Niềng răng bị lòi chân răng thực tế không phải là trường hợp hiếm gặp và gây ra nhiều ảnh hưởng xấu đối với sức khỏe răng miệng. Vậy dấu hiệu nhận biết và nguyên nhân gây nên tình trạng này là gì? Đừng bỏ qua các chia sẻ quan trọng về vấn đề này trong bài viết dưới đây của nha khoa My Auris! Bác sĩ chuyên môn sẽ hỗ trợ bạn hiểu hơn về tình trạng này và tìm cách khắc phục nhanh chóng nhất!
Mục Lục
Dấu hiệu nhận biết niềng răng bị lòi chân răng
Niềng răng là phương pháp chỉnh nha được đánh giá cao về độ an toàn, hỗ trợ nắn chỉnh răng, khắc phục được nhiều tình trạng răng khấp khểnh, hô, móm, răng mọc sai lệch. Tuy nhiên, hiện không phải ca niềng nào cũng diễn ra một cách thuận lợi, có thể gặp một vài biến chứng, điển hình như niềng răng bị lòi chân răng.
Lòi chân răng hay còn gọi là tụt lợi – biến chứng diễn ra khá chậm nên đôi khi bạn không để ý vào nướu răng quá nhiều sẽ khiến bạn ngó lơ hiện tượng này. Khi tụt lợi, bạn thường có cảm giác bị ê buốt, đau nhức khi ăn phải các món ăn lạnh. Khi gặp phải hiện tượng này bạn có thể quan sát thấy khi nhìn vào gương, cảm giác răng dài hơn và phần chân răng bị lộ ra sâu hơn so với bình thường. Lúc này có lẽ bạn đang gặp phải hiện tượng lòi chân răng.
Trong đó, một số dấu hiệu nhận biết:
- Lợi sưng tấy đỏ, gây cảm giác đau nhức và khá khó chịu.
- Chân răng bị chảy máu mỗi khi đánh răng hay chỉ cần ấn nhẹ vào lợi cũng gây chảy máu.
- Chân răng bị hở nên sẽ có cảm giác răng bị lung lay khi đụng vào.
- Cảm giác đau nhức, ê buốt khi ăn các món quá lạnh hay quá nóng.
- Gây nên tình trạng hôi miệng và hơi thở người bệnh có mùi.
Nguyên nhân khiến niềng răng bị hở chân răng
Nguyên nhân niềng răng bị lòi chân răng sẽ bắt nguồn từ một số vấn đề sau:
Chỉnh nha không đúng phương pháp
Không phải trường hợp răng sai lệch, nào cũng có thể can thiệp bằng niềng răng. Nếu răng hô, móm, khấp khểnh do răng mọc không đúng vị trí thì niềng răng chính là giải pháp tối ưu. Tuy nhiên, trường hợp khiếm khuyết do xương hàm phát triển bị sai lệch thì niềng răng sẽ không mang lại hiệu quả, thậm chí còn làm tình trạng trở nên trầm trọng hơn.
Khi răng hô móm do xương hàm và thực hiện niềng răng thì lực kéo của khí cụ sẽ tác động làm cho răng dịch chuyển nhưng hàm thì không. Việc này dẫn đến tình trạng các răng bị cụp dần vào trong và có nguy cơ niềng răng bị bật chân răng.
Niềng răng không đúng kỹ thuật
Hầu hết các nha khoa hiện nay đều có dịch vụ niềng. Tuy nhiên, đây là kỹ thuật tương đối khó và đòi hỏi các bác sĩ phải có chuyên môn cao, do đó việc niềng cần phải cẩn trọng. Niềng răng cần thực hiện đúng quy trình, và kỹ thuật, bởi bác sĩ có tay nghề cao và giàu kinh nghiệm. Như vậy, bác sĩ sẽ kiểm soát tốt được mọi diễn biến trong suốt thời gian dài chỉnh nha.
Ngược lại, nếu bác sĩ thiếu kinh nghiệm chuyên môn thì quá trình niềng răng sẽ bị sai lệch như sử dụng lực kéo không phù hợp và chính xác, đánh giá sai tình trạng răng và sẽ dẫn đến nhiều rủi ro không đáng có. Lực kéo quá mạnh sẽ khiến cho răng dịch chuyển sai hướng, mất kiểm soát và gây nên các biến chứng như răng lung lay, niềng răng bị rụng răng sớm và làm mất răng vĩnh viễn.
