Niềng răng bị loét miệng – 7 lưu ý giúp khắc phục

Niềng răng bị loét miệng - 7 lưu ý giúp khắc phục

Nhiệt miệng, loét miệng là một trong những tình trạng rộp miệng phổ biến và không gây nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu việc phải chịu cảnh niềng răng bị loét miệng với tần xuất quá thường xuyên có thể gây một số cản trở việc ăn uống cũng như giao tiếp. Hãy cùng nha khoa My Auris tìm hiểu các cách khắc phục tình trạng loét miệng trong lúc niềng răng này nhé. Chắc hẳn đây là những thông tin bổ ích và giúp ích cho quá trình chỉnh nha của bạn!

Niềng răng bị loét miệng – Nguyên nhân do đâu?

Thực tế, niềng răng bị loét miệng không phải là tình trạng hiếm gặp và thường để lại nhiều ảnh hưởng không tốt trong sinh hoạt, đặc biệt là vấn đề ăn uống và vệ sinh răng miệng. Khi chỉnh nha, tình trạng này có thể diễn ra thường xuyên hơn do các dây cung và mắc cài làm xước các niêm mạc lưỡi, miệng, má. Lúc này, vi khuẩn và nấm trong môi trường khoang miệng sẽ dễ dàng và nhanh chóng tấn công vào các tế bào bị tổn thương, gây viêm nhiễm và dẫn đến tình trạng nhiệt miệng.

Niềng răng bị loét miệng - Nguyên nhân do đâu?
Niềng răng bị loét miệng – Nguyên nhân do đâu?

Cũng do những lý do này mà tình trạng viêm loét, nhiệt miệng thường xuyên xuất hiện đối với người đang niềng răng mắc cài hơn khi niềng răng khay niềng trong suốt. Nếu không có cách khắc phục kịp thời, nhiệt miệng sẽ gây tình trạng nhiễm trùng đối với các mô trong miệng.

Mặt khác còn có một số nguyên nhân gây nên tình trạng viêm loét mà bạn cần phải chú ý:

  • Loét miệng do thay đổi nội tiết tố trong khoảng thời gian có kinh nguyệt. 
  • Căng thẳng, thiếu ngủ và stress.
  • Do chấn thương, va đập do tai nạn, chơi thể thao hay do bạn vô tình tự cắn vào phần mềm trong khoang miệng.
  • Do cơ thể của bạn đang bị thiếu vitamin C, B.
  • Phản ứng với kem đánh răng hay nước súc miệng có chứa natri lauryl sulfate.
  • Loét miệng do bị nhiễm khuẩn helicobacter pylori,… herpes, nấm candida,…
  • Do ăn nhiều các loại đồ ăn gây tình trạng kích ứng như đồ chua và đồ cay nóng.

Cách khắc phục tình trạng loét miệng khi đang niềng răng 

Theo các chuyên gia, sẽ có một số biện pháp hỗ trợ trong khoảng thời gian này. Nhằm giúp giảm bớt sự khó chịu khi niềng răng bị loét miệng.

Dùng loại sáp chỉnh nha 

Khắc phục tình trạng loét miệng bằng sáp chỉnh nha
Khắc phục tình trạng loét miệng bằng sáp chỉnh nha

Tuy rằng cách này sẽ không có khả năng tự điều trị vết viêm loét, nhưng sáp chỉnh nha được thiết kế nhằm làm dịu và bảo vệ chống lại sự khó chịu khi đang niềng răng, giảm bớt lực ma sát giữa dụng niềng niềng răng lên các vết loét và giúp giảm đi cảm giác đau rát và bị xót khi bị loét miệng.

Sáp chỉnh nha hiện được bán ở hầu hết các nhà thuốc cũng như phòng khám, chỉ cần bạn làm theo hướng dẫn từ bác sĩ, hay làm theo hướng dẫn trên bao bì sẽ giúp ngăn tình trạng kích ứng được tốt nhất.

Trị loét miệng bằng cách dùng thuốc 

Thuốc trị loét miệng thuộc danh mục thuốc điều trị không kê đơn, chúng sẽ có hiệu quả làm ngưng quá trình lở loét và làm khô miệng vết thương, giúp nó nhanh chóng lành lại. Hiện có nhiều dạng thuốc điều trị loét miệng không kê đơn như nước súc miệng, thuốc xịt, gel và bạn có thể nhờ bác sĩ tư vấn và chọn lựa phù hợp.

