phát triển có sự bất thường sẽ khiến cho hàm bị lệch. Có 3 trường hợp lệch hàm do xương hàm thường gặp: 1 bên xương hàm phát triển bình thường – 1 bên phát triển quá mức, 1 bên xương hàm phát triển bình thường – 1 bên kém phát triển, 1 bên xương hàm kém phát triển – 1 bên phát triển quá mức.
Tình trạng lệch hàm do xương hàm gây ra sẽ không thể niềng răng chỉnh hàm lệch được. Bởi không mang đến hiệu quả do niềng răng chỉ tác động đến răng mà không can thiệp đến xương hàm.
Với những tình trạng lệch do xương hàm, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp phẫu thuật xương hàm để cân đối lại xương. Từ đó, khắc phục tình trạng lệch và đem đến tính thẩm mỹ cao.
Hàm lệch do cả xương và răng
Đây là trường hợp phức tạp trong sai lệch bởi do cả răng mọc lệch và cấu trúc xương hàm không bình thường gây ra. Với tình trạng này, sẽ phải kết hợp cả niềng răng lẫn phẫu thuật xương hàm mới đem đến hiệu quả tối ưu.
Như vậy, niềng răng chỉnh hàm lệch sẽ hiệu quả với những trường hợp do răng gây ra. Còn với sai lệch do xương hàm, chỉnh nha không khắc phục tối ưu. Để xác định tình trạng của mình có niềng răng được hay không và có đem đến hiệu quả, mọi người nên đến gặp bác sĩ nha khoa thăm khám và chẩn đoán.
Niềng răng chỉnh hàm lệch bằng phương pháp nào?
Phương pháp chỉnh nha hiện nay có niềng răng mắc cài và niềng răng trong suốt. Mỗi phương pháp đều có ưu nhược điểm riêng, tùy vào nhu cầu, tình trạng mà bác sĩ sẽ tư vấn chọn phương pháp chỉnh nha phù hợp.
Niềng răng mắc cài
- Mắc cài kim loại: các mắc cài sẽ được cố định trên bề mặt răng, dây cung được luồn vào rãnh mắc cài và cố định bằng dây thun. Phương pháp này chi phí thấp, hiệu quả nhưng cần phải thăm khám nha khoa định kỳ để tránh tình trạng đứt thun, bung tuột mắc cài ảnh hưởng đến lực tác động của khí cụ.
- Mắc cài kim loại tự động: mắc cài được cải tiến dựa trên mắc cài truyền thống với hệ thống chốt đóng mở tự động trên mắc cài. Các chốt này cho phép dây cung trượt tự do trong rãnh mắc cài tác động lực mà không cần dây thun cố định. Phương pháp này đem đến hiệu quả cao, thời gian chỉnh nha.
Các mắc cài kim loại nhìn chung đem đến hiệu quả nhưng lại không được đánh giá cao về tính thẩm mỹ.
- Mắc cài sứ: mắc cài sứ cũng có 2 loại: mắc cài sứ chuẩn và mắc cài sứ tự động. Về nguyên lý hoạt động tương tự như mắc cài kim loại và sự khác biệt ở chất liệu sứ làm nên mắc cài. Vì thế, mắc cài trong, trùng màu men răng nên đem đến tính thẩm mỹ cao trong suốt quá trình chỉnh nha. Tuy nhiên, mắc cài sứ dễ vỡ nên cần cẩn thận tránh ảnh hưởng đến tốc độ niềng răng.
Niềng răng tháo lắp
Niềng răng tháo lắp còn được gọi là niềng răng trong suốt. Đây là phương pháp chỉnh nha hiện đại sử dụng khí cụ tháo lắp đem đến nhiều tiện lợi trong niềng răng. Các khay niềng được làm từ nhựa trong suốt, ôm sát cung răng tác động lực giúp các răng dịch chuyển về đúng vị trí, mang đến hiệu quả và tính thẩm mỹ vô cùng cao. Tuy nhiên, chi phí niềng răng tháo lắp cao hơn nhiều lần so với niềng răng mắc cài.
Hy vọng với những thông tin về niềng răng chỉnh hàm lệch, giúp mọi người hiểu hơn về tình trạng cũng như vấn đề. Nếu vẫn còn băn khoăn, hãy liên hệ ngay nha khoa My Auris để được tư vấn và giải đáp chi tiết.
Anh Thy