Chăm sóc răng không đúng cách và thiếu khoa học
Khi niềng, bạn sẽ phải đeo khí cụ thường xuyên, đặc biệt với các loại mắc cài phải đeo cố định trên cung hàm. Lúc này, việc ăn uống và vệ sinh răng miệng cũng sẽ khó khăn hơn, bạn cần phải có phương pháp chăm sóc hợp lý để niềng răng đạt được tính hiệu quả cao.
Nếu việc vệ sinh răng miệng không được chú ý có thể khiến thức ăn bị mắc kẹt trong kẽ răng hay mắc cài và không được làm sạch thì có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, gây bệnh. Mặt khác, dùng lực đánh răng quá mạnh sẽ gây tổn thương cho răng lợi đang nhạy cảm và biến chứng mòn men răng, bật chân răng.
Chế độ ăn uống không khoa học và hợp lý
Quá trình niềng răng sẽ khiến cho răng dần trở nên nhạy cảm, đôi khi là đau nhức gây khó khăn khi ăn nhai. Lúc này cần phải trú trọng hơn vào chế độ ăn uống để có thể đảm bảo cho quá trình răng dịch chuyển được ổn định, không chịu tác động mạnh từ bên ngoài.
Nếu người niềng răng thường ăn đồ cứng, đồ dai có thể khiến răng và nướu bị tổn thương. Từ đó gây ra nhiều vấn đề răng miệng và có nguy cơ niềng răng bị hở chân răng khá nguy hiểm.
Một số cách khắc phục hở chân răng trong lúc niềng
Niềng răng bị lòi chân răng nên được khắc phục càng sớm càng tốt, trong đó người bệnh nên đến thăm khám với bác sĩ và được hướng dẫn một số cách thực hiện tại nhà sau:
Vệ sinh răng miệng thường xuyên
Lựa chọn loại bàn chải và kem đánh răng một cách phù hợp, điều này sẽ giúp bạn hạn chế cũng như khắc phục được tình trạng hở chân răng trong niềng. Khi đánh răng nên lưu ý đánh theo chiều dọc, nghiêng bàn chải 45 độ và đánh với lực nhẹ.
Để làm sạch hoàn toàn các mảng bám trên răng, bạn nên dùng sản phẩm hỗ trợ làm sạch như máy thăm nước, chỉ nha khoa,… Các sản phẩm này có thể giúp bạn loại bỏ được các mãnh thức ăn thừa còn dính trong kẽ răng, mắc cài và giúp đảm bảo được việc làm sạch hiệu quả.
Cạo vôi răng định kỳ
Thực hiện định kỳ 6 tháng mỗi lần, bạn nên cạo vôi răng để giúp làm sạch các mảng bám ở nướu răng. Giúp bạn có thể giảm nguy cơ bị tụt nướu răng. Với trường hợp bị hở chân răng nặng sẽ cần thăm khám với bác sĩ để tiến hành điều trị dứt điểm. Để bác sĩ có thể tiến hành phẫu thuật ghép mô nướu, cạp túi nha chu để làm sạch hoàn toàn vi khuẩn bên trong.
Tùy vào tình trạng cụ thể, cũng như khả năng tài chính mà bác sĩ sẽ tư vấn điều trị ghép lợi, nhằm đảm bảo tính thẩm mỹ tốt cho răng.
Lựa chọn cơ sở nha khoa uy tín
Lưu ý trước khi niềng răng, bạn cần tìm hiểu kỹ về cơ sở nha khoa để có thể chọn được một cơ sở niềng uy tín, đảm bảo đạt chuẩn và mang lại kết quả như mong muốn.
Hy vọng với những thông tin này có thể giúp bạn hiểu được tình trạng niềng răng bị lòi chân răng. My Auris cùng đội ngũ bác sĩ chuyên môn có thể hỗ trợ bạn thăm khám và đưa ra phác đồ điều trị an toàn, phù hợp với tình trạng thực tế. Đồng thời, nếu bạn bị hở chân răng, trước khi niềng sẽ được bác sĩ điều trị dứt điểm để không làm ảnh hưởng đến thời gian chỉnh nha và kết quả cuối cùng!
Yến Nhi