Mặt khác, có các loại thuốc giảm đau, chống viêm loét có thể được chỉ định sử dụng từ bác sĩ nếu tình trạng này khá nghiêm trọng: Aspirin, Acetaminophen, Ibuprofen,… 

Đánh răng và vệ sinh răng miệng thường xuyên 

Đánh răng là thói quen cần được thực hiện và duy trì mỗi ngày. Điều này quan trọng hơn với người niềng răng, việc chăm sóc răng miệng bằng cách đánh răng của người đang niềng sẽ cần cẩn thận và kỹ lưỡng hơn. Bởi, khi niềng, thức ăn sẽ dễ dàng mắc lại trên các khe kẽ giữa các răng hoặc giữa răng và mắc cài. 

Nếu để lâu thì các mẫu thức ăn sẽ hình thành mảng bám và chứa nhiều vi khuẩn. Lưu ý khi đánh răng bạn không nên cọ lên vết loét, tránh làm tổn thương niêm mạc và khiến cho vết thương lâu lành hơn.

Điều chỉnh lại các khí cụ chỉnh nha khi cảm thấy chúng không chắc chắn

Điều chỉnh lại các khí cụ chỉnh nha khi cảm thấy chúng không chắc chắn
Điều chỉnh lại các khí cụ chỉnh nha khi cảm thấy chúng không chắc chắn

Niềng răng có thể bị lỏng sau khoảng thời gian đeo, do tác động va chạm trong ăn uống hay tác động của ngoại lực. Một số trường hợp đầu nhọn của dây cung, mắc cài bị bật ra, chọc vào phần mềm của khoang miệng. Điều này dẫn đến việc niềng răng bị loét miệng, làm răng sự khó chịu trong sinh hoạt thường ngày.

Do đó, khi có bất kỳ vấn đề phát sinh với mắc cài của bạn, hãy liên hệ với bác sĩ chỉnh nha để được chỉnh sửa kịp thời. Bên cạnh việc sửa các mắc cài, bác sĩ chỉnh nha sẽ giúp bôi sáp nha khoa, hướng dẫn bạn điều trị và phòng ngừa các vết loét miệng. 

Dùng lớp phủ silicon trong chỉnh nha

Các lớp phủ sẽ có tác dụng giống với sáp chỉnh nha, các nắp silicon chỉnh nha giúp che đi sự tiếp xúc với mô, má từ các dụng cụ niềng. Bởi silicon không bị phân hủy như sáp, do đó sẽ giúp bao phủ các vết loét được lâu hơn và giảm cảm giác đau nhanh chóng.

Chú ý giữ độ ẩm bên trong môi trường khoang miệng 

Nước bọt sẽ có khả năng sát trùng hiệu quả, giúp giảm tình trạng niềng răng bị loét miệng. Tuy nhiên, đôi khi miệng bạn bị khô, ít tiết nước bọt dẫn đến nhiều nguy cơ cho sức khỏe răng miệng như viêm nướu, sâu răng, hôi miệng và làm cho tình trạng loét miệng ngày càng trầm trọng hơn.

Hãy chú ý uống nhiều nước và nhấp thành từng ngụm nhỏ thường xuyên để miệng bạn luôn giữ được độ ẩm cần thiết.

Hạn chế ăn các thực phẩm có khả năng gây viêm loét miệng cao 

Hạn chế ăn các thực phẩm có khả năng gây viêm loét miệng cao 
Hạn chế ăn các thực phẩm có khả năng gây viêm loét miệng cao
  • Vết loét có thể bị kích ứng từ các loại đồ ăn cay, thức ăn có tính axit cao. Do đó bạn cần tránh các thực phẩm này càng nhiều càng tốt.
  • Bạn có thể cảm thấy đau rát ở vết loét hơn nết sử dụng các loại đồ uống có gas như sô đa, nước ngọt,…
  • Thay đổi chế độ ăn nhạt hơn khi đang bị loét miệng, bởi chúng sẽ không có khả năng gây tình trạng kích ứng như những loại đồ ăn mặn.
  • Thực phẩm mang lại cảm giác dễ chịu như hoa quả, sữa chua có thể giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn. Trong sữa chua có probiotic và nó sẽ giúp cơ thể chống lại tình trạng nhiễm trùng. Các loại hoa quả giàu vitamin C, rau xanh không chứa hàm lượng axit cao như kiwi, đu đủ, khoai lang,… sẽ giúp bổ sung các khoáng chất và vitamin cần thiết, giúp vết loét nhanh chóng lành lại.

Tóm lại, niềng răng bị viêm loét là tình trạng thường gặp đối với người đang chỉnh nha. Bạn có thể tham khảo và áp dụng các cách kể trên để cải thiện tình trạng của mình. Tuy nhiên, nếu muốn dùng thuốc thì hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng nhé. Đồng thời hãy chú ý đến chế độ dinh dưỡng mỗi ngày, bổ sung nhiều vitamin, khoáng chất từ các loại trái cây ít axit và không nên dùng nước ngọt, nước có gas trong khoảng thời gian này.

Yến Nhi

chat zalo
messenger